Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
...........Ông lão ngồi xuống với vợ:
- Của cá sẽ về với cá thôi, bà tiếc cái gì nữa?
Bà vợ trả lời:
- Ông đã giúp cá, mà sao giờ cá không để lại một thứ gì kia chứ?
- Thì bởi bà quá tham lam, nên mới ra nông nỗi này, sao còn trách cá?
-Tôi biết lỗi rồi mà, tôi thực sự đã có lỗi với ông, ông không trách tôi chứ?
-Tôi luôn tha thứ cho bà, bà hãy hứa từ giờ đừng có muốn cá cho thêm gì nữa, hãy sống như trước với tôi.
- Cảm ơn chồng nhiều lắm.
Rồi hai ông bà ngồi ngắm hoàng hôn, biển đã lặng yên như trước. Họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau.
(Hết phim)
Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.
Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngôc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng.
Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Ông lão: " Bà đã thấy tác hại của việc quá tham lam chưa?"
Bà lão: " Rồi, tôi thấy rồi."
Ông lão: " Lúc đầu nhìn cá vàng ấy, tôi ước sao cho vợ chồng mình mãi được hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì mải ham mê vật chất của cải, chỉ nghĩ đến bản thân mình, bây giờ chúng ta phả ngồi đây mà suy ngẫm về cuộc sống này. Tôi và bà đã chung sống nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi chính là chồng bà. Khi con cá thực hiện điều ước đó, tôi đành nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc cũng ra nông nỗi này rồi. Bà hãy xem đây là 1 bài học đắt giá mà bà phải trả."
Bà lão: " Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã cho tôi 1 bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi vẫn thích cuộc sống này hơn. Nào, ông chồng của tôi, hãy tha lỗi cho tôi và cùng sống thật hạnh phúc nhé!"
Chúc bạn học tốt!
1.Mở bài:Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :
Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.
Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.
Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.
Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.
Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.
Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.
Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.
Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.
Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.
Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.
Các chi tiết tưởng tượng kì ảo là :
- Con Cá Vàng biết nói
- Mọi thứ có thể biến hóa
Hết rồi nha
Candy kiara thiếu rồi nhé :))
con cá vàng sống ở biển nữa :))\
ko phát hiện ra à??
Thật tình cờ trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương em được gặp bà Âu Cơ trong truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" bà đã kể cho em nghe về nguồn gốc dân tộc Việt Nam hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ kì thú đó
Link:
https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-trong-vai-au-co-hay-ke-lai-cau-chuyen-con-rong-chau-tien.2521/
nhớ bạn
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
#
Ngày xửa ngày xưa, trên một bờ biển rộng lớn có ông lão đánh cá sống cùng bà vợ của mình trong một túp lều tồi tàn. Hàng ngày, khi ông chồng đi thả lưới bắt cá thì bà vợ ở nhà kéo sợi.
Một ngày nọ, cũng như bao ngày khác, ông lão ra biển đánh cá. Nhưng thật không may, lần thứ nhất kéo lưới lên thì chỉ thấy có toàn đất; đến lần thứ hai thì cũng chỉ có một cây rong biển sa lưới; lần thứ ba kéo lưới thì có một con cá vàng.
“Ông lão ơi! Ông làm ơn làm phúc thả tôi trở về biển đi, tôi hứa là sẽ trả ơn ông mà, ông muốn gì tôi cũng đồng ý”
– con cá vàng cất tiếng van xin. Ông lão vô cùng kinh ngạc và cũng rất xúc động khi nghe thấy con cá van xin, vì vậy ông lão quyết định thả con cá đi. “ Mong rằng trời đất sẽ phù hộ cho ngươi! Hãy trở về với mẹ biển cả của ngươi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì của ngươi đâu”- ông lão thả con cá và nói. Ông lão tay không ra về, về đến nhà liền kể cho bà vợ nghe câu chuyện của lão và con cá vàng… Vừa nghe hết câu chuyện bà vợ lập tức mắng té tát ông lão: “Sao ông ngốc quá vậy! Lẽ ra ông phải bắt con cá đó trả ơn cái gì chứ. Sao ông không đòi một cái máng lợn, cái máng cho lợ ăn nhà mình gần vỡ hết rồi kìa”.
