K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2019

Bài làm :

Màn đêm vẫn buông úp chụp mọi vật trong cái lòng chảo đen khổng lồ. Em vừa đắm chìm cùng vạn vật vào trong giấc ngủ đêm dài và đêm hôm ấy em đã mơ thấy một ông tiên trong truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt", ông đã gây một tình cảm yêu quý và kính trọng trong tâm trí em.

Theo giấc mơ, thì năm nay ông cũng khoảng tám mươi tuổi. Dáng đi nhanh nhẹn, nhưng lưng đã hơi còng. Khuôn mặt phúc hậu, ông hiện ra trước mắt em trong bộ quần áo trắng, cái đai thắt lưng thêu kim tuyến, tay chống gậy trúc nhẵn bóng. Nước da hồng hào khác hẳn người thường. Mái tóc trắng búi cao, gài trâm vàng còn lất phất vài sợi tóc bạc sau gáy. Bộ râu trắng mềm như mây càng làm cho ông có vẻ hiền từ hơn. Lông mày, lông mi dày, rậm bạc như cước. Đôi mắt sáng như sao để nhận ra mọi sự hiểm ác dưới dương gian, ông luôn tươi cười để lộ ra hàm răng đen nhánh. Những bước đi khoan thai nhẹ nhàng đang đến gần một anh chàng to, cao, vạm vỡ. Điều đó làm em chú ý. Em lại gần nấp sau một bụi cây gần đó và lắng nghe, ông tiên nói: "Tại sao con khóc?", anh thưa: "ông chủ con bắt con làm lụng vất vả trong 3 năm rồi hứa gả con gái cho con mà đến nay đã hết thời hạn ông chủ lại bắt đi tìm cây tre một trăm đốt thì mới được lấy vợ".

Ông tiên nghiêm nghị hơn và có thái độ phản lại sự trâng tráo, giả dối của tên nhà giàu, ông bảo với anh "Hãy đi chặt một trăm đốt tre và hô khắc nhập, khắc nhập", ông biến đi mất. Quả đúng theo lời ông tiên anh đã có một cây tre trăm đốt xanh mượt óng ả. Nhưng vì cây tre cao quá mà giờ đưa dâu lại sắp đến nên anh lại ngồi khóc. Thấy vậy ông tiên lại hiện ra và hỏi anh "Tại sao lại chưa về?". Anh thưa" Cây tre cao quá bây giờ con vác về thì cũng không kịp vì con chỉ còn ít phút nữa". Cháu cứ yên tâm, ông tiên nói "Ta sẽ giúp con", ông cầm cái phất, vẫy qua lại một vòng trên bầu trời bỗng hiện ra một cái cầu vồng trong trẻo và thỉnh thoảng lại ánh lên trên cầu những tia sáng như những hòn ngọc quý báu. Từ xa nhìn lên cây cầu, anh chàng chỉ bé như một con kiến li ti bò lên cây cầu rồi đột nhiên biến mất với cả cây cầu. Ngồi xuống và nghĩ: em lại thấy kính trọng ông hơn, ông đúng là một vị tiên tốt. Do sơ ý em đã để bị phát hiện, ông hỏi em từ đâu đến, em nói "cháu bị lạc vào đây ông ạ", ông đã đưa về nhà của ông. Bị ngạc nhiên đột ngột, em đứng ngây người ra vì chưa bao giờ em thấy cảnh ở đâu lại đẹp như thế. Tứ phía núi bao quanh. Ngôi nhà gỗ đơn sơ nổi trên mặt nước, trước nhà có một cái sân cũng nổi trên mặt nước.

Bao quanh ngôi nhà là hồ nước xanh biếc. Thác dội nhẹ nhàng xuống hồ. Muốn vào nhà phải đi qua cây cầu tre cong vút. Cây cối, hoa cỏ mọc xung quanh, toả mùi hương thơm mát. Vào nhà ông lấy trong tay áo ra quả cầu ngũ sắc màu nhiệm toả ra những ánh hào quang chói lọi. Cái phất của ông đã làm cho quả cầu hiện lên cảnh đám cưới của anh chàng to lớn. Thật vui vì anh ta đã cưới được vợ. Ông tiên bảo "Trời giao cho ta một trách nhiệm nặng nề và rất khó khăn. Ta là một ông tiên để cứu giúp mọi người, giúp đỡ muôn dân lầm than có cuộc sống ấm no. Ta khuyên con ăn ở phải có đạo, phúc đức thì sẽ gặp may mắn. Em nói: "Thế mai kia cháu muốn làm tiên như ông thì sao?". Ông tiên cười phúc hậu. Bỗng ò ...ó ...o - tiếng gà gáy ở đâu đó cất lên, em chợt tỉnh dậy và biết đây chỉ là giấc mơ. Nhưng câu nói ấy của ông vẫn vang bên tai em, như thôi thúc em.

