Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời
Doraemon , tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112. Cậu có thân hình béo tròn, da màu xanh lam, không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, cậu đến sống và giúp đỡ cho Nobi Sewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Cậu đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn nhưng cũng hay thương Nobita. Cậu là một người hiền lành, hòa đồng với bạn bè mình.
Im lặng ghê thế , gà :v
Shin-chan, là một bộ truyện tranh do Yoshito Usui sáng tác và minh họa, kể về cậu bé Shin 5 tuổi với những câu chuyện phiêu lưu cùng với ba mẹ, em gái, chú chó Bạch Tuyết, bạn bè, và cùng những nhân vật khác. Câu truyện có nét vẽ đơn giản, qua đó tác giả đã tạo được vẻ đáng yêu của cậu bé. Nhân vật chính là cậu bé 5 tuổi Nohara Shinnosuke, được tạo ra dựa trên nhân vật Nikaido Shinnosuke của một series khác có cùng tác giả Yoshito Usui mang tên là Darakuya Store Monogatari.
Yoshito Usui tạo ra Shinnosuke vì muốn tả chính bản thân khi ông còn là một đứa trẻ và mang theo những mong ước không thể thực hiện khi ông còn nhỏ. Bên cạnh đó, tác giả muốn tạo ra một cậu bé với quan điểm của "Người Lớn" thông qua đó đặt dấu hỏi về những tiêu chuẩn chung của xã hội và những điều mà người lớn đã áp đặt lên trẻ con.
Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981) là nữ ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Việt Nam. Sinh ra tại Đà Nẵng, cô sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Cô khởi nghiệp ca hát bằng album đầu tay Mãi yêu (2001) và album kế tiếp Đâu chỉ riêng em (2002) không lâu sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Album phòng thu thứ ba, Yesterday & Now (2003) giúp cô lập kỷ lục về doanh số bán ra tại thị trường trong nước.
Trong những năm còn lại của thập niên 2000, Mỹ Tâm phát hành một chuỗi các sản phẩm âm nhạc thành công về mặt chuyên môn và thương mại, bao gồm các album đề cử cho giải Cống hiến Hoàng hôn thức giấc (2005), Vút bay (album)|Vút bay (2006), Trở lại(2008). Năm 2004, Mỹ Tâm tổ chức chương trình biểu diễn "Liveshow Ngày ấy & bây giờ", có mức kinh phí đầu tư lớn nhất tại Việt Nam lúc đó. Trong thập niên 2010, cô thực hiện chuyến lưu diễn "Heartbeat" và phát hành Tâm (2013) và Tâm 9 (2018), liên tiếp gặt hái thành công thương mại. Bên cạnh việc tự sáng tác, cô còn hát các ca khúc của tác giả khác như "Tóc nâu môi trầm", "Họa mi tóc nâu", "Ước gì", "Hát với dòng sông", "Xích lô" hay "Cây đàn sinh viên".
Mỹ Tâm giành được 5 giải Cống hiến, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV, 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Tại sự kiện Top Asia Corporate Ball 2014 ở Kuala Lumpur, cô thắng giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" và là "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) công nhận trong năm 2014. Cô xuất hiện trong danh sách "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam" (2017) do tạp chí Forbes công bố. Cô còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 Billboard World Album vào tháng 1 năm 2018. Mỹ Tâm còn làm giám khảo cho các cuộc thi như Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (2012–13), Sao Mai điểm hẹn(2010), Giọng hát Việt (2015), góp mặt trong phim truyền hình Cho một tình yêu (2010). Năm 2019, cô lần đầu đạo diễn phim điện ảnh Chị trợ lý của anh.