Sau khi bị bà vợ mắng nhiếc, ông lão lủi thủi ra biển tìm cá. Biển tịnh lặng với những con sóng nhỏ lăn tăn. Ông lão vừa cất tiếng gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt biển. Nghe hết lời bộc bạch của ông lão, cá vàng niềm nở nói:
“Ông lão ơi, đừng lo lắng! Tôi sẽ cho ông cái máng lợn mới”.
Nói rồi cá vàng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà và rất vui mừng khi nhìn thấy cái máng lợn mới trước cửa chuồng lợn nhà lão. Nhưng vui mừng chưa được bao lâu thì bà vợ lại quát to:
“Đồ ngốc! Sao ông lại không đòi nó một ngôi nhà mới rộng rãi hơn hả?”.
Ông lão lại một mình ra biển tìm cá. Biển xanh nổi sóng ào ạt. Ông lão chưa gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt nước, cất tiếng chào ông lão. Ông lão khẩn khoản kể lại cho cá vàng nghe việc mụ vợ ông đòi một ngôi nhà mới. Nghe xong cá vàng liền nói:
“Ông lão ơi ! Trời sẽ phù họ cho gia đình ông và mụ vợ ông sẽ có một ngôi nhà mới thật đẹp”.
Nói xong, cá vàng biến mất trong làn nước trong xanh. Ông lão quay về nhà thì thấy không còn là túp lều rách nát mà thay vào đó là một ngôi nhà rất to và đẹp còn có cả lò sưởi. Mụ vợ lão ngồi cạnh của sổ, vừa thấy lão về bà ta lại mắng nhiếc không tiếc lời:
“ Đồ ngu! Sao lại có người ngốc như ông cơ chứ. Tôi muốn là nhất phẩm phu nhân, ông mau ra biển nói cho cá biết đi”.
Ông lão khốn khổ lại lại lóc cóc ra biển gọi cá. Lần này biển xanh nổi sóng dữ dội. Ông lão khốn khổ nói cho cá vàng biết mong muốn của mụ vợ. Nghe xong, cá vàng ân cần an ủi ông lão:
“ Ông lão không phải lo lắng đâu! Trời cao sẽ phù hộ cho lão!”.
Về đến nhà mụ vợ lõa đã trở thành nhất phẩm phu nhân như ý muốn của mụ. Mụ mặc trên người bộ quần áo sang trọng, vòng cổ ngọc trai, tay mụ đeo nhẫn vàng và chân mụ đi đôi giày nhung đỏ. Trong nhà có bao nhiêu là kẻ hầu người hạ. Ông lão cất tiếng chào:
“ Kính chào nhất phẩm phu nhân……”
chưa nói hết câu thì mụ vợ lại mắng nhiếc một rồi rồi ra lệnh cho lão đi quét dọn chuồng ngựa.
Ông lão sống cuộc sống như kẻ hầu người hạ trong một thời gian, một hôm mụ vợ cho gọi lão đế. Vừa nhìn thấy ông lão mụ giận giữ quát to:
“ Ta không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa. Ta muốn làm nữ hoàng của vương quốc này. Ngươi hãy lập tức ra biển nói cho con cá kia biết vậy”.
Ông lão tội nghiệp lặng lẽ quay đầu bước đi. Biển xanh nổi sóng mù mịt. Ông lão lần thứ tư cất tiếng gọi cá. Cá vàng từ những con sóng dữ bơi lên và hỏi ông lão:
“ Ông lão ơi! Có chuyện gì thế ?”.
Ông lão thật thà kể lại việc mụ vợ lão nổi điên và đòi làm nữ hoàng,rồi chuyện mụ tát vào mặt lão…. Cá vàng lắng nghe ông lão khốn khổ và an ủi:
“ Ông lão ơi đừng lo. Tôi sẽ kêu trời phù hộ cho, mụ vợ lão sẽ thành nữ hoàng như bà ta muốn”.
