Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương Định:
Tâm hồn :
*Nhạy cảm , mơ mộng
-Là cô giá trẻ người Hà Nôi , từng có 1 thời học sinh hồn nhiên , vô tư
-Hay nhớ về kỉ niệm.( Kỉ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt : chỉ 1 cơn mưa đã vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô...)=> nó vừa là khao khát , vừa là động lực bền vững động viên cô trên chiến trường mặt trận.
-Nhạy cảm : thường quan tâm đến hình thức ( tự đánh giá mình là một cô gái khá) biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng tỏ ra kín đáo , tưởng như kiêu kì.
-Hay mơ mộng , tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống , kể cả công việc đầy nguy hiểm. => Nó như thách thức tinh thần của con người để rồi lúc vượt qua, chiến thăng nó cô cảm thấy thú vị.
*Hồn nhiên , yêu đời:
-Thích hát , thuộc rất nhiều bài hát , thậm chí còn bịa ra lời mà hát .
-Dưới cơn mưa đá , cô vui thích cuống cuồng , say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
*Phẩm chất anh hùng :
-Có tinh thân trách nhiệm với công việc
-Dũng cảm , gan dạ
-Bình tĩnh , tự tin , tự trọng.
+Khi thực hiện nv phá bom . ban đầu cô cảm thấy căng thăng , hồi hộp nhưng cảm thấy có ánh mắt của đồng đọi chiến sĩ dõi theo , lòng tự trong của cô đã chiến thắng cả bom đạn.
-Thương yêu đồng đội của mình :
+Chăm sóc Nho chu đáo
+Hiểu rõ tâm trạng của chị Thao khi Nho bị thương dù Thao đã cố che dấu điều đó bằng cách hát.
+Quý trọng và cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
=> Sự khốc liệt trong chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối , hồn nhiên thành bản lĩnh kiên cường của một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
-Nét điệu đà , hồn nhiên , đáng yêu của cô càng tôn thêm dáng vẻ dễ thương của cô Thiếu niên xung phong dũng cảm , gan dạ.
-Phương Định cũng như Nho và Thao là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
Đề yêu cầu nghị luận về hiện tượng: thích thể hiện cái tôi của các bạn trẻ ngày nay.
Đáp án cần chọn là: A
Phần gợi ý đã khá chi tiết với em nói là ko cop mạng thì em nên tự làm đi em, tự thân vận động em ạ
“Vẽ bậy trên tường, trên bàn ghế, nhả kẹo sao su bừa bãi trên cầu thang, lối đi, sân trường là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay đang xảy ra trong nhiều trường học.”
“Tùng! Tùng! Tùng”, tiếng trống trường vang lên dõng dạc báo hiệu giờ ra chơi đã đến, bầu không khí im lặng bị phá tan, tất cả học sinh trong lớp đều ùa ra như bầy chim sổ lồng, cả sân trường nhộn nhịp cả lên.
Khác hẳn với sự nghiêm trang của giờ học, sân trường náo nức tiếng cười nói của học sinh. Gương mặt bạn nào cũng tươi tắn, tràn đầy năng lượng, nụ cười hớn hở rạng ngời trên môi sau một tiết học căng thẳng. Sân trường vừa mới phút trước còn vắng vẻ, những hàng cây chỉ biết rì rào với gió đầy cô đơn bây giờ lại vui vẻ hẳn lên, những chú chim trong vòm lá bay về nhảy nhót và hót ríu rít, chắc hẳn ngắm cảnh đông vui thế này chúng cũng háo hức lắm! Mỗi bạn lại có những hoạt động khác nhau: góc phải sân có nhóm chơi đuổi bắt vòng quanh sân trường; góc trái là những bạn nữ tíu tít chơi ô ăn quan hay chơi nhảy dây, những chiếc dây cao su đầy màu sắc làm sân trường thêm sặc sỡ; những bạn nam lại hăng say chơi đá bóng đá cầu, quả cầu cứ chuyền qua chuyền lại qua chân không bao giờ chạm đất, thật khéo léo làm sao, có những bạn lại thích ngồi dưới gốc cây phượng dang rộng tán lá tỏa bóng mát để đọc truyện hoặc là nói chuyện rôm rả với bạn bè của mình; vui nhất là nhóm bạn chơi kéo co vô cùng kịch tính giữa sân trường, sợi dây cứ nghiêng về bên này rồi nghiêng về bên khác, xung quanh mọi người cổ vũ rất nhiệt tình chỉ nhìn thôi đã muốn nhập cuộc rồi! Trên trán các bạn đẫm mồ hôi nhưng ngay lập tức sẽ có cơn gió nhẹ nhàng mát dịu xua tan cơn nóng đi. Những chiếc lá bàng rung rinh như muốn góp vui cùng chúng em, ánh nắng vàng rải rác khắp sân như muốn nhảy múa, bầu trời xanh trong không một gợn mây thích hợp cho mọi hoạt động giải trí của học sinh. Ai cũng muốn giờ ra chơi kéo dài thật lâu nhưng thời gian dần trôi tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ học mới lại bắt đầu, bạn nào cũng nuối tiếc song đều nghiêm túc vào học.
Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của em khi ở trường, nhờ có 15 phút giải lao đó mà em được xả hơi và chuẩn bị tinh thần tiếp tục học tập. Sau này lớn lên những kỉ niệm đẹp trong giờ ra chơi sẽ còn ghi dấu mãi trong tâm trí em.
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.