Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Ý nghĩa của truyện:
- Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
==> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
2.
Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
Code : Breacker
HOME
VĂN HỌC
Nêu Ý Nghĩa Hình Tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
VĂN HỌC
Nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Tháng Mười Một 8, 2017
Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh một trong những truyện giải thích về các hiện tượng thiên nhiên của dân gian xưa, các em hãy nêu ý nghĩa của 2 hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh trong văn bản.
- Tóm tắt truyện Em bé thông minh lớp 6 hay đầy đủ
- Tóm tắt truyện Thạch Sanh, nêu ý nghĩa truyện
- Kể lại truyện Cây khế bằng lời văn của em hay nhất
Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.
Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.
Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.
Bài 2 :
Ý nghĩa của tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh: Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông, chữa khỏi bệnh cho công chúa, tiếng đàn còn giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của công lí, của nhân dân yêu chuộng hòa bình. Có thể nói tiếng đàn này là tiếng đàn
Bài 1 :
Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của Lê Lợi, anh hùng dân tộc Việt Nam, người đã giành lại độc lập dân tộc từ ách cai trị của nhà Minh phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho non sông nước nhà.
Thuận Thiên nghĩa là hợp lòng trời. Giữa buổi loạn ly, nhiều nơi phất cờ tụ nghĩa, lòng người còn hướng về triều Trần, Thuận Thiên Kiếm có ý nghĩa khẳng định vai trò thủ lĩnh của Lê Lợi là hợp ý trời, bởi vậy nó cũng là đầu mối qui tụ hào kiệt, nhân dân mọi nơi về dưới một ngọn cờ nghĩa chống quân Minh xâm lược.
Câu 1: - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Câu 2: - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
Cây Bút Thần là câu chuyện kể về cậu bé thông minh, vẽ đẹp tên Mã Lương.
Với cây bút thần, cậu bé đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật sống động như thật làm lũ tham quan, nhà giàu thèm khát. Hãy cùng TruyenCohHay.com xem cậu bé đã làm như thế nào để chống lại những kẻ xấu xa nhé.
Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.
Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ.
Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
Bác hoạ sĩ ơi, cháu thích được vẽ từ hồi nhỏ nhưng nhà cháu nghèo lắm nên không có tiền mua bút, bác có thể cho cháu một chiếc bút vẽ bác nhé!
Viên quan và tay họa sĩ nghe cậu nói vậy thì cười phá lên chế diễu:
Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!
Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói xong rồi cậu bỏ đi.
Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.
Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ.
Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?
Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!
câu 1
Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê- họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.
Đây chính là tiếng đàn kỳ lạ đã giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt oan vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã vạch mặt Lí Thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng.Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.
Cái này cô giáo của mình dạy nhưng cô có dựa vào mạng không thì mình chịu.
1.
Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.
Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi người trong làng đều biết ơn em.
Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước kẻ xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thần. Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ. Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần trở thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.
Biết không thể làm gì nếu thiếu Mã Lương, hắn dụ dỗ em nhiều điều danh lợi. Mã Lương vờ như đồng tình để tìm cách trừng phạt hắn. Nhà vua muốn dạo chơi bằng thuyền trên biển. Mã Lương vẽ ngay một biển cả mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng. Trên con thuyền buồm lớn, đầy đủ vua quan, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử. Mã Lương bắt đầu cho những cơn gió đầu tiên thổi lên nhè nhẹ. Nhưng nhà vua lại muốn những con gió lớn hơn, ngay tức khắc, em đáp ứng yêu cầu. Gió thổi mạnh lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Nhà vua sợ hãi kêu Mã Lương đừng cho gió to nữa. Nhưng mặc những lời kêu than, em tiếp tục đưa những nét bút thành những đường cong lớn làm cho gió to, sóng xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Mã Lương tranh thủ cơ hội này trừng trị thích đáng tên vua và những tên tham quan làm hại dân chúng. Nỗi căm giận ấy khiến em vẽ những cơn gió to hơn. Và cuối cùng, sóng biển nổi lên như những trái núi khổng lồ ập đến nuốt chửng con thuyền. Con thuyền chở vua quan, hoàng tộc đã vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy biển cùng tội ác của chúng.
Câu chuyện Mã Lương trừng phạt vua quan độc ác đã lan truyền khắp nơi. Ai cũng biết ơn và ca tụng em. Còn Mã Lương, sau chuyện đó đã cùng cây bút thần đi đâu không ai biết. Nhân dân cả nước đều đồng tình tôn em làm nhà vua mới bởi một người tài năng, đức độ như Mã Lương sẽ giúp cho dân chúng thoát khỏi cơ cực, lầm than. Tất cả mọi người đều đi tìm Mã Lương. Cuối cùng mọi người đã tìm thấy khi Mã Lương đang vẽ, nhưng không phải bằng bút thần mà bằng chính cây bút em mua được do lao động. Trước tấm lòng của nhân dân, Mã Lương đồng ý về cung làm hoàng thượng. Đúng như mong mỏi của nhân dân, Mã Lương là vị vua anh minh, sáng suốt và nhân hậu, lúc nào cũng vì dân chúng. Cũng từ khi làm vua, Mã Lương không dùng đến cây bút thần nữa. Nhà vua muốn bằng chính tài năng của mình mà trị vì đất nước và cũng muốn rằng, con dân của mình dựa vào sức mạnh của mình mà đi lên...
Hôm nay, nhà vua cho mở đại tiệc mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không khí vui mừng của ngày hội lớn, nhà vua lấy cây bút thần ra vẽ, tặng cho dân chúng một món quà. Đã lâu không dùng đến bút thần nhưng nhà vua vẫn vẽ rất đẹp. Và ai cũng thấy, đó chính là cậu bé Mã Lương ngày nào.
2.
Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.
Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.
Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.
Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con. Sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hòa với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con ; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.
Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói : Xin chúa rừng hãy quay về ! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.
Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hóa ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.
Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn :
- Này hổ ! Cổ họng ngươi đau phải không ? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho !
Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo :
- Này hổ ! Nhà ta ở thôn ... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé !
Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ, bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.
Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.
Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.
Chúc bạn học tốt và k cho mk nha!!!
Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.
Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.
Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.
Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.
Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư
ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.
Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.
Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.
Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.
Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo . Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết . Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.
Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.
Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.
Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.
Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.
Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.
#Forever
Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.
Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.
Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông - một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.
Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.
Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.
Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh - căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.
Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.
Câu chuyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - đó là những bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu thông qua câu chuyện này.