K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2017

Muốn nói cô Thuận không

25 tháng 10 2017

hổn cái lòi

23 tháng 10 2017

Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình

Đề bài: Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.

Bài làm

Từng tia nắng ban mai nhẹ nhàng hôn lên cành cây kẽ lá, xua tan đi màn đêm u ám và lạnh lẽo. Nắng ngoài kia cứ mãi nhảy nhót vô tư, nắng vàng lung linh là thế mà sao trước mắt tôi chỉ còn một màu vàng nhợt nhạt. Là nắng khác hay do hoàn cảnh của tôi nay đã đổi thay?... Sau song sắt thô bạo của chiếc lồng, tôi đây là một chú chim vàng anh bé nhỏ. Mới mấy giờ trước thôi, tôi còn vẫy vùng ca hát dưới bầu trời xanh tự do vậy mà giờ đây tôi lại bị giam cầm như thế này.

Này nhé, khi tôi đang chợp mắt trong chiếc tổ ấm áp thì bỗng nghe thấy tiếng lá xào xạc bên tai. Rồi bất ngờ một bàn tay khổng lồ ập đến, tóm chặt lấy tôi. Mặc dù tôi đã kháng cự hết mình nhưng bàn tay ấy vẫn dễ dàng đưa tôi vào một chiếc lồng. Và thế giới quanh tôi chỉ còn là bóng tối ghê rợn. Tôi nghe thấy tiếng nói vang lên:

- Xin lỗi chú chim nhỏ, ta không muốn làm hại chú đâu, chúng ta chỉ muốn đem niềm vui đến cho đứa con trai bất hạnh của mình, hãy hiểu cho nỗi lòng của chúng ta!

Dòng suy nghĩ giận dữ lập tức bủa vây lấy tâm trí tôi: “ Tại sao? Tại sao các người chỉ luôn nghĩ tới cá nhân mình mà không để tâm đến những sinh vật nhỏ bé chúng tôi? Các người coi chúng tôi là thứ mua vui tầm thường sao? Tầm thường ư? Không đâu, loài chim đã mang đến thế giới này bao lời ca tiếng hát, chúng tôi trừ sâu diệt hại để mùa màng bội thu. Vậy mà sau tất cả, chúng tôi được trả ơn trong những thanh sắt tù túng như thế này ư? ”. Càng nghĩ tôi càng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Nhưng tôi cũng đủ bình tĩnh nhận ra rằng tôi đang ở trên một chiếc xe. Nhịp xe lắc lư khiến tôi choáng váng cả đầu óc: “ Tôi thường nghe nói loài người luôn khát khao tự do và đấu tranh hàng nghìn hàng vạn năm đề có một thế giới hòa bình. Hòa bình của các người mới đẹp đẽ làm sao? Mới đáng trân trọng làm sao? Vậy mà giờ đây chính những con người ấy lại đang cướp đi sự tự do của chúng tôi. Phải chăng những băng rôn, khẩu hiệu, những lời kêu gọi hòa bình chỉ là sự giả dối, là cái vỏ bọc che đậy sự độc ác và tham lam? ”. Càng bức xúc, tôi lại càng nhớ về khu rừng thân yêu. Nhớ ánh trăng vàng như mật rót xuống tán lá xanh mướt, nhớ giọt sương long lanh mỗi sớm mai tinh khiết, nhớ cái tổ đơn sơ mà luôn rộn rã tiếng nói cười nơi lũ chim muông chúng tôi tụ họp. Tất cả giờ sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ nhung khôn xiết mà thôi!

Đang miên man với dòng suy nghĩ, đột ngột chiếc ô tô dừng lại và ánh sáng bên ngoài ập vào cốp xe. Họ dẫn tôi qua một ngôi biệt thự khang trang và dừng lại trước căn phòng nhỏ. Cánh cửa mở toang, ở góc phòng là một cậu bé gầy gò, đôi mắt cậu rất đẹp song dường như ẩn chứa vẻ sợ sệt. Ôi chao! Cậu bé đó mới đáng thương làm sao! Có lẽ đây là người con trai họ vừa nhắc đến. Người phụ nữ cất giọng dịu dàng:

- Con trai ngoan, bố mẹ có quà cho con đây, một chú chim vàng anh như con mong ước nhé!

Cậu bé đón lấy chiếc lồng một cách vô hồn nhưng tôi thấy sau đôi mắt kia ánh lên niềm vui nhỏ. Người phụ nữ thở dài:

- Tội nghiệp con tôi! Nó mới bảy tuổi mà mang căn bệnh trầm cảm quái ác!