~Hok tốt~
1981–2000: Thuở niên thiếu và khởi đầu sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Phan Thị Mỹ Tâm sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981 tại Đà Nẵng,[2] quê gốc tại Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.[3] Cô là con út trong một gia đình gồm có tám anh chị em.[3][4][5] Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về âm nhạc,[2] cô từng có 3 năm theo học ba lê từ lúc sáu tuổi, trước khi chuyển sang học chơi guitar và đàn organ.[6] Cho dù thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ và Đoàn đội lúc ở trường,[5][7] cô lại không xem ca hát là sự nghiệp tương lai của mình.[6]
Trong lúc học cấp 2, cô giành giải nhất cuộc thi ca hát toàn trường,[6] đoạt giải A "Liên hoan tiếng hát Miền Trung và Tây Nguyên"[8] và tiếp tục giành Huy chương vàng Giọng hát hay "Xuân 1997" toàn thành phố Đà Nẵng khi mới 16 tuổi.[3][6] Mỹ Tâm từng được chọn vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tại Hà Nội,[6] nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vào năm 1997, cô đến Thành phố Hồ Chí Minh để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.[2][9] Cùng năm đó, cô bắt đầu theo học Hệ trung cấp chính quy Khoa thanh nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[2][10]
Từ năm 1997 đến năm 1998, cô liên tiếp tham gia những hội diễn văn nghệ và các cuộc thi giọng hát hay của Quận và Thành phố.[3] Tháng 4 năm 1998, cô đoạt giải nhất ở hai hội thi đơn ca tại quận Tân Bình và Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 11 cùng năm, cô đến tham dự cuộc thi "Giọng ca vàng" do báo Mực Tím tổ chức.[3] Cô giành chiến thắng chung cuộc trong buổi thi chung kết với bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội".[7][11][12][13]
Vào đầu năm 1999, Mỹ Tâm trở thành ca sĩ độc quyền cho trung tâm Vafaco.[9] Bản thu âm đầu tiên của cô thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Nguyễn Hà,[7][9][13] với ca khúc "Nhé anh".[9] Cùng năm Mỹ Tâm cũng giành giải nhất "Hội diễn văn nghệ ngành Giáo dục TP.HCM 1999 - 2000".[8] Đến giữa năm 2000, khi vừa kết thúc hợp đồng cùng hãng Vafaco, cô đồng sáng tác bài hát đầu tay mang tên "Mãi yêu" cùng nhạc sĩ Nguyễn Quang,[3][13] "Mãi yêu" cùng phần trình bày lại nhạc phẩm "I Love You" của Céline Dion đã giúp cô đạt Huy chương Đồng tại Liên hoan Giọng ca vàng châu Á tại Thượng Hải, Trung Quốc.[7][9][13]
2001–02: Mãi yêu và Đâu chỉ riêng em[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 6 năm 2001, Mỹ Tâm tốt nghiệp thủ khoa hệ trung cấp Nhạc viện Thành phố với số điểm 9,5.[14] Để có kết quả này, cô phải hạn chế đi diễn để tập trung vào việc học tập và luyện thanh.[15] Cô phát hành album phòng thu đầu tay mang tựa đề Mãi yêu (2001).[7] Album có sự hợp tác cùng các tác giả Bảo Chấn ("Bài ca đêm"), Võ Thiện Thanh ("Sóng") hay Bảo Phúc ("Tình mãi xanh").[16] Mỹ Tâm đóng góp 2 bài hát tự sáng tác là "Mãi Yêu" và "Tình mơ", nhạc sĩ Quốc Bảo tham gia với 3 nhạc phẩm "Tóc nâu môi trầm", "Hai muơi" và "Em của tôi".[16] Mãi yêu vượt doanh số 54.000 bản.[17] Cùng năm 2001, Mỹ Tâm được Đài truyền hình Việt Nam bình chọn là "Nhân vật tiêu biểu trong năm 2001"[8] và lọt vào "Top 5 ca sĩ triển vọng" tại Giải thưởng âm nhạc Hoa Học Trò lần I do bạn đọc báo Hoa Học Trò bình chọn.[7] Mỹ Tâm còn thực hiện video âm nhạc cho "Nhé anh" và "Tình mãi xanh" trong khuôn khổ cuộc thi VTV - Bài hát tôi yêu năm đầu tiên.[18] Trong đêm trao giải diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2002 tại Nhà hát Hòa Bình, cô giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và "Bài hát được yêu thích nhất" cùng video "Nhé anh".[19]
