K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Viết lại câu văn theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ:

Những chú ong cần mẫn, xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.

- Thành phần được mở rộng chủ ngữ: Những chú ong cần mẫn

17 tháng 5 2018

Doan van tren trich tu van ban '' Buc tranh cua em gai toi ''. Van ban thuoc the loai truyen ngan. Tac gia la Ta Duy Anh. PTBD la tu su 

Phep tu tu duoc su dung trong doan van la so sanh. Phep tu tu do la '' Con meo vao tranh to hon ca con ho nhung net mat lai vo cung de men ''

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

Lập dàn ý chi tiết cho bài văn sau :Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu... nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết một bài thơ như thế. Tuổi thơ, thời còn là học sinh sao mà quen đến thế những chùm hoa phượng đỏ thắm rực rỡ mỗi lúc hè về.Phượng không thơm như các loài hoa khác, không đẹp bằng các loài hoa khác nhưng phượng đỏ và nhiều. Hoa phượng có những...
Đọc tiếp

Lập dàn ý chi tiết cho bài văn sau :

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu... nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết một bài thơ như thế. Tuổi thơ, thời còn là học sinh sao mà quen đến thế những chùm hoa phượng đỏ thắm rực rỡ mỗi lúc hè về.

Phượng không thơm như các loài hoa khác, không đẹp bằng các loài hoa khác nhưng phượng đỏ và nhiều. Hoa phượng có những nét riêng và độc đáo. Phượng ở đây không phải một đoá, không phải vài cành mà là cả một vùng -một thân to rộng lớn.Hoa phượng càng đỏ thì lá phượng lại càng xanh, phượng nghe và thấu hiểu mọi tâm sự của bọn học trò vì phượng là " hoa học trò" mà. Còn ai có thể hiểu phượng hơn bọn học sinh chúng em, cái bọn ngày ngày cắp sách đến trường, và còn ai có tâm hồn tươi tắn để mãi cùng hoa phượng thắm tươi, vẫn là bọn chúng.

Thân phượng khẳng khiu, tán lá che rộng cả một vùng trời với màu xanh dịu mát, mỗi lúc thư giãn ma ngồi dưới tán phượng thì thật là thoải mái. Bởi vậy mà người ta trồng phượng khắp mọi nơi. 

Trường tôi cũng vậy, cũng trồng những hàng phượng xanh xanh nơi sân trường.những giờ ra chơi lũ chúng tôi đều kéo nhau ra bên chiếc ghế đá hay dưới gốc cây để nô đùa. đúng là nó đã chứng kiến mọi thứ, tuy kô nói nhưng tôi hiểu được rằng phượng luôn chia sẻ với chúng tôi niềm vui nỗi buồn để rồi có một ngày:
"Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
không hiêu rồi tôi sẽ nhớ gì?"

Cảnh tượng xa trường xa bạn bè và xa cả cây phượng thân yêu luôn gợi cho ta thật nhiều cảm xúc, mỗi lúc như thế ta lại thấy vừa vui vừa buồn.


Phượng vĩ là thế, với màu hoa đỏ như màu máu, nó cũng trở thành một con ngừơi thực sự đối với tôi, hình ảnh loài hoa "đặc biệt" với tiếng ve râm ran sẽ mãi cho tôi nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu.

1
14 tháng 4 2016

Đây là bài loài cây em yêu đúng ko bạn?

 

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa...
Đọc tiếp

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

 

a.  Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được trích từ tác phẩm nào của tác giả nào?

 

b. Tìm các từ láy có trong đoạn văn và cho biết hiệu quả của chúng trong việc miêu tả nhân vật “tôi”.

 

c.  Tìm và phân tích một hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

 

d. Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật Dế Mèn được nói đến trong đoạn văn trên trong đó có sử dụng cụm tính từ ( gạch chân dưới cụm tính từ mà em đã sử dụng).

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật Dế Mèn được nói đến trong đoạn văn trên trong đó có sử dụng cụm tính từ ( gạch chân dưới cụm tính từ mà em đã sử dụng).

1
13 tháng 3 2020

a) Miêu tả - Dế Mèn phiêu lưu ki - Tô Hoài.

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa...
Đọc tiếp

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

 

a.  Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được trích từ tác phẩm nào của tác giả nào?

 

b. Tìm các từ láy có trong đoạn văn và cho biết hiệu quả của chúng trong việc miêu tả nhân vật “tôi”.

 

c.  Tìm và phân tích một hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

 

d. Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật Dế Mèn được nói đến trong đoạn văn trên trong đó có sử dụng cụm tính từ ( gạch chân dưới cụm tính từ mà em đã sử dụng).

 

0
.. Kể từ hôm đ, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.Tôi chẳng tìm ở tôi một năng khiếu gì, Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên Tôi quyết định làm một việc mà...
Đọc tiếp

.. Kể từ hôm đ, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.

