Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc
+ Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước
+ Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.
⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm
b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.
- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:
+ “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”
+ “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”
c, Nhan đề thích hợp
- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh
- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:
+ Thầy Tuệ Tĩnh
+ Hết lòng vì người bệnh
+ Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu
d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh
- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ
+ Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn
+ Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh
Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Chủ đề truyện:
- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động
- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều
- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:
+ Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”
+ Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”
b, Ba phần của truyện:
- Mở bài : Câu đầu tiên
- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”
- Kết bài : phần còn lại
c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.
- Khác nhau ở chủ đề:
+ Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y
+ Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực
d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:
- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”
- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan
Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài
+ Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài
b, Mở bài
Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc
- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.
Hok tốt .
# HarryNguyen #
Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.
a. Nói lên y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt địa vị sang hèn.
b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.
- Câu chủ đề được thẻ hiện trực tiếp qua câu văn sau:”Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”, "người ta cứu nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.
c. - Nhan đề thứ ba là nhan đề thích hợp nhất bởi nó là chủ đề mang nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy Tuệ Tĩnh.
- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng vì người bệnh.
d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh
- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.
- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.
II. Luyện tập.
Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. - Chủ để:
- Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân...dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần...hai mươi nhăm roi”.
- Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào...Một nửa phần thưởng của nhà vua”
- Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần...mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.
b.- Mở bài: Câu đầu
- Thân bài: Đoạn giữa.
- Kết bài: Câu cuối.
c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.
Giống nhau | Khác nhau | |
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần. | Truyện thầy Tuệ Tĩnh | Truyện phần thưởng |
MB: Nêu chủ đề | Nêu tình huống | |
Kịch tính: Phần đầu câu truyện | Phần cuối truyện | |
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác. | Sự việc kết thúc |
d. Sự thú vị của Thân bài:
- Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.
Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tiêu chí | Sơn Tinh Thủy Tinh | Sự tích Hồ Gươm |
Mở bài | Nêu tình huống | Nêu tình huống |
Kết bài | Sự việc tiếp diễn | Sự việc kết thúc. |
Cách ngắn hơn là trên nhé bn . Hok tốt .
# HarryNguyen #
Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.
Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo... nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.
Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.
Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.
Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. "Ở hiền gặp lành" câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.
Bài tham khảo 1
Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.
Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo… nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.
Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.
Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.
Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. “Ở hiền gặp lành” câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.
Bài tham khảo 2
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người tên là Sơn Tinh, chúa tể của miền non cao, tài nghệ phi thường. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người tên là Thủy Tinh, chúa tể của vùng nước thẳm, có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai người đều xứng đáng làm rể vua Hùng nhưng vua Hùng chỉ có một người con gái, nên băn khoăn không biết gả cho ai. Cuối cùng, vua đành phán rằng: Sáng mai, ai đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh mang đủ sính lễ theo yêu cầu của vua Hùng: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vua Hùng ưng ý, cho Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên.
Vì đến muộn nên không lấy được vợ, Thủy Tinh giận dữ, đùng đùng đuổi theo. Chàng hóa phép gây ra mưa to gió lớn, dâng nước sông lên cao hòng nhấn chìm đồng ruộng, núi đồi. Sơn Tinh chiến đấu kiên cường. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức thua trận, đành ôm mối hận tình.
... Mối thù từ ngàn xưa, cho đến nay Thủy Tinh vẫn không quên. Mùa lũ năm 2006, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lấy Mị Nương.
Gần một tuần nay, những đám mây xám đầy hơi nước che kín mặt trời. Tiếng sấm nổ ran. Ánh chớp nhoang nhoáng xé rách bầu trời u ám. Từ thượng nguồn, nước lũ đổ về cuồn cuộn, cuốn phăng mọi thứ bắt gặp trên đường. Sông Hồng sục sôi sóng đỏ, giống như một con ngựa bất kham đang tung bờm phi nước đại. Nước dâng mấp mé mặt đê, con đê sừng sững chạy dọc theo sông, làm nhiệm vụ ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng.
Mặc cho Thủy Tinh điên cuồng, hung hãn báo thù, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh chống trả bằng mọi lực lượng và phương tiện hiện đại. Trên chiếc trực thăng đặc biệt do đại bàng cầm lái đang bay là là sát mặt sông, Sơn Tinh dùng ống nhòm quan sát, phát hiện ra những chỗ Thủy Tinh tập trung nhiều quân nhất để tấn công phá vỡ thân đê. Thôi thì đủ cả thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá... đàn đàn lũ lũ hùng hổ kéo sau Thủy Tinh, tưởng sẽ nhấn chìm đất Phong Châu trong biển nước.