Năm 2002, Mỹ Tâm tổ chức chuyến lưu diễn xuyên Việt đầu tiên cùng nhãn hàng Sunsilk, mang tên "Sunsilk cùng Mỹ Tâm tỏa sáng ước mơ". Chương trình diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,[20] với dàn dựng đơn giản dành cho đối tượng học sinh, sinh viên.[21] Cũng trong năm này, cô phát hành "Cây đàn sinh viên", đĩa đơn đầu tiên do một hãng băng đĩa sản xuất tại Việt Nam.[22] Do nhạc sĩ Quốc An sáng tác,[23][24] bài hát nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trẻ và sinh viên,[17][25][26] đồng thời mang về cho Mỹ Tâm giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng Mai Vàng lần VII.[27] Vào tháng 5, cô cho phát hành đĩa đơn "Ban mai tình yêu" với hình thức của một album rút ngắn và đem về thành công với bài hát "Tình lỡ cách xa" phát hành kèm.[22] Đây được xem là đĩa đơn đầu tiên do một ca sĩ tự sản xuất tại Việt Nam.[22] Cô tiếp tục cho ra mắt đĩa đơn "Hát với dòng sông",[20] một ca khúc sáng tác bởi nhạc sĩ Quốc An và Nhất Huy.[25] Tuy không xuất hiện trong sản phẩm âm nhạc chính thức nào và chỉ trình diễn trong một số chương trình ca nhạc, "Hát với dòng sông" trở thành một trong những bài hát trứ danh cho Mỹ Tâm.[25][28] Bài hát giúp cho Quốc An giành giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2002.[29]
Album phòng thu thứ hai của Mỹ Tâm, Đâu chỉ riêng em giới thiệu lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 17 tháng 12 năm 2002.[30] Trong album, Mỹ Tâm thể hiện lại các nhạc phẩm nước ngoài nổi tiếng: "Poupée de cire, poupée de son" và "Bang Bang (My Baby Shot Me Down)" phổ lời Việt.[31] Video âm nhạc "Giấc mơ tình yêu" mà Mỹ Tâm thực hiện cùng đạo diễn Huỳnh Phúc Điền tại mùa giải VTV - Bài hát tôi yêu thứ 2 đã thắng giải "Video được khán giả yêu thích nhất" và "Video do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn" trong buổi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng 12.[32][33] Lần đầu tiên Mỹ Tâm giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh 2002.[29]
2003–05: Yesterday & Now và Hoàng hôn thức giấc[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 6 năm 2003, Mỹ Tâm tiếp tục cho phát hành album Yesterday & Now (tựa tiếng Việt: Ngày ấy & Bây giờ),[20][34] gồm nhiều sáng tác mới của Trần Huân ("Họa mi tóc nâu"), Võ Thiện Thanh ("Ước gì") và Lê Quang ("Niềm tin chiến thắng").[35] Được xem là "album được yêu thích rộng rãi nhất" của cô,[34] Yesterday & Now vượt 68.000 đĩa vào đầu tháng 3 năm 2005,[36][37] mà đến nay đã đạt trên 100.000 bản[34]—con số kỷ lục tại thị trường âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.[20][34] Định dạng VCD của album này phá vỡ kỷ lục đĩa VCD bán ra tại thị trường Việt Nam, với hơn 80.000 bản tính đến tháng 3 năm 2005.[38] Bài hát "Ước gì" trích từ album mang về giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải Mai Vànglần IX[39] và giải Làn Sóng Xanh cho "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" thuộc về tác giả Võ Thiện Thanh;[28][40][41] "Niềm tin chiến thắng" là một trong các sáng tác ca khúc cổ vũ thể thao xuất hiện trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, sau đó được hãng Pepsi chuyển nhượng lại làm nhạc hiệu quảng cáo cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam;[42] và "Họa mi tóc nâu" đem về cho tác giả Trần Huân giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2003.[43] Trong cùng một hạng mục giải thưởng, Mỹ Tâm còn đem về cho nhạc sĩ Võ Thiện Thanh giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" với nhạc phẩm "Xích lô";[20][43] và một giải nữa cho "Ca sĩ được yêu thích nhất".[43] Kết thúc năm 2003, Mỹ Tâm còn mang về giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" do Vietnamnet bình chọ
- Bromwich, Rachel (2006). Trioedd Ynys Prydein: The Triads of the Island of Britain. University Of Wales Press. ISBN 0-7083-1386-8.
