có ý nghĩa gì?

giúp mik nha m.n

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2019

Copy trên mạng là xong

3 tháng 4 2019

-điều hòa k khí và nhiệt độ

-cung cấp khí ôxi

-lượng hơi nc bị bốc hơi sẽ giảm

-...

mình chịu thôi.sorry bn

#học tốt#

25 tháng 4 2018

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: 
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.
Những việc cần làm để bảo vệ môi trường là:

Trồng cây 
Để sọt rác ở nh` nơi 
Gom giấy vụn 
Dọn dẹp nhà cửa và quanh nhà mình trước nhất, sau vận động mọi ng` 

25 tháng 4 2018

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: 
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. 
Những biện pháp cần làm :

- Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, …
- Trồng rừng, phòng cháy rừng, …
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
- Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do đến ở và trồng trọt trong rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ rừng.

Câu 1 : Em có nhận xét gì về sự đa dạng ( nơi sống , kích thước , ... ) của thế giới sinh vật và vai trò của chúng đối với đời sống con người ?

Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.

Câu 2 : Thực vật của nước ta rất phong phú , nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng .

 Thực vật có vai trò:

+ Tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sang, nước, khí cacbonic và tạo ra khí oxi.

+ Làm thực phẩm

+ Chống lũ lụt, sói mòn đất

+ Là nơi ở cho rất nhiều sinh vật

+ Tạo vẻ đẹp, cảnh quan,...

- Trong thực tế:

+ Dân số tăng lên là cho nhu cầu thực phẩm, khí oxi tăng và lượng cacbonic thải ra tăng.

+ Nạn chặt phá, đốt rừng còn tồn tại

+ Nhiều loài thực vật có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, nằm trong sách đỏ.

=> Do vậy, chúng ta cần phải trồng thêm cây và bảo vệ rừng.

9 tháng 12 2018

VIỆC CẦN LÀM LÀ SINH RA VÀ LỚN LÊN VÀ HỌC ĐIỀU TRÊN RỒI LÀM

9 tháng 12 2018

+ nên trồng và chăm sóc cây xanh 

+ khuyên mọi người ko xả rác , tiết kiệm nước và ko làm bẩn nước 

+ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường 

  ĐÓ LÀ NHỮNG ĐIỀU MK CÓ THỂ LÀM BẠN NÊN BỔ SUNG NHÉ CHO MK NẾU THẤY CÓ ÍCH CHO BẠN NHÉ

3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

7 tháng 5 2019

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bác bảo vệ trường em

Ví dụ:
Trong mỗi cuộc đời chúng ta, ai cũng có một thời cắp sách đến trường. những kỉ niệm thời học sinh luôn là những kỉ niệm tươi đẹp nhất. những kỉ niêm về trường học và thầy cô là những kỉ niệm khó quên. Một nhân vật mà không thế thiếu trong thời cắp sách của mỗi chúng ta khi đến trường, người giúp ta giữ sạch trường,… đó là bác bảo vệ.
II. Thân bài: tả bác bảo vệ trường em
1. Tả bao quát về bác bảo vệ trường em

  • Bác bảo vệ trường em năm nay 55 tuổi
  • Bác bảo vệ là người không có gia đình nên chú ở lại để làm bảo vệ trường em
  • Bác bảo vệ luôn làm tròn trách nhiệm của mình

2. Tả chi tiết về bác bảo vệ trường em
a. Tả ngoại hình bác bảo vệ

  • Bác bảo vệ có thân hình gầy gò
  • Bác bảo vệ có mái tóc muối tiêu, vài cộng bạc vài cộng đen
  • Bác bảo vệ trường em có gương mặt phúc hậu
  • Bác có đôi mắt long lanh
  • Đôi tai của bác to
  • Bác có đôi môi luôn mỉm cười
  • Bác thường mặc bộ đồ bảo vệ và đi dép bộ đội

b. Tả tính tình của bác bảo vệ

  • Bác bảo vệ trường em rất thân thiện
  • Bác bảo vệ trường em luôn giúp bọn em trong việc dọn dẹp trường
  • Bác luôn giúp bọn em nhiều công việc
  • Bác bảo vệ rất yêu thương bọn em

c. Tả hoạt động của bác bảo vẹ

  • Bác bảo vệ luôn đi qua đi lại trong trường để tuần tra
  • Bác thường xuyên dọn dẹp sân trường
  • Bác hay giúp đỡ bọn em và mọi người xung quanh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bác bảo vệ trường em