Người chồng an ủi vợ:

- Mong là chú chim này sẽ giúp bệnh tình của con khá hơn một chút.

Họ đứng nhìn con một lát rồi đóng cửa ra ngoài, bỏ lại cậu bé bên đống đồ chơi vương vãi và tôi. Thời gian trôi qua tưởng như vô tận, cái đồng hồ đều đều tích tắc, tôi ủ dột trong lồng và cậu bé thì câm lặng. Tất cả như đang chơi trò chơi mà ở đó không ai được nói. Bất ngờ, một cách rụt rè, cậu xách chiếc lồng đặt lên cửa sổ ngập nắng, thì thầm:

- Chào mày, chắc phải về đây, một nơi xa lạ, trong cái lồng này, mày rất tù túng và bí bách phải không? Đó cũng là điều dễ hiểu thôi vì chính tao cũng thấy thế khi ở trong căn phòng này. Vậy nên hãy ở đây và làm bạn với tao được không?

Trên khung cửa sổ, chiếc chuông gió kêu leng ca leng keng, vài bông hoa giấy hồng thắm bị ai bỏ quên giữa đám lá xanh rờn. Nắng len qua khe cửa, chiếu lên khuôn mặt thơ ngây của cậu bé, tỏa sáng… Cậu lại lên tiếng, phá vỡ bầu không gian trong veo như thủy tinh ấy:

-Tao cũng lạc lõng và cô đơn như mày. Bố mẹ tao suốt ngày thám hiểm, leo đèo vượt núi, khám phá vùng đất mới, bỏ tao ở nhà cạnh người giúp việc với bốn bức tường cùng máy tính, truyện tranh và sách vở. Tao đã rất thèm mâm cơm ấm cúng gia đình, thèm được bố mẹ la mắng khi bị điểm kém, thèm cuối tuần được bố mẹ dẫn đi chơi… Tao đã cố gắng học giỏi nhưng bố mẹ chẳng ở nhà với tao mà những gì tao nhận lại là tấm vé xem phim một mình, buổi tối trong căn nhà trống vắng.

Giọng cậu nhẹ, nhẹ bẫng tựa đám mây lơ lửng ngoài kia tán gẫu bên ông mặt trời vậy. Cậu bảo:

- Cuối cùng, tao chán ghét mọi thứ và thu mình vào thế giới của riêng mình. Và cũng chính khi ấy, tao đã nhận được tình yêu thương tao mong ước bấy lâu nhưng tất cả thật muộn màng. Dường như thật khó khăn đối với tao để đón nhận tình cảm ấy. Mày là món quà đầu tiên khiến tao thấy sự lo lắng, thấu hiểu của bố mẹ. Chưa bao giờ tao có lấy một người bạn nhưng giờ tao có mày để giãi bày tâm sự. Mày sẵn sàng lắng nghe tao chứ?

Cậu kể câu chuyện của mình một cách hờ hững như thể đó là chuyện của ai kia chứ không phải của bản thân cậu. Cậu ăn nói có phần già dặn nữa. Có lẽ cậu bé đã thiếu thốn tình cảm của bố mẹ quá lâu rồi. Tôi thấy có gì nghẹn lại nơi cổ họng. Thật sự tôi rất thương cậu vì tôi cũng là một chú chim mồ côi cha mẹ, không còn ai bên đời. Nhưng sau bao biến cố, tôi đã vững vàng, sống vui vẻ bởi xung quanh tôi vẫn còn nhiều bạn bè giúp đỡ. Không hiểu sao lúc này tôi không còn nghĩ suy về sự giam cầm nữa mà chỉ có ước muốn giúp cậu bé trở lại những tháng năm tuổi thơ hồn nhiên.

Ngày qua ngày, tôi bên cậu cùng học, cùng ăn, cùng chơi và cùng chia sẻ những điều nhỏ nhặt trên trường, ở lớp. Tôi cảm thấy như mình có sứ mệnh của một thiên thần đem lại hạnh phúc cho cậu bé. Thiên thần thì phải có đôi cánh và đôi cánh của tôi chính là giọng hót này. Bởi vậy, tôi mang giọng hát mượt mà ấy để cậu có thể tìm lại chính mình và niềm tin vào cuộc sống.