Về đến nhà, ông lão sửng sốt khi thấy nhà lão biến thành cung điện nguy nga tráng lệ, còn mụ vợ lão giờ đã là nữ hoàng đang ngồi dự tiệc. Xung quanh mụ có bao nhiêu là cung nữ, người thì rót rượu, kẻ thì dâng bánh… Toán vệ vinh với gươm giáo tuốt trần chỉnh tề đứng hầu. Ông lão vô cùng bất ngờ trước sự việc đang diễn ra trước mắt, lúm khúm cúi rạp người mà chào hỏi mụ vợ:
“Người đã hài lòng rồi chứ, thưa nữ hoàng?”.
Mụ vợ không thèm đếm xỉa đến lời nói của lão, ra lệnh cho quân lính đuổi lão ra ngoài. Đám vệ binh nhận lệnh tuốt gươm xông đến, ông lão sợ hãi run bần bật… Chứng kiến tình cảnh đáng thương của ông lão, nhiều người lên tiếng chế giễu:
“ Đáng đời ! Có thế mới sáng mắt ra, đừng có thấy người sang mà bắt quàng làm họ”.
Ít lâu sau, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ sai bọn vệ binh tìm lão đến. Vừa nhìn thấy lão ở cửa mụ đã lớn tiếng quát:
“ Lão già kia, mau ra biển tìm con cá và nói với nó rằng ta không thèm làm nữ hoàng nữa. Ta muốn làm Long Vương ngự dưới Long Cung để con cá phải hầu hạ và nghe lời ta!”.
Lần thứ năm, ông lão tội nghiệp lại lủi thủi ra biển và cất tiếng gọi cá. Bỗng nhiên một cơn dông ập đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Không như những lần trước, phải một lát sau cá vàng mới ngoi lên. Khi nghe ông lão nói mụ vợ muốn làm Long Vương, cá vàng không nói không rằng, lẳng lặng lặn sâu xuống biển.
Ông lão bất ngờ, không biết làm thế nào cứ đứng tần ngần trên bờ biển với tiếng sóng gào thét mà chờ đợi. Cuối cùng ông lão quyết định quay về. Nhưng thật sửng sốt, lâu đài sa hoa tráng lệ không còn nữa. Thay vào đó là túp lều sập sệ ngày nào và mụ vợ lão thì đang rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Sau khi bắt ông lão đi ra biển bảo cá vàng cho làm Long Vương, để cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mình, tôi ngồi trên ngai vàng thường thức mọi của ngon vật quý mà kẻ hầu hạ mang đến.
Tôi vừa ngồi nhấm nháp vừa nghĩ đến những ước muốn khi được làm Long Vương ngự trị biển cả. Đầu tiên tôi sẽ trở thành người giàu có nhất thế giới, nắm mọi quyền hành trong tay và ngày ngày sẽ ... Bỗng cả một vầng ánh sáng loé lên chói loà bao trùm mọi vật trong cung điện làm tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Đưa tay lên dụi mắt và từ từ mở ra: "ôi chuyện gì vậy? Kẻ hầu người hạ rồi các quan lại, cung điện của ta đâu rồi?". Trước mắt tôi vẫn là túp lều nát xiêu vẹo cũ, dưới đất, cái máng lợn sứt mẻ nằm chỏng chơ. Còn tôi, trên người là bộ quần áo cũ rách ngày nào. Bao nhiêu áo bào, vương miện, vòng ngọc, nhẫn vàng đâu hết rồi? "Phải chăng đã trở lại cuộc sống ngày xưa?" - Tôi tự hỏi chính mình. Rồi sự hốt hoảng ban đầu cũng qua đi, tôi trở nên giận dữ: "Không hiểu cái lão già ngu ngốc kia làm gì mà ra nông nỗi này đây? Lão về phải trị chọ một trận mới được!". Vừa lúc đã thấy ông lão lò dò về ngơ ngác nhìn quanh. Rồi lão quay sang nhìn tôi đang đứng chống nạnh trước cửa lều. Lão hỏi:
- Mình đấy ư? Sao lại biến thành thế này?