Sơn Tinh sáng suốt chỉ huy trận đánh qua máy bộ đàm. Hàng trăm chiếc máy xúc, máy ủi sẵn sàng chờ lệnh, ở những quãng đê xung yếu, người đông như kiến, hối hả khiêng đất, khiêng đá và móc các khối bê tông đúc sẵn vào cần cẩu. Hàng chục chiếc cần cẩu giống như những cánh tay bằng thép khổng lồ làm việc không biết mệt. Chỉ sau một thời gian ngắn, dãy sà lan có sức chứa hàng ngàn tấn đã được xếp đầy đất đá để dùng cho việc vá đê nếu chẳng may đê bị vỡ. Trên mặt sông, hàng chục xe lội nước dàn hàng ngang, rà lưới sát đáy sông, bắt sống vô số quân tướng của Thủy Tinh, khiến cho hàng ngũ bị rối loạn, mất tinh thần chiến đấu. Cho đến lúc này, dẫu Thủy Tinh đã trổ hết tài nhưng con đê sông Hồng vẫn sừng sững như bức tường thành không gì tàn phá nổi. Hễ Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng con đê lên cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh thì sức cùng lực kiệt, bại trận đành rút quân về.
Khắp mặt đất rộn ràng tiếng trống chiêng và tiếng reo hò mừng chiến thắng. Bầu trời lại xanh trong, chan hoà ánh nắng. Cây cối xanh tươi trở lại, chim chóc líu lo, muông thú tưng bừng mở hội. Người người hân hoan và càng thêm tin tưởng vào tài đức tuyệt vời của Sơn Tinh - vị thần ngự trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi.
Suốt mấy ngàn năm qua, năm nào Thủy Tinh cũng đánh Sơn Tinh nhưng chưa bao giờ thắng. Tuy vậy, Thủy Tinh không nguôi mối hận thù, hằng năm cứ đến tháng bảy, tháng tám lại gây ra giông bão, lũ lụt.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết đẹp và hay vào bậc nhất trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Truyện phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa, đồng thời cũng nêu lên chân lí: con người có thể làm được tất cả với ý chí và nghị lực phi thường của mình.
Bài tham khảo 3
Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.
Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.
Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.
Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.
Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó.
Chúc bn học tốt
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.
- Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.
Tóm tắt:
Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bố cục như đã chia trong phần trên. Truyện gắn với thời đại dựng nước của dân tộc – thời Hùng Vương (cách nay 4000 năm, kéo dài chừng 2000 năm).
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng:
- Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây,…”; bốc đồi, dời núi, “dựng thành lũy đất” tượng trưng khát vọng và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Thủy Tinh: “Gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai uy hiếp cuộc sống con người.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của con người.
Luyện tập
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể lại truyện dựa trên phần tóm tắt ở trên.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ truyện ta thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, rất quan trọng và cần được sự ủng hộ của toàn xã hội.
Câu 3* (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích trầu cau, Sự tích dưa hấu...
ĐÂY NHÉ BẠN:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
K MK NHA. CHÚC BẠN HỌC TỐT. ^_^
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đàng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
1.Ý nghĩa của truyện:
- Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
==> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
2.
Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
Code : Breacker
HOME
VĂN HỌC
Nêu Ý Nghĩa Hình Tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
VĂN HỌC
Nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Tháng Mười Một 8, 2017
Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh một trong những truyện giải thích về các hiện tượng thiên nhiên của dân gian xưa, các em hãy nêu ý nghĩa của 2 hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh trong văn bản.
- Tóm tắt truyện Em bé thông minh lớp 6 hay đầy đủ
- Tóm tắt truyện Thạch Sanh, nêu ý nghĩa truyện
- Kể lại truyện Cây khế bằng lời văn của em hay nhất
Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.
Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.
Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.
1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.
Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.
Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
2.
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt
Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.
3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Trả lời: Bạn tham khảo bài này cho mình nha!!!