Giấc mơ đã cho em bài học rất đáng quý về đạo lý làm người. Em mong các bạn và mọi người hãy ăn ở hiền lành, làm nhiều việc phúc đức để gặp nhiều may mắn về sau, cũng như câu tục ngữ" Thương người như thể thương thân".

Hãy giúp mk làm đề ôn văn 6 nhé vì mk sắp thi:đề 1: hãy tả lại hình ảnh cây mai hoặc cây đào nhân dịp tết đến xuân về.đề 2: hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vỹ và tiếng ve vào một ngày hè.đề 3: em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên TV, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt đó.đề 4: em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất...
Đọc tiếp

Hãy giúp mk làm đề ôn văn 6 nhé vì mk sắp thi:

đề 1: hãy tả lại hình ảnh cây mai hoặc cây đào nhân dịp tết đến xuân về.

đề 2: hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vỹ và tiếng ve vào một ngày hè.

đề 3: em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên TV, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt đó.

đề 4: em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất với mình.

đề 5: hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong trường hợp sau :

- lúc em ốm

- khi em mắc lỗi

- khi em làm được một việc tốt.

đề 6: hãy tả lại hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

đề 7: em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo trí tưởng tượng của em.

đề 8: từ bài văn Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một bữa sáng đẹp trời.

đề 9: em đã từng gặp ông tiên trong những truyện dân gian, hãy miêu tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.

đề 10: hãy miêu tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em có dịp quan sát, đã đọc sách hoặc nhge kể lại.

(* lưu ý: các bạn không được copy bài trên mạng mà phải tự làm nha)

 

1
28 tháng 7 2018

nhiều vậy^o^

16 tháng 4 2018

Tui cho ông dàn ý còn lại ông tự làm nha:

Đề 1 :

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu phiên chợ quê em

Ví dụ:
Lúc nhỏ, mỗi lần đi chợ mẹ đều mua quà bánh về cho em. Có vài lần mẹ cho em đi chợ cùng. Em rất thích đếnchợ vì ở đó rất nhộn nhịp và có nhiều thứ để xem. E thích nhất là đi phiên chợ vào buổi sáng.
II. Thân bài: tả phiên chợ quê em
1. Tả bao quát phiên chợ quê em

  • Phiên chợ diễn ra vào buổi sáng
  • Phiên chợ gần nhà em, khoảng 1km
  • Phiên chợ dành cho nhiều nơi đến mua bán
  • Phiên chợ gần một dòng sông lớn thuận tiện cho thuyền bè buôn cá

2. Tả bao quát phiên chợ quê em
a. Tả khung cảnh phiên chợ quê em

  • Buổi sáng mặt trời mọc ở phía bên sông
  • Những tia nắng lọt qua khe lá
  • Tiếng xe cộ qua lại ồn ào
  • Tiếng người nói rôm rả
  • Những hàng cây đung đưa theo gió

b. Tả con người ở phiên chợ quê em

  • Mọi người tấp nập kẻ bán người mua
  • Nhiều người đi chợ vào buổi sáng
  • Các người bán hàng chào mua khách hàng
  • Những người mua đứng xem và trả giá từng sản phẩm
  • Những người ở chợ từ trẻ con đến người già đều rất hân hoan

c. Tả các món đồ bán ở chợ

  • Các loại gia cầm: vịt, gà, chim,….
  • Các loại rau như: cúc, cải, ngò, mồng tơi, rau má,…
  • Các loại củ
  • Các loại vật dụng gia đình và vật dụng công nghiệp
  • Các loại quần áo giày dép
  • Các loại hoa quả, trái cây
  • Các đồ dùng có thể bán khác

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ quê em
Ví dụ: em rất thích di chợ. Mỗi lần đi chợ em có thể mua những gì em thích. Em sẽ xin mẹ đi chợ thật nhiều.

Đề 2 :

a)    Mở bài

-   Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?

-   Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).

b)    Thân bài

-   Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên

 + Hình dáng

+ Khuôn mặt

+ Chòm râu, mái tóc

+ Cây gậy.

-   Những lời đối thoại của em với ông Tiên.

-   Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).

c)    Kết bài

Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.

16 tháng 4 2018

 Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ t

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.

Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.

Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh

tả người thân

Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.

Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.

Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.

Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.
 

31 tháng 3 2019

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.        

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

25 tháng 11 2018

Bài làm 1

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

ong-tien

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

13 tháng 5 2018

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu h nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện: Cây Tre trăm đốt
Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nha nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công cuả anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cưả, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra . Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phiá sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn , luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đở họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài , nếp da đã nhăn nheo , cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như mái tóc cuả mình.Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách cuả khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: Tại sao con khóc.Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần cuả minh , mỗt làn gió mạnh bắt đầu thổi , cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông . Ông hô: Khắc nhập. Khắc nhập. Tiếng la thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một Cây tre trăn đốt. Một lần nưã, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.Ông cũng không quên căn dặn anh phãi nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lể thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gã con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời. 
Qua hình ảnh ông tiên trong câu truyện này và nhiều câu truyện khác nưã. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đở những người nghèo khó trườc sự tàn bạo cuả bọn phú hộ. Hình ảnh ông đã gắn liền với các câu truyện Việt Nam. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc.

