K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2020

hai lực cân bằng có cùng phương khác chiều cùng mạnh như nhau cùng tác dụng vào một vật

25 tháng 12 2016

- Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI nó có đơn vị là newton và ký hiệu là F.

Định luật thứ hai của Newton ở dạng ban đầu phát biểu rằng tổng lực tác dụng lên một vật bằng với tốc độ thay đổi của động lượng theo thời gian.[1]:9-1,2 Nếu khối lượng của vật không đổi, định luật này hàm ý rằng gia tốc của vật tỷ lệ thuận với tổng lực tác dụng lên nó, cũng như theo hướng của tổng lực, và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu diễn bằng công thức:

{\displaystyle {\vec {F}}=m{\vec {a}}}

- 2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật

vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng

25 tháng 12 2016

Khái niệm : Tác dụng đẩy, kéo, ... của vật này lên vật khác gọi là lực

Đặc điểm : Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, ngược chiều nhau và cùng tác dụng lên 1 vật

Ví dụ : Quyển sách nằm yên trên bàn

31 tháng 1 2021

Câu 2: 

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Câu 3:

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

Phương và chiều của trọng lực:

+Phương: thẳng đứng

+Chiều: hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)

Câu 4:

- Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị tác dụng môt lực vào vật đó. 

Đặc điểm:

- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi nên các vất tiếp xúc với hai đầu của nó.

- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

31 tháng 1 2021

Câu 5:

- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1 m3) chất đó

\(D=\dfrac{m}{V}\)

Trong đó:

D là khối lượng riêng ( kg/m3)

m là khối lượng (kg)

V là thể tích (m3)

- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó

\(d=\dfrac{P}{V}\)

Trong đó:

d là trọng lượng riêng ( N/m3)

P là trọng lượng (N)

V là thể tích (m3)

Câu 6:

Máy cơ đơn giản thường dùng: 

* Ròng rọc

Công dụng:

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

* Đòn bẩy

Công dụng:  làm thay đổi hướng của lực vào vật

* Mặt phẳng nghiêng

Công dụng: giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật

30 tháng 7 2018

 

Hai lực cân bằng có đặc điểm

- Về điểm đặt của lực: Có cùng điểm đặt (cùng tác dụng vào một vật).

- Về phương của lực: Có cùng phương.

- Về chiều của lực: ngược chiều nhau.

- Về cường độ: Có cường độ bằng nhau.

11 tháng 10 2016

1. Quyển sách đặt trên bàn sẽ chịu tác dụng của 2 lực:

   - Lực hút của trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

   - Lực nâng của mặt bàn có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

  Vì quyển sách nằm yên nên 2 lực này là 2 lực cân bằng.

2. Đơn vị lực : N (Niu-tơn)

11 tháng 10 2016

1)

Quyển sách đặt trên bàn sẽ chịu tác dụng của 2 lực:

   - Lực hút của trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

   - Lực nâng của mặt bàn có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

  Vì quyển sách nằm yên nên 2 lực này là 2 lực cân bằng.

2) Lực đo bằng đơn vị Niu - tơn ( N )

5 tháng 1 2017

1. Để đo độ dài ta dùng thước, có nhiều loại thước như thước cuộn, thước kẻ, thước dây... tùy vào mục đích sử dụng và độ dài vật cần đo mà ta sử dụng loại thước thích hợp.

5 tháng 1 2017

1. Để đo độ dài ta dùng thước.

Để đo thể tích chất lỏng thì ta sử dụng bình chia độ.

Để đo khối lượng ta sử dụng cân.

Để đo lực ta sử dụng lực kế.

Câu 1: Nêu một số dụng cụ đo độ dài? Chỉ rõ GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ?Câu 2: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Chỉ rõ GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ?Câu 3: Khối lượng của một vật là gì? Nêu các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ?Câu 4: Nêu các bước xác định thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ?Câu 5: Nêu các bước xác định thể tích của một vật...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu một số dụng cụ đo độ dài? Chỉ rõ GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ?

Câu 2: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Chỉ rõ GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ?

Câu 3: Khối lượng của một vật là gì? Nêu các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ?

Câu 4: Nêu các bước xác định thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ?

Câu 5: Nêu các bước xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước?

Câu 6: Trọng lực là gì? Nêu công thức và đơn vị của trọng lực? Nêu các bước đo độ lớn của trọng lực bằng lực kế?

Câu 7: Nêu các ví dụ về tác dụng lực đẩy, lực kéo của một vật?

Câu 8: Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu các ví dụ về hai lực cân bằng cùng tác dụng vào một vật?

Câu 9: Nêu ví dụ về tác dụng của một lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động?

Câu 10: Nêu định nghĩa công thức đơn vị khối lượng riêng của một vật?

Câu 12: Nêu định nghĩa công thức và đơn vị của trọng lượng riêng

0
28 tháng 7 2018

Đáp án C