Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
- Giới thiệu vườn cây của nhà em.
- Tình cảm của bản thân đối với vườn cây lâu ngày mới gặpk.
2. Thân bài
- Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?
- Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
- Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
- Kỉ niệm với khu vườn, tình cảm dành cho khu vườn.
3. Kết bài
Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn ở quê.
Dàn ý đó thiên về tả và kể rồi bạn ạ! (có mỗi MB và KB là biểu cảm) Đây là đề văn thuộc ptbđ là biểu cảm nhé!
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).
Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).
Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.
Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.
Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.
Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).
Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.
Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.
Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.
Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.
Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.
Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng thì thật là to lớn.
Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.
Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.
Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu
câu 1: biết nhận lỗi
biết giữ chữ tín
biết tự giác hoàn thành công việc không để ai chê trách nhắc nhở
ý nghĩa :
- Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành bản thân mình.
câu 2 :để xây dựng gia đình văn hóa:
xây dựng kế hoạch hóa gia đình
xây dựng gia đình hòa thuận,tiến bộ,hạnh phúc.
sinh hoạt văn hóa lành mạnh
thực hiện nghĩa vụ công nhân
nuôi con khoa học,ngoan ngoãn ,học giỏi.
lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định
tham gia bảo vệ môi trường thực hiện nghĩa vụ quân sự
hoạt động từ thiện
tránh xa bài trừ các tệ nạn xã hội
lỗi sống giản dị lành mạnh chăm học chăm làm kính trọng lễ phép
gia đình giàu có chưa chắc là hạnh phúc.vì gia đình hạnh phúc thì phải yêu thương lẫn nhau ko đánh đập con cái
- Tránh được việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội.
để xây dựng gia đình văn hóa em cần phải học giỏi , chăm ngoan , nghe lời ông bà cha mẹ .
câu 3: Ý cả câu: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà thấy e ngại, vội buông chèo phó mặc tất cả. Nghĩa bóng: Sóng cả có nghãi ẩn dụ chỉ những điều khó khăn mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống
câu 4
Sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần hợp lí và khoa học
Biết lên kế hoạch và điều chính kế hoạch khi cần thiết
Quyết tâm vượt khó, kiến trì và sáng tạo thực hiện kế hoạch đề ra.
câu 5 Em sẽ giúp mai bằng cách giúp bạn học giỏi môn toán , chỉ bạn những chỗ ở môn toán bạn không hiểu hoặc thiếu sót,em cũng sẽ giúp bạn mai làm một số việc nhà để đỡ đàn cho bạn mai , ngoài ra em còn có thể kêu mọi người cùng quyên góp cho bạn mai
Đề bài I. Đọc hiểu (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Khi thầy viết bảng Em yêu phút giây này Mai sau lớn lên người
Bụi phấn rơi rơi Thầy em tóc như bạc thêm Làm sao có thể nào quên
…Có hạt bụi nào Bạc thêm vì bụi phấn Ngày xưa thầy dạy giỗ
Vương trên tóc thầy… Cho em bài học hay Khi em tuổi còn thơ…
(Bụi phấn – Lê Văn Lộc)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ?
Câu 3: (1.0 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: (1.0 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
II. Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nói lên lòng biết ơn của em với thầy cô giáo?
Câu 2: (5.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.
Phần I : Trắc nghiệm : 2 đ
Câu 1: Qua văn bản Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
A, Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết
B, Rất trách nhiệm với con.
C, Dành hết tình thương cho con.
D, Người mẹ có đức hi sinh cao cả, lớn lao .
Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?
A. Tầng lớp thống trị | B.Người phụ nữ |
C. Người nông dân | D. Những người nghèo khó |
Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam”, “ Phò giá về kinh” đều:
A, Diễn đạt ý tưởng ,lời nói chắc nịch , dung dị , không hoa mĩ.
B, Diễn đạt cô đúc , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
C, Có cách nói nôm na ,giản dị .
D, Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách
Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?
- Miêu tả cảnh nghèo của mình.
- Không muốn tiếp đãi bạn.
- Qua lời thơ hóm hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà .
- Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.
Phần II: Tự luận (8đ)
Câu 1: (2đ) Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Cụm từ “thân em” ?
Câu 2: (2đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :
– Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín
– Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Câu 3: (4đ) Có bạn cho rằng: cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
#Học tốt!!!
Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)
Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm)
Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)
- Chân cứng đá … - Chạy sấpchạy …
- Mắt nhắm mắt … - Gần nhà … ngõ
Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em …) (6 điểm)
Câu 1;Cho bài văn tĩnh dạ tứ
a,chỉ ra các danh từ động từ,từ đồng âm\
b,phân tích 2 câu văn cuối
Câu 2; tả con vật nuôi
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?
“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)
Câu 3: (1 điểm) Tìm
a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.
b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
ề tình anh em trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài?
tôi chỉ nghỉ ra đc tới đây thôi
I. Trắc nghiệm: (2,0đ)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.
1. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
A. Cuộc chia tay của hai anh em
B. Cuộc chia tay của hai con búp bê
C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ
D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.
Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao….nước, nước mà…non
A. xa- gần B. đi – về
C. nhớ – quên D. cao – thấp.
- Quảng cáo -
Câu 5: Từ HánViệt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?
A. sơn hà B. Nam đế cư
C. Nam quốc D. thiên thư
Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:
” Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.Vừa thương vừa ăn năn tội mình. …tôi không trêu chị Cốc …đâu đến nỗi Choắt việc gì.
(TôHoài)
A. Giá …thì
B. Nếu…thì
C. Vì ….nên
D. Đáng lẽ…thì
7. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?
A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.
B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ
C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non
D. Xám xịt; đo đỏ
8. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ“ Thi nhân” ?
A. Nhà văn B. Nhà thơ
- Quảng cáo -
C. Nhà báo D. Nghệ sĩ.
II. Tự luận (8đ):
1. (1đ) : Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ?
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
2. (2đ): a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh?
b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” .
3. (5 điểm ): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya“của HồChí Minh.
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?
“Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”
(Việt Bắc” –Tố Hữu)
Câu 3: (1 điểm) Tìm
a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.
b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ” Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Đáp án đề thi
1. Câu 1 (3 đ )
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,5 đ
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ
b. Tìm 2 từ láy : hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ
- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ
c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ)
Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.
2. Câu 2: (1 đ)
- Các đại từ: Mình, Bác. Người. (0,5đ)
- Đại từ xưng hô. (0,5 đ)
3. Câu 3: (1 đ)
a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc ( 0,5 đ)
b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti ( 0,5 đ)
4. Câu 4 (5 đ)
a) Mở bài: (0,5 đ) - Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động.
b) Thân bài: (4 đ)
- Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:
+ Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn .
+ Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân (Câu 2).
- Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:
+ Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải (Câu 8)
+ Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá , hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.”
+ Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.
c) Kết bài: (0,5 đ)
Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đại.
Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 7 môn Ngữ văn - Đề 2
học tốt
Lên mạng tra
^.^
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.