- Geoffrey of Monmouth; Thorpe, Lewis (1988). The History of the Kings of Britain. New York: Penguin. ISBN 0-14-044170-0.
- Lacy, Norris J. (ed.) (1991). The New Arthurian Encyclopedia. New York: Garland. ISBN 0-8240-4377-4.
- Loomis, Roger S. (1959). "Arthurian Influence on Sport and Spectacle". Arthurian Literature in the Middle Ages. Oxford.
- Padel, O. J. (2000). Arthur in Medieval Welsh Literature. University of Wales Press. ISBN 0-7083-1689-1.
- Rouse, Robert; and Cory Rushton (2005). The Medieval Quest for Arthur. Tempus, Stroud. ISBN 0-7524-3343-1.
- Thomas, Charles (1953). “Folklore from a Northern Henge Monument”. Folklore 64 (3): 427–429. JSTOR 1256826. doi:10.1080/0015587x.1953.9717383.
- Timeless Myths - Knights of the Round Table
- The 14th Century Round Table in Winchester, Hampshire, UK
Thể loại:
~Hok tốt~
Sorry nhưng mik ko hiểu lắm ạ
Mong bạn k ah
Em yêu quý tất cả những người trong gia đình em, vì họ là những người luôn quan tâm, chăm sóc tận tình cho em. Cùng với bố mẹ thì bà nội là người mà em yêu quý và kính trọng nhất. Từ nhỏ em đã cùng bố mẹ và bà sống cùng nhau, vì vậy và tình thương, sự gắn bó em dành cho bà nội của mình là vô cùng sâu đậm. Trong suốt quãng thời gian sống chung cùng bà, em đã có rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ bên bà.
Ông nội của em mất từ rất sớm nên bà đã về ở với gia đình em. Trong gia đình bà là người nhiều tuổi cũng là người từng trải nhất, nên bà luôn là người đưa ra những lời khuyên răn hợp tình hợp lí không chỉ cho chị em chúng em, mà cho cả bố mẹ em. Hình ảnh của bà trong em là một người phụ nữ hiền dịu, khuôn mặt phúc hậu, dáng người của bà cao và gầy. Nhưng trái với sự mỏng manh bên ngoài ấy, bà nội của em vô cùng kiên cường, mạnh mẽ. Em còn nhớ khi ông em mất, lúc ấy em còn rất nhỏ, bà em dù rất đau đớn, buồn bã vì sự mất mát to lớn này, nhưng bà em không hề gục ngã, cũng không tỏ ra yếu đuối, bà không khóc lóc, suy sụp, thương ông bà chỉ khẽ rơi những giọt nước mắt. Nhưng em cũng biết được nỗi đau khi ấy bà phải trải qua nó đau đớn đến như thế nào.