Bài làm
Mặt trời tiết cuối đông nhọc nhằn chọc thủng màn sương sớm, từ từ nhô lên khỏi rặng tre của làng xa. Bầu trời dần tươi sáng, cảnh vật như bừng tỉnh để đón chào ngày mới, đón cháo một mùa xuân mới đang sắp sửa tới gần…Từ các xóm làng, từ các mái nhà còn sương lam ôm ấp, mọi người đổ ra đường, người gồng gánh, kẻ bưng thúng, xách giỏ, có người đẩy xe chở hàng. Họ lần lượt dồn lên con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân đi thoăn thoắt…Tất cả đều tiến về chợ huyện.
Mặt trời tiết cuối đông nhọc nhằn chọc thủng màn sương sớm, từ từ nhô lên khỏi rặng tre của làng xa. Bầu trời dần tươi sáng, cảnh vật như bừng tỉnh để đón chào ngày mới, đón cháo một mùa xuân mới đang sắp sửa tới gần…Từ các xóm làng, từ các mái nhà còn sương lam ôm ấp, mọi người đổ ra đường, người gồng gánh, kẻ bưng thúng, xách giỏ, có người đẩy xe chở hàng. Họ lần lượt dồn lên con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân đi thoăn thoắt…Tất cả đều tiến về chợ huyện.Phiên chợ Tết thật đông. Tiếng lợn con en éc, tiếng gà gáy oát…oát, tiếng vịt cạc…cạc, tiếng người nói bi bô trong chợ. Các gian hàng nhanh chóng được bày diện. Nào áo, quần, giày dép nhiều loại, bánh mứt đủ màu, rau quả tươi roi rói, kẻ muôn người bán lon xon, chật ních.Trước cổng chợ, những bức tranh lợn, gà heo, chuột ếch,… được giải treo tiếp nối nhau trông thật đẹp mắt. Rồi bức tranh của làng quê cũng hiện lên từ xa: Biển lúa vàng óng ả, chú bé ngồi ngất nghểu trên lưng trâu ung dung thổi sáo, đàn cò trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, chim én lượn vòng trên xóm chợ… Một bức tranh đầy quyến rũ, ấm áp lạ thường.Sương tan, nắng ấm rải nhẹ trên hoa lá, chợ đông nghẹt, đủ thứ màu sắc trà trộn, đủ thứ âm thanh chen lẫn. Không ai nói to cũng không ai nói nhiều. Nhưng lường phát âm của vô số người đã làm phiên chợ âm ầm giữa miền quê yên tĩnh và vô cùng vui tươi, trù phú. Sắc xuân rón rén đến gần, xuân phảng phất trong từng nụ hoa đang chúm chím.Mặt trời đã ngả về phía tây, chợ vẫn tưng bừng hàng hóa vẫn tấp nập các quầy. Từ các nơi, các loài hoa nườm nượp đưa về. Nào là hoa mai, hoa đào, hoa cẩm chướng, hồng nhung… Chúng rạng rỡ như cô thiếu nữ, chúng lay động dưới ánh xuân như tuổi đôi mươi. Đây đó, một vài cụ đồ nho hí hoái viết thơ xuân, viết những câu đối đỏ trên bức sáo, mọi người chen nhau đọc. Có người mãi ngắm tranh, ngắm hoa, đọc thơ mà quên cả thời gian vận hành, buổi chiều hửng ấm đã nhạt nhòa ngã xuống.Cho tới lúc trời tối, chuông chùa văng vẳng ngân vang, mọi người tạm ngưng phiên chợ. Họ lũ lượt trở ra về. Khung cảnh tưng bừng nơi chợ Tết bắt đầu mờ dần rồi mất hẳn, không còn trông thấy một cái gì nữa bởi sương đêm. Phảng phất trong không khí có mùi hương quen thuộc, mùi lúa mới, mùi trái ngọt, hoa thơm… Tất cả đều đặc biệt, đáng yêu, đáng quí bởi nó là mùi vị của một làng quê Việt Nam trù phú, thấm đượm nghĩa tình, ấm nồng hương đồng cỏ nội.Phiên chợ Tết đã đem đến cho con người bao điều thú vị. Ai cũng hối hả, khẩn trương với công việc của mình. Họ rạo rực đón xuân trong niền vui lao động. Tôi cũng hồi hộp đón xuân và lo nghĩ đến nhiệm vụ của chính mình.
Trả lời: Bạn tham khảo bài này nhé !
Bài làm
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá!
Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Chúc bn học tốt.Thanks.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng.
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho".
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
~HOk tốt~