 

DÀN Ý:

I. Mở bài: giới thiệu cô giáo em đang say sưa giảng bàiVí dụ:
Mỗi chúng ta ai cũng có một thời học sinh vô cùng thú vị và đáng nhớ. Từng kỉ niệm, từng gắn bó luôn luôn có sự góp mặt của bạn bè, thầy cô. Chúng ta không thể quên đi hình ảnh những người thầy, người cô đã giảng dạy chúng ta. Em thích nhất là lúc cô giáo đang say sưa giảng bài, truyền đạt hết những kiến thức mà cô biết cho chúng em.
II. Thân bài: tả cô giáo đang say sưa giảng bài
1. Tả bao quát cô giáo đang say sưa giảng bài:

  • Đang tiết học sinh của của Thư, tụi em thường gọi cô là “ Thư sinh”
  • Chúng em đang nghe cô giảng bài
  • Cô đang say sưa giảng bài

2. Tả chi tiết cô giáo đang say sưa giảng bàia. Tả ngoại hình cô giáo đang say sưa giảng bài

  • Cô giáo em đang say sưa giảng bài rất xinh đẹp
  • Cô mặc một chiếc áo dài mùa tím mộng mơ
  • Mái tóc của cô đen, dài và óng mượt
  • Cô mang đôi dép cao
  • Cô có đôi mắt đẹp
  • Đôi môi cô chum chím rất xinh xắn
  • Mũi của cô cao

b. Tả cô đang say sưa giảng bài:

  • Cô giáo cầm quyển sách trên tay và cầm phấn một tay
  • Cô giáo vừa giảng bài vừa say sưa nói không dứt
  • Cô đi qua đi lại, vừa đi vừa nói
  • Vẻ mặt của cô rất trang nghiêm

c. Hình ảnh cô giáo đang giảng bài đối với em

  • Giọng cô giảng bài rất đầm ấm và trìu mến
  • Khi cô giảng cả lớp cũng im lặng để nghe
  • Cô giúp em hiểu bài hơn
  • Cô dạy chúng em từng li từng tí và chỉ dạy chúng em từ li

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em đối với hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài

7 tháng 5 2019

I.Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài.

Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi đó ta có những người bạn để động viên, chia sẻ mọi niềm vui cũng như nỗi buồn, và hơn hết là được lắng nghe những bài học tri thức quý báu mà các thầy cô đã tận tâm truyền đạt. Đối với em, em rất thích được ngắm cô Lam, giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn của lớp em trong tà áo dài, say sưa giảng bài.

II.Thân bài                                                                                                                                       

1.Giới thiệu chung về cô

  • Cô là giáo viên dạy văn đồng thời là giáo viên chủ nhiệm.
  • Mỗi bài giảng của cô là kết quả của bao đêm thức khuya soạn giáo án, của bao sự bền bỉ, kiên trì đọc và trau dồi tri thức.
  • Cô năm nay đã gần 40 tuổi. Ở cô toát lên vẻ đằm thắm dịu dàng của một người yêu văn chương, vì thế ở bên cô, chúng em luôn cảm thấy sự an toàn, ấm áp và cảm nhận được sự say sưa, nhiệt huyết với nghề.
  • Dáng người cô gọn gàng
  • Gương mặt trái xoan cùng nước da trắng hồng nên trông cô lúc nào cũng trẻ hơn so với tuổi của mình.
  • Đôi mắt ẩn chứa biết bao tình yêu thương với học trò, sự nhiệt huyết với bài học.