Trong cuộc sống hàng ngày, bà nội của em sống rất giản dị, không cầu kì, cũng không tỏ ra khó tính như những người lớn tuổi khác, bà của em lúc nào cũng sống rất điềm tĩnh, những sự việc không hay xảy đến với gia đình em, bà cũng bình tĩnh và hướng dẫn bố em cách sử lí ổn thỏa. Cùng với bố mẹ thì có bà trong gia đình làm cho em cảm thấy rất yên tâm. Dưới sự che chở, bao bọc của bố mẹ, của bà thì em không sợ bất cứ thứ gì nữa. Dù có gặp những khó khăn như thế nào trong cuộc sống, cũng như trong học tập thì về đến nhà, nhìn thấy nụ cười trừu mến của mẹ, ánh mắt áp của bố mà khuôn mặt hiền từ của bà thì mọi nỗi buồn trong em dường như được cuốn đi sạch trơn, đọng lại trong em chỉ có sự an tâm, ấm áp.
Em đã có một kỉ niệm với người bà của mình, đó là một việc buồn vì em đã làm cho bố mẹ phải lo lắng, tức giận. Nhưng cũng nhờ sự việc ngày hôm đó là em cảm nhận được trọn vẹn tấm lòng nhân từ, ấm áp của người bà của mình. Ngày hôm ấy, như bao ngày khác sau khi giờ học trên trường kết thúc, em cùng các bạn đạp xe ra về, con đường làng vẫn thế, vẫn tĩnh lặng và dài hun hút, cảnh vật cũng không có gì thay đổi, em và những người bạn vẫn vừa đi vừa nói chuyện với nhau đầy vui vẻ. Nhưng thu hút vào tầm mắt của chúng em đó chính là những dòng nước mát lành, chảy trắng xóa cả một con rạch ven các bờ ruộng. Hình ảnh tươi mát ấy đã thổi bay cái nóng nực của ngày hè, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên vầng trán của chúng em dường như cũng thôi không chảy nữa khi nhìn thấy dòng nước ấy.
Chúng em như bị dòng nước thu hút sự tò mò khám phá, chúng em không ai bảo ai mà rủ nhau ở lại nghịch nước, cũng chính quyết định liều lĩnh, táo bạo ấy mà em nhận lấy sự giận dữ không ngờ tới của bố mẹ. Vì rạch nước rất nông, bên dưới lại có cỏ nên chúng em sắn quần nhảy xuống dòng nước tha hồ đùa nghịch. Chúng em té nước vào nhau làm đứa nào đứa ấy ướt như chuột lột, vì nghịch nước vui vẻ quá nên chúng em đã vô tình quên mất là mình phải về nhà. Kết quả là chúng em quên đường về, bố em và mấy bác nữa đã hớt hải chạy đi tìm chúng em. Khi thấy chúng em đùa nghịch dưới dòng nước, bố của các bạn thì mắng, có bạn còn bị bố đánh vào mông. Riêng bố em thì không nói gì chỉ im lặng dắt em về.Nhưng chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của bố thôi thì em biết là bố đang rất giận dữ.
Về đến nhà, em đã bị bố phạt đứng úp mặt vào tường, trước đó em còn bị đánh hai roi vào mông. Em biết bố phạt em là đúng, vì em đã không nghe lời bố, chơi quên mất đường về, lại còn làm quần áo bị ướt, nhưng khi bị đánh và phạt úp mặt vào tường thì em rất tủi thân. Khi đang chịu phạt thì có một bàn tay ấm áp chạm nhẹ vào lưng em, em quay lại nhìn thì ra đó là bà em. Nhìn khuôn mặt hiền từ, phúc hậu của bà không hiểu sao em lại òa khóc nức nở, mà trước đó dù bị bố đánh đòn nhưng em không hề khóc một tiếng. Bà đã ôm em vào lòng mà an ủi : “Cháu ngoan của bà đừng khóc. Bà thương”.