Và dần dần, cậu bé đã tự tin bước ra khỏi “ bóng tối ” của bản thân. Cậu quay lại bên gia đình, bạn bè. Cậu dũng cảm chia sẻ với bố mẹ những điều trong lòng. Họ hiểu ra và dành nhiều thời gian cho tổ ấm của mình hơn. Không chỉ vậy, nụ cười tưởng đã mất lại rạng ngời trên gương mặt cậu bé.

Cuộc sống cứ thế tiếp diễn rồi một ngày đẹp trời, chiếc xe lăn bánh chở cả nhà ngược lên Tây Bắc – ngôi nhà của tôi. Cảm giác bồn chồn cồn cào ruột gan tôi. Tôi muốn bay lên, về với rừng xanh thân yêu. Thật không ngờ, như có thần giao cách cảm, cậu bé đưa tay mở cửa lồng ra và nói với tôi:

- Mày đã đem lại niềm vui cho tao suốt mấy tuần nay. Tao đã tự phá vỡ vỏ bọc để hòa nhập với mọi người. Giờ tao cũng không nên cướp đi tự do của mày lâu hơn nữa. Bay đi nhé, người bạn của tao!

Tôi phải làm sao bây giờ? Suốt khoảng thời gian qua, tôi đã coi đó là gia đình của mình. Ác cảm với con người cũng dần phai nhạt trong tôi. Tôi từng nghe có câu: “ Nhân loại là cả một đại dương, nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà dơ bẩn”. Như đôi vợ chồng này, bất đắc dĩ họ mới bắt tôi về. Tôi thật lòng yêu mến họ nhưng tôi không thể quên đi nơi “ chôn rau cắt rốn ” của mình. Cánh rừng này là nơi tôi sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời tôi đã được vun đắp tại đây. Đó là tiếng hót ngập ngừng, bước đi đầu tiên chập chững, những sải cánh vụng về… Chính vì những khoảnh khắc ấy, không thể bởi những xúc cảm mới mẻ kia mà tôi quay lưng lại với gốc rễ, quê hương của mình. Tôi quyết định dang rộng đôi cánh và bay khỏi chiếc lồng xấu xí kia.

Trước khi về với thiên nhiên, tôi lưu luyến ngoảnh lại, cất tiếng ca trong trẻo nhất, thánh thót nhất như món quà cuối cùng dành tặng người bạn nhỏ. Cậu bé cười tươi nhìn theo tôi và hét lên:

- Hãy mang tiếng hót tuyệt vời của mày lan tỏa khắp nơi nhé vì đó chính là tiếng hót của hạnh phúc đấy!

Nhất định khi trở về với núi rừng đại ngàn, tôi sẽ đặt nụ cười rạng rỡ của cậu bé vào trái tim – nụ cười ấy lấp lánh hơn cả ánh mặt trời.

Ông lão : Sao nhà cửa lại thế này ? Lâu đài , cung điện nguy nga đâu rồi ? Cả binh lính đứng gác nữa ?

Mụ vợ : Mất tất cả rồi ! Mất tất cả rồi ! 

Ông lão : Có gì bà kể tôi nghe đi , rồi tôi sẽ có cách giải quyết .

Mụ vợ : Tôi đang ở trong lâu đài cung điện đẹp đẽ thì bỗng nhiên " Bụp " một cái , tất cả chỉ trong nháy mắt biến mất ! 

Ông lão : Đấy , bà thấy chưa , " tham thì thâm " là rất đúng đấy ! Nếu bà chỉ ước một vài điều ước nhỏ nhoi thôi thì không đến nỗi ... 

Mụ vợ : Tôi biết lỗi rồi , tha cho tôi nhé ! Tôi đã sai rồi ! Từ nay chúng ta sống hạnh phúc bên nhau và đừng có mối hiềm khích nữa nhé ! 

Thế là từ đó hai người sống hạnh phúc với nhau tới cuối đời .

23 tháng 2 2018

(ông) Vợ à chuyện đã qua thì đừng có bận tậm nữa.

        Tôi sẽ ngày ngày cố gằng làm việc để kiếm sống và làm giàu bản thân. 

(vợ nói) Ông à tôi thật có lỗi với ông bởi tính kiêu ngạo ham giàu mới xảy ra việc nay tôi thật hối hận giờ tôi sẽ cùng ông đi làm viêc.

23 tháng 2 2018

Ông lão: "Bà đã thấy tác hại của việc quá tham làm chưa?"

