Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yeu quê hương tha thiết!
Gợi ý:
a. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Tác dụng: "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ những đồng bào miền núi tiễn cán bộ về xuôi. Hình ảnh này gợi ra sự thấp thoáng của bóng hình những người dân, sự lưu luyến, chia xa của cuộc tiễn biệt.
b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu văn sử dụng phép nhân hóa, cho thấy sức mạnh và sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu tục ngữ sử dụng phép ẩn dụ, hàm ý: sống ở môi trường xấu thì sẽ bị ảnh hưởng, sống ở môi trường tốt thì sẽ tốt lên.
d. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh, so sánh công cha, nghĩa mẹ (trừu tượng) với núi Thái Sơn, trong nguồn chảy ra (cụ thể, lớn lao, vĩnh hằng). Câu ca dao nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con phải biết ơn, ghi lòng tạc dạ những công lao ấy.
e. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Câu thơ sử dụng:
+ phép nhân hóa "mồ hôi đổ" nhằm nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân để làm ra được lúa gạo.
+ phép nói quá "sáng cả đồi nương" nhằm nhấn mạnh những thành quả lao động mà người nông dân gặt hái được.
g. Những cái đó còn cám dỗ tôi hơn là cái quy tắc về phần tử.
Câu văn sử dụng phép so sánh hơn, nhằm nhấn mạnh sức hút, sự hấp dẫn của "những cái đó".
h. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ ở từ "mặt trời". Mặt trời trong câu thơ thứ 2 để chỉ Bác Hồ. Ý nói Bác là nguồn sống, nguồn sức mạnh soi sáng con đường giải phóng cho dân tộc.
k. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy cả khoeo chân.
Câu văn sử dụng phép nhân hóa, miêu tả điệu bộ, sự dễ thương của con vật.
câu 1:
a, Đoạn văn trên có 2 câu trần thuật đơn.
b, Vị ngữ là: "hi sinh để bảo vệ con người"
c, Phép tu từ là nhân hóa
câu 2:
- Thành phần chính của câu là: Chủ ngữ và vị ngữ
câu 3:
- Nhà thơ đã xử dụng phép ẩn dụ
câu 4:
Lỗi: Thiếu chủ ngữ
Cầu trời cầu phật cầu tứ phương thần cầu chín phương cho em làm đúng ạ
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
a) Biện pháp tu từ so sánh ( Quê hương là chùm khế ngọt ; Quê hương là đường đi học )
TD : "Chùm khế ngọt" là một thức quà quê thanh đạm , hương vị ngọt mát , êm dịu vô cùng gần gũi , bình dị với mỗi con người chúng ta .Tuổi thơ chúng ta luôn gắn bó , trải qua những năm tháng đi học , đến trường ,con đường đi tới trường cũng dần theo đó mà trở nên thân thuộc hơn , gần gũi hơn với chúng ta. Ấy thế mà tác giả Đỗ Trung Quân lại so sánh quê hương với những thứ bình dị nhất , thân thương nhất với mỗi chúng ta : "chùm khế ngọt" và "đường đi học".Như vậy ,Đỗ Trung Quân đã cho chúng ta thấy một hình ảnh quê hương vô cùng thiêng liêng , cao quý nhưng lại vô cùng gần gũi , rất đỗi bình dị , gắn bó với mỗi con người chúng ta trong quá trình ta khôn lớn , trưởng thành.
b) Biện pháp tu từ ẩn dụ "Mặt trời của mẹ"
TD :Từ ”mặt trời” được so sánh ngầm với em bé trên lưng mẹ. Biện pháp ẩn dụ đã thể hiện được sự gắn bó khăng khít , không thể nào tách rời giữa hai mẹ con , đồng thời nó còn thể hiện tình yêu vô bờ bến của người mẹ Tà Ôi với đứa con của mình : đứa con bé bỏng chính là nguồn sống của mẹ , là nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng.
a,Biện pháp tu từ:Hoán dụ(lấy một bộ phận để gọi toàn thể)
Nội dung:Tư''bàn tay'' ở đây ngụ ý chỉ sự lao động,vất vả,khó nhọc của người nông dân quanh năm suốt tháng lao động miệt mài,không bao giờ ngơi tay cho đến khi hoàn thành công việc
b,Biện pháp tu từ :Hoán dụ(lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)
Nội dung:Từ ''trái đất'' ngụ ý chỉ dù Bác Hồ ở đâu,làm gì,...nhưng những hành động,suy nghĩ và sự nhiệt huyết của Bác
sẽ in đậm,hằn sâu trong tâm trí mọi người.Truyền tụ cho các thế hệ non trẻ sau này,..Dù Bác đã băng hà từ năm 1969 nhưng vào ngày 2-9:Kỉ niệm ngày quốc khánh cũng là ngày Bac-một vị lãnh tụ số một đã sinh ra đời.Cũng sắp đến ngày mùng 2 tháng 9 nhưng nhân dân Việt Nam và nhân dân quốc tế nói chung sẽ thầm nhắc mãi trong tim:''Nhớ mãi tên người Hồ Chí Minh''
ks nhé!Học tốt!:))
a) Phép tu từ : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Tác dụng : Lấy bàn tay là bộ phận để chỉ cái toàn thể là con người lao động
b) Phép tu từ : Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh?
Tác dụng : Lấy Trái Đất là vật chứa đựng để chỉ người trên Trái Đất là vật bị chứa đựng
1. Hoán dụ : Vì sao trái đất nặng ân tình
Kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để biểu vị vật được chứa đựng
*Phân tích ở đây mình nghĩ là phân tích tác dụng*
Tác dụng : Cho thấy được công lao của vĩ lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh không gì có thể sáng bằng, công lao của bác được ghi nhớ đời đời trong tim mỗi con người Việt Nam .
2. So sánh : Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Tác dụng : Cho ta thấy được công ơn của cha, cao như núi không thể diễn tả bằng lời . Ân nghĩa của mẹ "như nước ngoài biển đông" rộng lớn , bao la .
Ẩn dụ : Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Tác dụng : "Núi cao biển rộng mênh mông " nhấn mạnh công ơn của đấng sinh thành . "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" nói đến công ơn của cha mẹ, sinh ra, dạy bào,... để con cái lớn khôn. Vậy nên mỗi người con hãy nhớ lấy công ơn của cha mẹ.
3. Biện pháp tu từ trong câu là ẩn dụ .
Tác dụng : Nhà thơ ví bác như mặt trời, bác là ánh sáng của muôn dân đem lại độc lập cho đất nước.