Nghe vậy tôi càng khóc to, như thể việc mình chịu phạt là ấm ức lắm vậy. Sau khi tôi đã bình tĩnh thì bà hỏi tôi bị bố đánh có đau không, bà giải thích cặn kẽ cho tôi, việc làm hôm nay của tôi là sai, lần sau không được như thế nữa vì như vậy bố mẹ và bà rất lo lắng. Bà cũng giải thích cho tôi hiểu việc bố đánh đòn tôi không phải ghét bỏ gì em mà do bố quá lo lắng và cũng mong muốn lần này em sẽ có bài học để lần sau không tái phạm như vậy nữa. Nghe giọng nói dịu dàng, trầm ấm của bà tôi đã hiểu ra tất cả, hiểu là mọi người lo lắng cho tôi, và việc làm của mình là sai. Hôm ấy bà đã ở cùng tôi, đợi đến khi hết thời gian chịu phạt thì bà lại dẫn tôi vào nhà ăn cơm, vì có bà ở đó nên tôi không có cảm giác mình bị phạt mà cảm giác rất ấm áp, vui vẻ.
Bà tôi tuy rất yêu quý các cháu nhưng bà cũng không hề nuông chiều chúng tôi quá, như lần tôi bị bố phạt, bà không dùng địa vị, tình thương của bà để bảo bố miễn phạt cho tôi,vì như thế tôi sẽ không nhận ra lỗi của mình và lần sau sẽ lại tái phạm. Bà lặng lẽ giải thích cho tôi hiểu, bà ân cần quan tâm đến tôi, không ồn ào nhưng lại vô cùng ấm áp, an tâm. Tôi vô cùng hạnh phúc khi có bà ở bên cạnh và tôi mong muốn bà luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên gia đình tôi.
Đề 1:
Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.
Bài 1:Với mỗi câu chủ đề sau, triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh(từ 10-15 dòng)
a)Trước hết, ca dao Việt Nam nói lên tình cảm gia đình đằm thắm của người bình dân Việt Nam,
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
b)Ca dao còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của người Việt Nam.
Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
c)Tục ngữ Việt Nam đúc rút kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt đời sống.
Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."
Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc.
Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:
Không thầy đố mày làm nên.
Học thầy không tày học bạn.
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.
Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.
Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.
Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.
Có lẽ khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy nhưng năm 1476 ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.
Ở thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Christopher Columbus thực hiện mong muốn của mình.
Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.
Christopher Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
Christopher Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Christopher Columbus. Không từ bỏ ý định, Christopher Columbus đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử.
Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.
Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.
Tuy Christopher Columbus tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.
Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể.
Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha.
Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.
Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.
Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.
Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian (ngày nay là Puerto San Julián). Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào Nha, nhưng Magellan đã dập tắt được cuộc nổi loạn, hành quyết một trong số những thuyền trưởng đó và để lại một người khi hải đoàn rời Saint Julian để tiếp tục cuộc hành trình vào tháng 8.
Ngày 21 tháng 10, cuối cùng Magellan cũng tìm được eo biển ông vẫn hằng tìm kiếm. Eo biển Magellen, được đặt theo tên ông, nằm gần mũi Nam Mỹ, phân tách Tierra del Fuego (Quần đảo Đất Lửa) với phần lục địa. Chỉ có ba con tàu tiếp tục hành trình; một đã bị đắm và một bị bỏ lại. Mất 38 ngày mới qua được eo biển đầy bất trắc, và Magellan đã bật khóc vì vui sướng khi nhìn thấy bờ bên kia đại dương. Ông là nhà thám hiểu người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.
Hải đoàn của ông vượt qua đại dương về phía Tây trong 99 ngày, một vùng nước yên bình đến lạ thường, bởi vậy mà đại dương này được gọi là “Pacific” (Thái Bình Dương), xuất phát từ chữ Latinh pacificus, có nghĩa là “yên tĩnh.” Gần cuối hành trình, hải đoàn đã cạn kiệt thức ăn và phải nhai da thuộc để giữ mạng sống. Ngày 6 tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đổ bộ lên đảo Guam.