Bà lão: "Rồi, tôi đã thấy"

Ông: "Lúc đầu nhìn con cá vàng ấy, tôi chỉ muốn ước sao cho bà và tôi mãi hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì nghĩ đến lợi ích của bản thân, bây giờ chúng ta phải ngồi lại và ngẫm nghĩ về cuộc sống này. Tôi và bà đã sống với nhau nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam như thế chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi là chồng bà. Khi con cá thực hiện những điều ước đó, tôi đã nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc đã ra nông nỗi này rồi."

Bà: "Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã tạo điều kiện để tôi có một bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi cũng thích cuộc sống này hơn. Nào! Ông chồng của tôi, hãy cùng sống thật hạnh phúc nhé!"

12 tháng 3 2016

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

23 tháng 2 2017

thanks nhiều

3 tháng 12 2016

 

Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em
 

Bài làm

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

kick cho mik nhahehe

5 tháng 12 2016

Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em

 
  • » Trong vai Rùa Vàng kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Gươm
  • » Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em?
  • » Thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm tự kể chuyện mình.
 
Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em
 

Bài làm

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

9 tháng 8 2020

sorry mk ko làm tiếp đc, do mk đang rất bận

10 tháng 8 2020

bài văn ah

       khi thạch sanh đã lấy được công chúa , thì hoàng tử của 18 nước chư hầu trước khi bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận .họ hội tụ binh lính sang đánh nước ta . lúc đó , thạch sanh không nôn nóng , sợ hãi mà tỏ ra bình tĩnh , xin nhà vua đừng động binh .Chàng nói :dù thắng hay thua đều phải chịu hậu quả của chiến tranh gây ra và chàng muốn nước ta luôn hòa bình , hòa thuận với các nước láng giềng thà rằng dùng sức mạnh chính nghĩa để cảm hóa quân thù thì hơn . 

       khi quân thù đã vào bờ cõi nước ta , chàng một mình cầm cây đàn thần đứng trước quân thù . tiếng đàn của chàng như nói lên sự chính nghĩa sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác . quân thù nghe những tiếng đàn này đều bủn rủn chân tay , không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa . cuối cùng cái ác đã thua cái chính nghĩa , các hoàng tử cứ 18 nước cởi áo giáp xin đầu hàng . thạch sanh không muốn nước ta mất đi sự hiếu khách , chàng bèn sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận . khi thạch sanh cho  dọn ra chỉ vỏn vẹn một niêu cơm tí xíu . cả các hoàng tử và quân lính đều không biết là niêu cơm thần, họ bĩu môi tỏ ra không muốn ăn, không muốn cầm đũa .biết ý , thạch sanh do họ ăn hết , ai ăn hết sẽ trọng thưởng .quân sĩ của 18 nước ăn mãi , ai mãi . niêu cơm cứ hết rồi lại đầy như lời răn đe chung là : sức mạnh , sự đoàn kết không bao giờ vơi cạn của nhân dân ta . từ đó đừng bao giờ dám sang xâm lược nước ta nước . chúng cảm thấy có lỗi , cúi đầu lạy tạ ơn tha mạng của thạch sanh rồi chúng rủ nhau quay đầu về nước .

         ve sau , vua không có con trai đã nhường ngôi cho thạch sanh . từ đó , nước ta hòa bình , ấm no , hạnh phúc

3 tháng 1 2019

sàm vl

26 tháng 3 2018

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kĩ trong khí trời có gió heo may…

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Tụ tập tại lớp là eác bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!". Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn no rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì. Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".

Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.

– "Ai vậy kìa…" – Mai lúng túng.

– "Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" – Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.

– "Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".

Mai chau mày:

– "Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".

– Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? 'Tâm sự' nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? – Nam cũng thắc mắc như Mai.

– Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau dấy mà!

– À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.

Đảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hất hủi và hành hạ.

– Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.

– Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó

27 tháng 8 2016
Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

phat bieu cam nghi ve truyen son tinh thuy tinh

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau Với Thần Núi để giành lại Mị Nương… Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Truyện có hai nhân vật: Sơn Tinh – chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay vá phía đông, phía đông nổi lên cồn bải, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biết chọn ai, đành ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương. 

Ngay trong chuyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng… Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm tróc cây, lở đá… Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cạo bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội: giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tỉnh phải rút lui.

Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi: thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vời vợi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt, đổng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiẹn tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật rất đặc sắc.

Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụt, là ước mớ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

Ước mơ xưa giờ đây, đã thành hiện thực. Những công trình Thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả rất nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.
Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh?!

Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.
 
 
30 tháng 8 2016

hay quá , bù cho mình đi , mình cái gì cũng ngốc hết