13 tháng 5 2018

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ  hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác  này.

27 tháng 4 2020

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi từng ngày, không chỉ là những biến đổi bên ngoài mà cùng với nó là sự tăng lên nhanh chóng về chất lượng đời sống.

Sự ra đời của điện thoại, máy tính, Internet đã giúp cho con người có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng hơn. Các phương tiện giao thông cũng trở nên vô cùng phong phú và tiện lợi, phục vụ nhu cầu đi lại càng ngày càng gia tăng của con người. Cùng với những hỗ trợ từ máy móc, hiệu suất làm việc của con người càng ngày càng tăng.

Sự phát triển của con người cho đến ngày hôm nay đã là quá thần kỳ. Tuy nhiên, những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong tương lai còn hứa hẹn mang đến diện mạo mới cho cuộc sống. Hãy cùng theo dõi những dự đoán cho thành phố tương lai trong Infographic dưới đây.

27 tháng 7 2018

hè thì hok z?

Bài văn mẫu 1

Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.

Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc đến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:

- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?

Tôi ngắm kĩ thì thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:

- Ông có phải là ông Gióng không ạ?

Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:

- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?

- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?

Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:

- Được cháu cứ hỏi đi.

- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?

- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.

- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?

- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.

- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.

- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!

- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?

- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.

Trong phút chốc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:

- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!

Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.

Bài văn mẫu 2:

Những ngày nghỉ hè, tôi thích nhất là được ở nhà nằm đọc truyện cổ tích. Năm vừa rồi, tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ đã mua cho tôi một quyển Truyện cổ tích Việt Nam. Nhờ nó, tôi đã được du ngoạn trong một thế giới huyền ảo.

Tôi đang mơ màng bỗng giật mình tỉnh dậy bởi tiếng hát và nụ cười đùa trong trẻo của lũ trẻ. Tôi nhìn thấy trước mắt mình một đám trẻ đang vui đùa. Lũ trẻ đang chơi thấy tôi tiến lại thì dừng lại, chúng cũng có vẻ ngạc nhiên vì thấy tôi mặc khác với chúng. Có một cậu bé mặt mũi sáng sủa và thông minh tiến lại chào và hỏi tôi. "Chị là ai?". "Mình tên là Thúy, còn em?" Cậu bé chưa kịp trả lời thì lũ trẻ nhao nhao lên và đồng thanh hô: "Đó là cậu bé thông minh!". Tôi ngạc nhiên quá và vui mừng khi biết trước mặt mình là cậu bé thông minh - người đã đưa ra được những lời giải đơn giản và dễ hiểu trước những câu đố hóc búa của vua. Tôi nói: "Chị rất thích những câu trả lời của em. Dù có gặp vua hay bất kỳ ai, em không hề run sợ mà lại nhanh trí đối đáp lại những câu đố đầy oái oăm của nhà vua. Bằng trí thông minh của mình, em đã cứu được dân làng và cứu nước ta trước sự dòm ngó của ngoại bang. Câu trả lời của em trước sứ thần khiên ông ta sợ và nể phục nước Việt ta tuy nhỏ nhưng không thiếu người tài."

Cậu bé nhìn tôi, đưa tay gãi gãi, vẻ xấu hổ và nói: "Chị cứ khen em mãi thế. Đất nước ta không thiếu nhân tài. Em thấy các bạn học sinh bây giờ còn nhỏ nhưng đã rất giỏi, mang về cho đất nước bao giải quốc tế. Các bạn đã làm cho thế giới biết đến nước Việt Nam bằng các giải vàng trên trường quốc tế".

Tôi ngạc nhiên: "Sao em biết?". "Bởi em rất thích học nên thường đến xem các bạn học sinh học tập. Em thấy rất vui khi ngày càng có nhiều bạn học giỏi. Các bạn giỏi nhưng rất ngoan và khiêm tốn. Nhưng thôi, chị lại đây chơi cùng bọn em". Em kéo tay tôi, cùng hòa vào đám trẻ. Chúng tôi cùng giải đố, cùng đùa nghịch thật vui. Thậm chí, tôi còn được bọn trẻ đãi món khoai lang nướng vùi dưới lá khô. Mải vui đùa, chúng tôi quên cả thời gian. Trời đã sẩm tối, lũ trẻ chia tay tôi ra về. Tôi còn đang đứng ngẩn ngơ nhìn lũ trẻ ra về mà thấy tiếc quá, chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại.

Bỗng tôi thấy có tiếng mẹ đang gọi tôi: "Thùy ơi! Dậy đi con. Sao lại nằm lên sách mà ngủ thế này". Hóa ra, tôi đang đọc truyện thì ngủ quên mất. Cuộc gặp gỡ với cậu bé thông minh thật là thú vị biết bao.