Mười ngày sau đó, họ thả neo xuống đảo Cebú của Philippines—chỉ cách Quần đảo Gia vị gần 650 cây số. Magellan đã gặp tù trưởng Cebú, người sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo đã thuyết phục những người châu Âu giúp đỡ ông trong trận chinh phạt một bộ lạc đối thủ trên đảo Mactan gần đó. Trong trận chiến diễn ra ngày 27 tháng 4, Magellan trúng một mũi tên tẩm độc và hy sinh trong khi những người đồng đội của ông rút lui.
Sau cái chết của Magellan, những người sống sót còn lại, trên hai con tàu, căng buồm tới Maluku và chất đầy hương liệu thu được ở đây. Một con tàu đã cố gắng trở về theo con đường Thái Bình Dương, nhưng thất bại. Con tàu còn lại, Vittoria, tiếp tục đi về phía Tây dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Juan Sebastián de Elcano người xứ Basque. Con tàu đi qua Ấn Độ Dương, men theo Mũi Hảo Vọng, và cập bến cảng Sanlúcar của Tây Ban Nha vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1522, trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
Chúng ta phải rất tự hào về dân tộc của chúng ta,một dân tộc đứng hàng đầu thế giới ''Khoa học kĩ thuật'':
một vài kỉ lục vui nhé:
1.Người đầu tiên có thể sống dưới nước mà không cần bình dưỡng khí?
2.Người đầu tiên trên thế giới đẻ ra ''trứng' ?
3.Người trẻ tuổi nhất hành tinh bay vào vũ trụ?
4.Robot đầu tiên là cái gì,ai tạo nên?
5.Súng tiểu liên do ai làm ra,và nó là cái gì?
6.Công nghệ đánh bóng ngọc trai đầu tiên trên thế giới là cái gì?
7.Điệp viên siêu đẳng đầu tiên của thế giới?.
8.Cặp vợ chồng đầu tiên thực hiện chính sách chia gia sản?
9.Vật thể ngoài hành tinh đầu tiên được rao bán?
10.Người đầu tiên mang hàng giả vào Việt Nam?
11.Người tiếp thị đầu tiên:?
12.Người du lịch đại dương đầu tiên?
13.Người đánh ghen nhân từ nhất?
14.Người đi du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới
15.Trẻ vị thành niên tham gia quân đội sớm nhất
16.Mối tình sét đánh kinh khủng nhất
17.Người được nhân bản vô tính đầu tiên
18.Người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên
19.Người nghèo nhất trên thế giới?
20.Ca sinh sản vô tính đầu tiên?
21.Người có cái chết độc đáo nhất?
22.Người đàn ông đầu tiên có sữa cho trẻ em bú ở Việt Nam?
23.Diễn viên đóng thế đầu tiên ở Việt Nam?
24.Việt Nam là nước giàu nhất hành tinh vì?
Câu trả lời 1/ Lạc Long Quân
2/ Âu cơ ( sinh 100 trứng) @@
3/ Thánh gióng
4/ Con ngựa sắt của Thánh Gióng . Người làm nên là nước Việt Nam cổ :P
5/ Là nỏ thần . Do An dương vương làm ra .
6/ Máu Mị châu
7/ Trọng thủy ( gián điệp ăn cắp nỏ thần)
8/ Âu cơ và lạc long quân ( 50con theo Âu cơ & 50 con theo Lạc long quân )
9/ Mặt trăng (Hàn mặc tử rao bán ) ^^
10/ Trọng thủy (đem nỏ thần giả đổi đồ thật của An Dương Vương )
11/ Mai an tiêm (tiếp thị dưa hấu) :))
12/ An dương vương
13/ Thủy tinh ( lấy nước tạt thôi ) :))
14/ Từ Thức
15/ Thánh gióng
16/ Tiên Dung - Chử Đồng Tử
17/ Cô Tấm
18/ Chú cuội
19/ Chử đồng tử ( 1 cái khố mà 2 bố con dùng :)) )
20/ Mẹ Thánh Gióng :))
21/ Từ Hải
22/ Ông thọ
23/ Lê Lai
24/ Rừng vàng biển bạc :))
Nhà máy thủy điện Hòa Bình