Heo miii~

<...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

 

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,… Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự . Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

 
 
 
 

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ – người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cẩn cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông gió lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng… Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ… ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

17 tháng 4 2019

@_love_

Cái này có trên mạng r mà :'(

15 tháng 3 2022

1 đoạn văn ngắn khoảng 1 mặt giấy ;v

15 tháng 3 2022

:"))nửa tờ giấy thi

10 tháng 7 2017

1. Mở bài:
- Lười biếng là một trong những thói xấu của con người. Lười biếng chẳng những không làm được việc gì nên chuyện mà còn là gốc rễ của những thói xấu khác.
- Nhà văn Lỗ Tấn đã đúc kết nên chân lí của sự thành công: "Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng"
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Người lười biếng: là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm việc.
- Thành công: là mục đích, kết quả mà ta đạt được.
- Lỗ Tấn đã rút ra chân lí của sự thành công: Phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, trí tuệ, sự gian nan, vất vả, thậm chí nếm trải những thất bại mới có được thành công: "Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng".
b. Phân tích, chứng minh:
- Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa:
+ Đó là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí thì mới thành.
+ Không có thành cong, thành quả nào mà không phải đổ mồ hôi, công sức.
- Người nông dân làm ra hạt gạo phải "một nắng hai sương":
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
(Ca dao)
- Một công trình khoa học, một sáng chế ra đời: là cả một quá trình nghiên cứu, lao động miệt mài, khó nhọc của người kĩ sư mới có được.
- Trở thành một giáo viên giỏi, một bác sĩ giỏi, một nhà văn nổi tiếng, được mọi người kính trọng: phải đổi bằng cả tâm huyết cuộc đời cho sự nghiệp.
- Trở thành một học sinh giỏi: phải biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ cao đẹp và phải nỗ lực hết mình để thực hiện nó. Không thể là một người "há miệng chờ sung", "ôm cây đợi thỏ"…

c. Bình luận:
- Không có sự thành công nào cho người lười biếng. Phê phán thói lười biếng đã có rất nhiều câu nói:
+ "Làm biếng ngồi ăn lở núi non" (Nguyễn Trãi)
+ "Sự buồn chán bước vào thế giới qua cửa lười biếng" (La Bruye)
+ "Lười biếng là mẹ đẻ của sự ăn cắp và đói rét" (V. Huy-go)
Vậy lười biếng là một thói xấu. Câu nói của Lỗ Tấn cũng nhằm phê phán thói lười biếng.
- Khẳng định:
+ Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, kiên trì, kiên trì, chịu khó.
+ Lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm việc gì có ý nghĩa.
3. Kết bài:
- Hãy xây dựng ước mơ, hoài bão và nhân cách của mình bằn sức lao động, bằng sự cần cù chăm chỉ.
- Có như vậy mới trở thành người tài đức, mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hồ Chí Minh nói:
"Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ"

*** Mk làm dàn ý cho gọn nhé***

10 tháng 7 2017

Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn gặt hái được nhiều thành công. Thành công, đó có thể là lúc chúng ta tự mình nỗ lực đặt chân lên đỉnh núi cao vời vợi rồi lặng ngắm cả thế giới, là phút giây giật tung dải ruy băng và vỡ òa trong chiến thắng vì biết mình là người về đích trên đường đua sớm nhất,… Đó chính là kết quả của sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng. Không ai trong chúng ta đạt được thành công mà không phải chăm chỉ, mệt mài, khổ luyện. Cũng giống như câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

Thành công là khi bạn đạt được một mục tiêu, một điều gì đó trong cuộc sống và có lẽ thành công là ước muốn của rất nhiều người. Một con người thành công thường là người có đỉnh cao trên cuon đường công danh sự nghiệp, có địa vị nhất định. “Lười biếng” là không chịu làm việc, không chịu suy nghĩ, là thụ động, không cố gắng nỗ lực phấn đấu. Còn “dấu chân” là một cách nói hình tượng để chỉ những dấu ấn của con người trên bước đường thành công, những con người đó là những con người luôn lao động miệt mài, chăm chỉ học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ. Và học xứng đáng được bước trên con đường đó. Nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” tức là khẳng định hành trình đến thành công không bao giờ có sự góp mặt của những kẻ lười biếng. Và chúng ta không thể thành công nếu không chăm chỉ, miệt mài làm việc và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cánh cửa thành công chỉ chào đón những ai nỗ lực không ngừng nghỉ.

