Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết cây nhãn có từ bao giờ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra thì rặng nhãn đã xanh rì trước cổng, đầu thôn. Và không biết từ bao giờ, hình ảnh cây nhãn, tên gọi cây nhãn đã trở thành tình yêu trong tôi.
Đi khắp quê hương tôi không bao giờ thiếu vắng bóng cây nhãn. Màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Cây nhãn đã gắn bó với người dân quê tôi từ bao đời nay. Những buổi trưa hè nắng như đổ lửa, nhãn toả bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ, cây nhãn mang dáng dấp của ngươif dân quê tôi. Và tôi rất thích cái cảm giác khi sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn. Cảm giác ấy giống như sờ vào bàn tay chai sạn của bà, của mẹ. Cũng như người dân quê tôi, từ bao đời nay, nhãn cần mần chắt chiu những hạt phù sa mặn mòi từ trong lòng đất, để đơm hoa, kết quả đem lại nguồn thu nhập cho quê hương còn nghèo nàn và đầy gian khó.
Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi đến trường, cây nhãn xèo bóng rợp đường tôi đi. Mùa xuôn, hoa nhãn nở khắp trời, tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày nào cũng vậy, trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn, ngửa mặt lên, nhắm mắt lại, hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn vào cả lồng ngực. Một mùi thơm dịu mát khó tả. Tôi gọi đó là mùi của quê hương.
Và khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, khi những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ lá trên quả. Hạt bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ, vỏ đã nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần trong miệng, vào tim, lan ra từng đường gân, sớ thịt. Một vị ngọt thơm, đậm đà rất riêng như chứa cả vị mặn mòi của phù sa từ sâu trong lòng đất quê hương.
Mỗi khi đi xa, nhớ về quê hương mình, hình ảnh đầu tiên tràn về trong tâm trí tôi bao giờ cũng là cây nhãn. Và dù đi đến đâu, thấy bóng dáng cây nhãn là tôi thấy bóng dáng quê hương mình ở đó.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
Mỗi nơi trên đất nước ta đều có những đặc sản , món ăn riêng. Những món ăn đó đều mang những nét đẹp truyền thống , không có món ăn nào giống nhau cả. Quê hương tôi ở Hưng Yên nghe cái tên có vẻ ai cũng nghĩ nó chỉ là một vùng quê không được đẹp nhưng các bạn đã sai khi đã nghĩ như vậy. Nơi đây phong cảnh rất đẹp từ con người đến thiên nhiên. Với những bãi ngô đang bắt đầu vào mùa,....Rất nhiều những thứ thú vị và hay nhưng đâu ai biết đặc sản ở đây. Nơi đây có nhãn lồng, bạn đã thưởng thức hương vị của nó chưa. Nhãn lồng bên trong có cùi dầy.Về kích thước: Quả nhãn lồng thường có kích thước khá đều nhau. Cùi và hạt nhãn: Cùi nhãn lồng Hưng Yên dày và khô, còn cùi nhãn Trung Quốc dày nhưng nhiều nước. Đặc biệt, cùi nhãn lồng có hai dẻ xếp rất khít nhau - đây là đặc điểm mà chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên mới có. Trên mặt ngoài cùi nhãn lồng Hưng Yên hình thành các nếp nhăn, các múi bóng nhẵn hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu.
Hương vị rất tuyệt, mới nhắc đến thôi tôi đã cảm thấy rất muốn thưởng thức nó rồi. Phong cảnh thật đẹp và cả nhãn lồng hương vị tôi yêu.
Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.
Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc thầy đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Nhưng điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.
Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.
Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm… Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quí mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.
Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở truờng. Vậy nên, mẹ em luôn liên lạc với cô mỗi tối thứ bảy, trao đổi với cô về tinh hình học tập của em…
Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian
#Trang
Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã ; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?
Có nhạc sĩ nào đã viết: “Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu”. Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.
Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.
Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.
Tuổi thơ, bước chân chưa đi xa, nhưng "hồn" chân quê được giáo dưỡng từ lời ông bà, từ hương quê – hương nhãn máu thịt. Và đến hôm nay, quê tôi vẫn giữ gìn, vun xới cho nhãn lồng thêm sai quả. Cây nhãn lồng cổ thụ ở Phố Hiến 400 tuổi đã trở thành "bảo tàng sống" của giống nhãn lồng mà từ thời Lê Quý Đôn, ông đã ghi chép vào sách "Phủ biên tạp lục", nhưng "chút chít" của nó có mặt trên khắp xứ Hồng Châu màu mỡ. Từ bao đời nay, mạch sống của đất đai con người vẫn ngầm chảy không ngưng nghỉ như thể để tạo nên sắc thái riêng của quê hương, xứ sở cho chúng ta một "cõi nhớ" không thể quên nơi chốn sinh thành.
Nhìn những chú ong mật cần mẫn lấy phấn hoa nhãn để làm nên mật ong vàng dịu, trong veo, thơm hương nhãn, càng thêm thương người dân quê tôi cũng hệt như đàn ong mật kia, một nắng hai sương làm đẹp cho đời từ cây nhãn. Quả nhãn lồng thơm ngon, long nhãn, mật ong nhãn – những vị thuốc bổ được ưa chuộng, đều là những đặc sản của vùng đất sa bồi vốn được mở mang từ thuở Vua Hùng thứ 18.
Sinh ra trên mảnh đất Hưng Yên, cái chưa đi đã nhớ, chưa về đã thương của người xa quê từ xa xưa đã được ông cha ta khẳng định: “Dù ai buôn Bắc bán Đông/Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên” (Ca dao). Bởi, thông thường người tha hương nhớ về những gì được coi là đặc trưng nhất của vùng quê mình: “Quê ta quê của tình thương/ Quê ta quê của vị hương nhãn lồng”; “Bình minh trên dải sông Hồng/ Sum suê bóng nhãn mượt đồng đay xanh” (Ca dao). Trở về Hưng Yên vào đúng mùa nhãn, chúng ta mới thấy hết được sức sống mạnh mẽ của nhãn và tình cảm sâu nặng của con người nơi đây đã bao đời gắn bó với nhãn.Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân còn quả chín vào tháng sáu âm lịch vì thế, ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm…”. Đi giữa hai hàng nhãn trĩu nặng trái vào “tháng nhãn” (chữ của Vũ Bằng), hương nhãn thơm mát tỏa ra như đưa ta ngược dòng thời gian trở về những miền ấu thơ. Thuở nhỏ, dưới tán nhãn xòe ra như một cây nấm cổ thụ, ta thường tập tụ nô đùa và nở những nụ cười khoái chí, hồn nhiên, những tiếng reo hò tinh nghịch như pháo rang làm rộn ràng một khoảng trời thơ. Rồi, sau những trận mưa trút, mấy người bạn thân cùng rủ nhau đi nhặt những trái nhãn rụng. Nhặt những trái nhãn chín mọng dưới tán cây nhãn, thỉnh thoảng những giọt mưa còn đọng lại trên lá rơi xuống mà cứ ngỡ nhãn rụng... Nhãn như người bạn cùng ta lớn lên từng ngày. Nhãn gắn bó mật thiết với tuổi thơ tanhư bóng với hình.