2. Cô đang say sưa giảng bài

  • Hôm nay cô mặc chiếc áo dài màu tím, gợi ra vẻ thiết tha của cô gái Huế.
  • Mái tóc được buộc gọn gàng để lộ gương mặt cùng nụ cười tươi tắn.
  • Đôi bàn tay cô thon thon, như búp măng đang nhẹ nhàng cầm viên phấn trắng viết lên bảng những dòng chữ thật ngay ngắn, thẳng hàng: “Bức tranh của em gái tôi”
  • Giọng cô cất lên trầm ấm dịu dàng lôi cuốn học trò đắm chìm trong bài giảng.
  • Ánh mắt cô nhìn học sinh đầy trìu mến yêu thương. Ánh mắt ấy như thay bao lời nói của cô. Ánh mắt hài lòng khi học sinh hăng hái trong giờ học. Ánh mắt buồn phiền khi học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp.
  • Cách dạy của cô luôn sáng tạo để chúng em không cảm thấy nhàm chán hay buồn ngủ khi học văn.
  • Cô thường đưa ra những câu hỏi đọc hiểu để học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, còn sau đó đến lớp mới bắt đầu tìm hiểu chi tiết. Như vậy học sinh có thể nắm bài chắc chắn hơn.
  • Cô thường tổ chức những trò chơi nhỏ để tăng thêm phần sinh động cho buổi học.
  • Mỗi bài học, cô đều kể những câu chuyện liên quan, thu hút học sinh chúng em.
  • Những câu chuyện vui khiến cả lớp đều cười lăn cười bò. Mỗi khi cô cười để lộ ra hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Nụ cười của cô trông thật hiền lành như cô Tiên trong truyện cổ tích.
  • Có những câu chuyện thật cảm động khiến ai nấy đều trầm ngâm, suy nghĩ.
  • Mỗi khi giảng bài, cô thường đọc rất chậm để chúng em kịp ghi, đi quanh lớp để soát xem chúng em có sai lỗi chính tả nào, cô sẽ nhắc sửa lại
  • Với bài học ngày hôm nay, cô giảng cho chúng em nghe về ý nghĩa câu chuyện: hãy biết trân trọng và ghi nhận thành công và tài năng của người khác, lòng ghen ghét đố kỵ chỉ làm cho con người càng chìm sâu vào sự ích kỉ, từ đó hủy hoại những mối quan hệ tốt đẹp.
  • Sau bài học, chúng em luôn suy nghĩ về ý nghĩa đó. Liệu rằng trong chúng ta, có ai chưa một lần ghen ghét, đố kỵ? Nhưng vượt qua nó, chiến thắng được nó mới là điều quan trọng.

III.Kết bài

  • Khẳng định lại tình cảm của bản thân.

Nhờ cô Lam mà những giờ học văn đã không còn trở nên nhàm chán. Chúng em luôn biết ơn cô vì nhờ đó mà chúng em thêm yêu môn Ngữ Văn, thêm yêu cuộc sống và biết cách sống sao cho ý nghĩa.

25 tháng 5 2020

Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải:

+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự;

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

25 tháng 5 2020

Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải:

+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự;

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

Câu 1 :  Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động. 

Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi. 
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người. 
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.

Câu 2 : Cây xanh lấy khí CO2 để quang hợp tạo ra khí O2 và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí CO2 giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.

 

Câu 1

+Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.

+Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
+Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
+Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.

Câu 2

 Nhờ quá trình quang hợp mà hàm lượng khí  Cacbonic và khí Oxi trong không khí được ổn định. Khi quang hợp, cây xanh lấy vào khí Cacbonic và thải ra khí Oxi để tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cây nhờ có ánh sáng.

Những nơi có nhiều cây cối  thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

Có thể nói môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, từ lâu để đảm bảo môi trường sống cho con người trong đời sống xã hội, có vô số những việc mà cả cộng đồng xã hội đều quan tâm và tìm mọi giải pháp, phương pháp để thực hiện, với mục đích làm cho đời sống con người ngày càng tốt hơn, hạnh phúc hơn trên mọi mặt. Nhưng hiện nay môi trường sống của con người đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng và không ít nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mà nguyên nhân đó do chính bàn tay của con người tác động đến, trong đó có thể chúng ta nhìn thấy được và không thấy được. Vì vậy, có thể nói hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức thiết, đang được mọi người đặc biệt quan tâm và hơn bao giờ hết mọi người cần nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, đó là góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Ý nghĩa thiết thực của hoạt động bảo vệ môi trường mà mọi người cần quan tâm, hiểu thật sâu sắc, là có những hoạt động thiết thực để giữ cho môi trường trong lành sạch, đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta nói chung và Bến Tre nói riêng đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường không nhỏ. Nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường và mọi người không ý thức bảo vệ môi trường (xử lý rác thải, chất thải,...) thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước, quê hương. Các ngành chuyên môn làm tốt hoạt động bảo vệ môi trường sẽ phần nào hạn chế được những tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp,… và mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sẽ góp cải tạo môi trường trong lành, sạch, đẹp để chính bản thân mình và cộng đồng dân cư xung quanh cùng hưởng thụ.