Có thể thấy, thành công không phải là đích đến mà là cả một hành trình dài dằng dặc. Liệu rằng những con người biếng liệu có đủ kiên nhẫn để bước đi trên con đường đó? Hơn nữa, con đường ấy không chỉ dài mà nó còn nhiều cạm bẫy, những chông gai, thử thách. Những kẻ lười biếng khi bước đi trên con đường đấy, chắc chắn sẽ vấp ngã và gặp phải những thất bại đau đớn. Đường thành công cũng không phải là con đường mòn mà nó là con đường mới, đòi hỏi sự đột phá, sáng tạo. Những người chỉ trông chờ, ỷ lại, thụ động không chịu suy nghĩ chắc chắn sẽ không thể thành công được. Kẻ lười biếng thụ động, dựa dẫm, thích hưởng thụ sẽ trờ thành con ngừoi ích kỉ, vô dụng cho người thân, gia đình, và xã hội. Trái lại, nếu chúng ta chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn nỗ lực không ngừng trên con đường dài ấy, chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được nhiều quả ngọt, hoa thơm. Thành công cần có năng lực tốt, nhưng kể cả khi bạn có điểm xuất phát thấp, năng lực chưa tốt chỉ cần bạn chịu khó, kiên trì bề bỉ, chắc chắn bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Chịu khó suy nghĩ, lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ giúp bạn có kinh nghiệm vững chắc, từ đó giúp bạn tự tin hơn trên con đường thành công của mình.Câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng tiếc là ngày nay, không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Bên cạnh những con người chăm chỉ, luôn không ngừng học tập và làm việc thì lại có những con người ý lại, biếng lười. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ này đã trở thành căn bệnh của biết bao người. Điều đáng buồn, trong số đó, giới trẻ lại chiếm một phần không nhỏ. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, chạy đua theo những thứ giá trị ảo mà quên mất sự thể hiện giá trị thật của bản thân mình. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào.

Dẫu biết rằng, chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn luôn sáng tạo, có lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nếu chỉ chăm chỉ, siêng năng mà dập khuôn máy móc cũng khó có thể chạm tay đến cánh cửa thành công được. Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần có lòng tự trọng. Khi tự trọng về danh dự của bản thân, chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng. Tự trọng và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành trọn vẹn mục tiêu đã đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự chữa khỏi căn bệnh lười biếng này cho mình được.

Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của nhà bác học Albert Einstein: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối”. Chúng ta đều có thể thấy rằng, không ai đạt được thành công mà lại không phải trải qua sự rèn luyện khó khăn, vất vả. Để có được một tác phẩm hội họa được cả thế giới chiêm ngưỡng thì người họa sĩ cũng phải chăm chỉ, miệt mài, cố gắng. Để có được một giọng hát hay được nhiều người mến mộ người ca sĩ cùng phải ngày đêm cần cù, rèn luyện. Tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ, siêng năng thì họ mới có thể thành công. Vậy nên “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, gặp bài toán khó không suy nghĩ sao biết mình làm được hay không. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện bản thân mình, chăm chỉ, miệt mài ắt sẽ thành tài, thành giỏi.

24 tháng 6 2016

Câu văn biền ngẫu" Ngọc không mài không thành đồ vật , người không học không biết rõ đạo" đã chỉ rõ tác dụng của việc học là chỉ có học thì con người mới trở nên tốt đẹp. Do đó không thể không học tập. Biện pháp so sánh"việc học" với việc "mài ngọc" khiến ta hình dung học là con đường tất yếu của loài người. 

       mk tự làm đó p không chép mạng đâu nên không được hay lắmvui

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Có ai đó đã từng nói rằng: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. Có thể thấy, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta biết vượt qua giông tố của cuộc đời, chinh phục khó khăn thử thách và biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Gặp gỡ tư tưởng với câu nói trên, cũng đã có ý kiến cho rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý kiến: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” có nghĩa là gì. Ý chí là à khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Còn “con đường” là gì? Chúng ta có thể hiểu nó theo nhiều cách, con đường đó có thể là đường dẫn đến mục tiêu, lí tưởng, con đường dẫn đến tương lai, con đường dẫn đến thành công,… Và dù chúng ta hiểu nó như thế nào thì trên mỗi con đường ấy đều có sự hiện diện của ý chí và nghị lực. Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, câu nói Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”   muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thách thức đang đón chờ chúng ta ở phía trước nhưng nếu chúng ta có ý chí, nghị lực thì chắc chắn chúng ta đều sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công.