Tôi chẳng tìm ở tôi một năng khiếu gì, Và không hiểu sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên 

Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm nhũng búc tranh của Mèo. Dường như mội thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mawcf dù nó vẽ những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lơn, sứt một miếng cũng trở nên ngổ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến...

Từ nội dung đoạn trích, viết một câu văn nói về tác hại của lòng ghe tị.

 

0
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáoKhi đến trường cô giáo như mẹ hiền”Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô...
Đọc tiếp

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sang.

Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

BÀI HAY   Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5 - Những bài văn hay nhất

Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Hết)

Bài làm 2 học sinh lớp 5 – Tả cô giáo chủ nhiệm

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe…

Bài làm:

Trong đời học sinh của mình, tôi nhận được sự dạy dỗ của rất nhiều thầy cô giáo, nhưng người thầy cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Oanh, cô giáo chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người rất giản dị, cách ăn mặc của cô khác hẳn với những thầy cô khác. Hàng ngày đến lớp cô thường diện chiếc áo sơ mi và chiếc quần âu đen, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp dịu hiện của cô. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Với mái tóc ấy, khi thì cô tết tóc hai bên, khi cô búi cao trên đỉnh đầu, khi thì buộc cao lên. Dù tạo theo kiểu nào, nhìn cô vẫn rất trẻ trung và duyên dáng. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Dù chúng tôi có mắc khuyết điểm cô vẫn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến.

Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Khi giảng bài cô thường pha trò thêm để tạo không khí vui vẻ cho chúng tôi học bài, vì vậy tiết học của cô khiến chúng tôi rất thích thú. Những khi cần nghiêm khắc cô cũng rất nghiêm khắc với chúng tôi. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Trước giờ lên lớp cô luôn soạn giáo án rất cẩn thận và giảng bài rất nhiệt tình với học sinh. Cả lớp chúng tôi ai cũng yêu thích tiết học của cô.

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe. Những bạn học kém trong lớp được cô đến tận nhà để thăm và chỉ bảo. Bạn Nam học kém nhất lớp, và gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng nhờ sự giúp đỡ ân cần của cô, cùng với những món quà nhỏ mà cô đã trích ra từ đồng lương ít ỏi của mình, bạn Nam đã vượt qua khó khăn và vươn lên thành học sinh giỏi của lớp.

Tôi còn nhớ rất rõ lần ấy, tôi bị ốm và nghỉ học một tuần, khi đến lớp tôi rất lo lắng vì không theo kịp các bạn. Nhưng ánh mắt và sự tận tình của cô đã giúp tôi bình tĩnh trở lại. Cuối buổi học cô đã gọi tôi ở lại để giảng lại bài cho tôi nghe, cô nhắc bạn bên cạnh cho tôi mượn vở để tôi chép lại bài và căn dặn chỗ nào chưa hiểu cứ hỏi để cô giảng lại bài. Tôi rất vui và xúc động trước thái độ của cô, sau lần đó tôi đã học tập chăm chỉ hơn nhiều và cuối năm học đó tôi đã trở thành học sinh xuất sắc của lớp.

Bây giờ cô giáo chủ nhiệm của tôi đã là một cô giáo khác, nhưng hình ảnh về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 4 làm tôi không bao giờ quên. Suốt cuộc đời này tôi sẽ luôn lưu giữ hình ảnh cô trong tim mình và cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà cô đã dành cho chúng tôi.

6
22 tháng 8 2018

cũng hay

23 tháng 9 2018

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

Câu 1: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?A. Quan hệ thời gian; mức độ                             C. Sự phủ định; cầu khiếnB. Sự tiếp diễn tương tựD. Quan hệ trật tự Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự...
Đọc tiếp

Câu 1: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A. Quan hệ thời gian; mức độ                             

C. Sự phủ định; cầu khiến

B. Sự tiếp diễn tương tự

D. Quan hệ trật tự

 

Câu 2: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?

A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

B. Phó từ “thấy”  biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 3: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?

A. Hãy

B. Vẫn

C. Đừng

D. Chớ

Câu 4: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Chung

B. Đã

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 5: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

A. Chỉ mức độ

B. Chỉ khả năng

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?

A. Cũng

B. Không

C. Được

D. Cả A, B đều đúng

Câu 7: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”

A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.

B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.

C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.

D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.

Câu 8: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 9: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 10: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?

A. “nhôhụp

B. “giữađầu

C. “lênxuống

D. Cả ba đáp án trên

Câu 11: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?

A. Rất

B. Lắm

C. Quá

D. Cả ba đáp án trên

CÁC BẠN GIẢI NHANH GIÚP MÌNH NHA!!!

0