Phát huy truyền thống quê hương Bến Tre Đồng Khởi, mỗi chúng ta quyết tâm yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa; phấn đấu bảo vệ, giữ gìn môi trường theo hướng trong lành, xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Đây là việc làm thật sự có ý nghĩa, một cách làm thiết thực và hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới hiện nay là con người sống hòa nhập, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời, chúng ta góp phần thực hiện thắng lợi việc “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái”, mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, để mọi người thật sự được sống trong môi trường an toàn, vệ sinh, xanh, sạch, đẹp. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ý thức ứng xử có văn hóa với môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay, đó là việc làm thiết thực thể hiện tình yêu đất nước, quê hương và xem như chúng ta đã phần nào học và làm theo lời Bác dạy về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mà tổ chức UNESCO đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh Người. Bà Ketherine Muller - Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu có đoạn: “Với tầm nhìn xa rộng của mình, Người đã nhận thấy trước ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tăng cường mối quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Người ủng hộ sự cần thiết phải chống thiên tai, duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng môi trường sinh thái, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng rừng, làm thủy lợi và cải thiện chất đất. Người khuyến khích nhân dân trồng thật nhiều cây”.

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

Em đã được xem phim Đất Phương Nam dựa theo truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính trong phim đã làm cho em vô cùng cảm phục. Còn hình ảnh sông nước Cà Mau, đặc biệt là cảnh sắc chợ Năm Căn nằm trên mảnh đất cuối cùng cực nam của Tổ quốc thì mãi mãi tới tận hôm nay, sau khi học xong văn bản Sông nước Cà Mau mới để lại trong tâm trí em những ấn tượng vô cùng mới lạ, qua tài năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả điêu luyện của nhà văn Đoàn Giỏi.

Một đoạn văn không dài (chỉ nửa trang văn) mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt người đọc cảnh sắc của cái chợ ở vùng sông nước Cà Mau một vẻ đẹp riêng, vừa trù phú vừa độc đáo làm sao!

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

Chợ Năm Căn đã đẹp lại còn đẹp hơn bởi sự tô điểm về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng của rất nhiều các dân tộc: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu với đủ các giọng nói líu lô, đủ cách ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Chợ Năm Căn còn “khêu gợi” hấp dẫn du khách bởi những hương vị của các “món xào”, món nấu Trung quốc rất mới lạ, hoặc những món ăn dân dã không kém phần thú vị: một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu. Thật tài hoa! Nhà văn như “hội tụ” được những hương vị đậm đà của đời thường vào ngòi bút của mình để rồi “toả” ra trên những trang viết làm ngất ngây lòng người.

Cảnh chợ Năm Căn là một bức tranh vô cùng sống động. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ văn chương có đường nét, hình khối, có màu sắc âm thanh, và đặc biệt còn có cả hương vị đậm đà mà chỉ một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc mới có được. Nhờ có bức tranh này mà chợ Năm Căn được hiện lên với những màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập của nó. Tuy chưa được đặt chân lên vùng đất xa xôi này nhưng những trang văn đã giúp em vừa hình dung được cụ thể, vừa có những hiểu biết rộng lớn hơn để yêu mến mảnh đất ở tận cùng phía nam của đất nước. Học xong bài Sông nước Cà Mau bỗng nhiên trong em ấp ủ một ước mơ khát vọng: sau này khi đã trưởng thành, em sẽ được đến mảnh đất yêu thương này để được tận mắt chiêm ngưỡng và đóng góp một phần trí tuệ, sức lực của mình xây dựng và bảo tồn những nét văn hoá đẹp cúa chợ Năm Căn.