Vậy tại sao chúng ta cần có ý chí? Trước hết, chúng ta đều biết rằng, con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc không hề bằng phẳng và trái lại, có đầy những chông gai thử thách. Để có thể vượt qua khó khăn, thử thách ấy, chúng ta cần có ý chí. Ý chí sẽ giúp chúng ta có nghị lực kiên cường, lòng quyết tâm sắt đá, lòng dũng cảm để đạp đổ mọi khó khăn thử thách ấy. Mỗi lần trải qua khó khăn thử thách ấy, hẳn bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể quật đổ những gian nan, thách thức kia. Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại. Đó có thể là những cú vấp ngã rất đau đớn nhưng đừng vội bỏ cuộc. Hãy nghỉ ngơi, dừng chân, từ từ nhen nhóm ngọn lửa của ý chí, đứng dậy, và tiếp tục vững vước tiếp. Mỗi một lần chúng ta can đảm đối mặt với khó khăn thử thách là một lần chúng ta lại được tôi luyện bản thân mình. Từ đó, chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống để có thể giải quyết khó khăn một cách dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đều thấy rằng:  : ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta vượt qua khó khăn, chinh phục thử thách; ý chí là chìa khóa để mở ta con đường thành công. Nếu thiếu đi ý chí tức là chúng ta đã chịu đầu hàng trước khó khăn thử thách, mặc cảm cho số phận quyết định bản thân mình. Dần dần, chúng ta sẽ bị rơi vào thất bạn. Trong cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương vượt qua nghịch cảnh, khó khăn nhờ vào ý chí, nghị lực. Những trang sách Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường đã ghi lại nhiều những cái tên, dấu ấn của con người trẻ tuổi nhờ vào ý chí, nghị lực mà chinh phục mọi khó khăn, đặt trên đến đỉnh thành công. Điển hình trong số đó, phải kể đến người anh hùng của thời đại Nick Vuijic.  Sinh ra đã không có tứ chi, phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, anh rơi vào trầm cảm và có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế rồi anh nhận ra rằng, trên thế giới này, còn rất nhiều người khác chịu thiệt thòi giống mình, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân và có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng: “Chúa tạo ra tôi ắt phải có dụng ý nào đó và sẽ không để tôi mãi mãi trở nên vô dụng”,…” tôi được sinh ra không phải vì sự trừng phạt của Chúa mà vì sự sáng tạo của Người để hiện lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nhờ suy nghĩ tích cực, Nick đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép và trờ thành nhà diễn thuyếy, tuyên truyền động lực và đại sứ truyền cảm hứng sống nổi tiếng trên thế giới. Hay chúng ta cũng có thể kể đến nhà soạn nhạc đại tài: Ludwig Van Beethoven, một con người đã dũng cảm vượi qua nỗi đau mất đi thính giác, một con người đã tạo nên những kiệt tác khiến cả thể giới phải ngưỡng mộ.

Như vậy, tất cả chúng ta đều thấy rằng, nếu có ý chí, không một khó khăn, thách thức nào có thể cản bước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, có ít người nhận thức rõ về diều này. Bên cạnh những con người sống có ý chí, nghị lực, chị khó tôi rèn bản thân mình trong khó khăn thách thức thì lại có những con người sống thiếu ý chí. Họ mới chỉ vấp phải một chút thất bại mà đã bỏ cuộc, để mặc cho số phận quyết định. Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa.

Mặc dù,  ý chí là giúp chúng ta bước đến đỉnh thành công một cách nhanh nhất nhưng nếu chỉ ý chí, nghị lực thôi thì chưa đủ. Con đường đến thành công đòi hỏi rất nhiều thứ. Muốn thành công, chúng ta cũng cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống. Thêm nữa, chúng ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người khác. Khi chúng ta có được những kĩ năng sống cần thiết như vậy, cùng với ngọn lửa của ý chí, nghị lực, chắc chắn chúng ta đều có thể đạt được thành công.

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

Nhà văn Nguyễn Bá Học đã từng khẳng định: Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu chúng ta dũng cảm, có ý chí, nghị lực thì chẳng sông núi nào có thể cản bước được chúng ta cả. Đó cũng là thông điệp của câu nói “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Đó không đơn thuần chỉ là một câu nói nhắn nhủ với chúng ta về việc sống phải có ý chí và nghị lực mà nó còn được chọn làm tên của một cuốn sách với đầy niềm cảm hứng mới mẻ. Nếu bạn chưa tìm được ngọn lửa sống của mình, tôi khuyên bạn nên tìm đọc mua cuốn sách này bởi trong đó chứa rất nhiều câu chuyện sẽ giúp bạn có thêm ý chí, động lực sống để vững bước trên con đường của mình. Khi gấp cuốn sách lại, tôi đã thấy được một điều kì diệu trước mắt của mình. Còn bạn thì sao? Hãy thử xem…

5 tháng 8 2020

hạnh phúc là con đường chung ta không tìn thấy 1 cái nào quan trọng nhất hạnh phúc không đên đến hạnh phúc cho mình là 1 con đường chung ta không được hạnh phúc nào cả vì vậy không có con đường nafo hạnh phúc hết 

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một...
Đọc tiếp

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?''

a) Phân tích trên là lời nói hay suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện:'' Lão Hạc'' ( Nam Cao )? Chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm ?

b) Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong tên văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Theo em, vì sao người hút thuốc lá biết thuốc lá có hại mà vẫn sử dụng ? Hãy dùng một câu ngắn gọn để tự nhắc  nhở mình về việc hút thuốc lá

0