K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2017

- Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận.

- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu:

   + Khâu 1: Tách AND NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.

   + Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai), AND của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối.

   + Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

- Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

4 tháng 4 2017

- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Các bước:

   + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo)

   + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì đây là con đường sinh sản vô tính, cá thể mới sinh ra từ một tế bào hoặc mô của cá thể cũ, không có sự tổ hợp với tế bào khác.

2 tháng 2 2018

* Các bước tạo ra giống lúa có KG dị hợp AaBb từ hai giống ban đầu

- Bước 1: cho hai giống lúa ban đầu tự thụ phấn

+ Từ giống lúa có KG Aabb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ con có 3 KG là: Aabb, AAbb, aabb

+ Từ giống lúa có KG aaBb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ con có 3 KG là: aaBB, aabb, aaBb

- Bước 2: Tiếp tục cho các thế hệ lai tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc để thu được 2 dòng thuần là: AAbb và aaBB

- Bước 3: Lai hai dòng thuần AAbb và aaBB với nhau để tạo ra giống lúa dị hợp AaBb

* Trong sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên để tạo ưu thế lai

9 tháng 4 2020

1) Bác chỉ cần cho lai 2 loại giống quả lại với nhau là được

Vì mỗi giống quả chỉ tạo được 1 kiểu giao tử và khi kết hợp 2 giao tử lại thì được giống quá thỏa mãn

P: AAbbCCdd x aaBBccDD

G: AbCd ; aBcD

F1: AaBbCcDd

Ở kiểu gen dị hợp nếu gen trội lấn át gen lặn thì sẽ tạo ra được giống bưởi bác nông dân muốn

2) Nếu tiếp tục lai các cá thể mới thì sẽ không tạo ra được giống mong muốn được nữa

Vì: Đời F1 trải qua giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khi kết hợp lại cũng sẽ tạo ra rất nhiều thế hệ con với nhiều kiểu gen khác nhau. Các kiểu gen dị hợp có thể kết hợp và biểu hiện tính trạng xấu

3) Cho đời F1 nhân giống vô tính

9 tháng 4 2020

Cảm ơn bạn nhe :3

21 tháng 4 2019

1.C 2.C 3.D 4.D

21 tháng 4 2019

Cảm ơn nhiều

1 tháng 9 2016

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

1 tháng 9 2016

2.Định luật phân li độc lập 

Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích thế hệ lai, Mendel đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng. 

Khi lai hai bố một khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 

Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện những kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp 

Mendel đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập. Nội dung là: "Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử". 

Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

13 tháng 1 2022

B đem lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.

3 tháng 3 2017

- Để xác định kiểu gen mang tính trạng trội ta phải thực hiện phép lai phân tích, lai cá thể đó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

   + 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

   + 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp A