Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Quyền:
+ Làm chủ.
+ Giám sát các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
+ Góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
- Nghĩa vụ:
+ Công dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
+ Bảo vệ các cơ quan nhà nước
+ Giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương và các thiết chế Hiến định (Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước).
Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiết chế chính trị được giao thực thi quyền lực nhà nước, thể hiện tập trung nhất bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Mỗi cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước được điều chỉnh bởi các luật như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Chủ tịch nước, Luật Tổ quốc chính quyền địa phương, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...
Có thể nêu rõ nhiệm vụ của từng cơ quan không ạ ? Mình đang thắc mắc chỗ nhiệm vụ thôi ! Cảm ơn !
Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
Chính nhân dân là người bầu ra Quốc hội, quốc hội sẽ cử ra Chính Phủ. Vì vậy có thể nói "Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước". Như vậy nhà nước là nhà nước của chính nhân dân, do nhân dân bầu ra, và vì nhân dân mà phục vụ.
Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Thế nên nhân dân phải chịu trách nhiệm với mỗi lá phiếu của mình bầu ra.
Câu 1:
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được xác định là bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước và mang tính thống nhất. Cơ cấu tổ chức gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được thành lập và đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối của cơ quan hành chính cấp trung ương, theo đó mà nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp, đó là:
– Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh
– Cấp xã, phương, thị trấn
Tại mỗi cấp thì đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trong đó:
– Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức tại địa phương, là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ xủa quần chúng nhân dân, do nhân dân địa phương bầu và và sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương
– Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp sẽ trực tiếp do Hội đồng nhân dân bầu ra, đây được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tiến hành hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật do cơ quan cấp trên ban hành, bao gồm cả nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Như vậy, có thể thấy cơ quan hành chính địa phương là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân sẽ thực hiện được quyền làm chủ của mình tại địa phương.
Câu 2: Nhân dân rất vui mừng khi được sống tự do có bộ máy nhà nước được thể hiện rất rõ ràng
Câu 3:
Căn cứ theo quy định tại điều 114 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.
Như vậy có thể thấy câu trả lời cho câu hỏi Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra thì ủy ban nhân dân là cơ quan do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân sẽ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ Ủy ban nhân dân vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Ủy ban nhân dân khóa mới.
Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng 1 lần. Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định; Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; Theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
Câu 4: Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.
Câu 5: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp là cơ quan viện kiểm sát nhân dân
Câu 6: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chính phủ
Câu 7: Cơ quan quyền lực cao nhất là cơ quan Quốc hội
- Trách nhiệm : giám sát, góp ý kiến và hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
- Các việc làm :
+ Cha mẹ nuôi dưỡng con cái , cho con đi học , giáo dục và đảm bảo các nhu cầu y tế giải trí cho con
+ Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của đảng, nhà nước .
+ Đối với học sinh : học tập tốt cũng là con đường để giúp đất nước phát triển đi lên trong thời đại hội nhập quốc tế, giúp đảm bảo được nguồn nhân lực tri thức trong nước.
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân bởi vì: Nhà nước ta là thành quả Cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân
- Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ
“Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định ...
_ Sự phân cấp bộ máy nhà nước gồm có 4 loại cơ quan :
+ Các cơ quan quyền lực : Quốc hội, HĐND các cấp
+ Các cơ quan hành chính : chính phủ, UBND các cấp
+ Các cơ quan kiểm soát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự
+ Các cơ quan xét xử : TAND tối cao, các TAND địa phương và các Tòa án quân sự.
Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
~ Chúc cậu học tốt~
Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.