- Tôi đang muốn hỏi ông câu này đây? - Tôi giận giữ quát lên.
Ông lão từ tốn kể lại câu chuyện biển đã nỗi sóng và cá vàng đã lặn mất như thế nào.
Tôi thẫn thờ ngồi phịch xuống khúc gỗ cũ kĩ khóc hu hu như một đứa trẻ:
- Ôi! Thế là trời đã hại ta rồi!
Trong đầu hiện lên loang loáng những cảnh tượng khi còn giàu có. Nào của ngon vật lạ, quần áo đẹp ... Nào quyền hành, địa vị ... Bây giờ thì hết, hết thật rồi. Xung quanh tôi chẳng còn một ai cả. Tôi khóc, tiếng khóc của sự tiếc nuối những gì đã qua và khóc cho sự bất hạnh của mình. Sẽ không còn được làm nữ hoàng hay đệ nhất phu nhân nữa.
Bỗng có một bàn tay ấm áp đặt lên vai tôi và một giọng nói vang lên:
- Thôi bà lão ơi! Đừng khóc nữa. Âu đó cũng là cái số rồi, bà ạ!
Tôi ngẩng lên, ông lão đang ngồi bên cạnh trìu mến nhìn. Tôi nói trong tiếng nấc:
- Thế mà tôi cứ tường ông sẽ bỏ tôi mà đi, vì tôi đã hết sạch của cải, tôi chẳng còn gì nữa cả, trời đã cướp đi tất cả của tôi rồi ông ạ!
- Đừng nói thế, chúng ta sống với nhau không phải vì tiền bạc mà vì tình thương yêu nhau. Bà hãy nhớ lại xem, chúng ta đã có những ngày sống hạnh phúc trong ngôi nhà cũ nát này. Chúng ta có cần gì đâu, chúng ta chỉ cần có nhau để an ủi và động viên lẫn nhau thôi.
Đúng vậy, quả thực là chúng tôi đã sống bên nhau rất hạnh phúc. Tôi ở nhà kéo sợi còn ông lão thì đi đánh cá. Tôi bỗng cảm thấy hối hận quá. Chỉ vì lòng tham mù quáng mà tôi đã đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Bây giờ tôi có thể lí giải được vì sao trước đây sống trong nhung lụa tôi vẫn cảm thấy buồn phiền. Tôi quay sang hỏi ông lão:
- Thế ... ông ... ông có giận tôi không?
- Giận gì cơ? - Ông lão hỏi lai.
- À... à... về cái việc tôi đã đối xử không tốt với ông trong thời gian qua ấy mà? Tôi ngượng ngập khi nhắc lại chuyện cũ.
Ông lão mỉm cười nói:
- Chuyện ấy thì tôi quên rồi. Ai trong đời mà chẳng có lúc sai lầm. Nhưng nếu người đó biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa thì đó mới là điều tốt.
- Vâng bây giờ thì tôi hối hận lắm rồi. Ông tha lỗi cho tôi nhé! Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại cuộc sống, phải không ông!
Thế là chúng tôi bắt tay ngay vào công việc để xây dựng lại cuộc sống như xưa. Tôi ở nhà kéo sợi còn ông lão đi đánh cá ngoài biển. Chiều chiều chúng tôi lại bên nhau ăn bữa tối trong không khí tràn đầy hạnh phúc.
Và do hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn mà cuộc sống đã khá hơn lên. Chúng tôi không còn bữa nào phải nhịn đói nữa. Nhưng bài học ngày nào vẫn còn in đậm trong tôi. Bây giờ tôi mới cảm nhận được giá trị lớn lao của những kết quả do chính bàn tay lao động của mình làm ra. Và cũng chính sự việc đó giúp tôi hiểu rõ chồng tôi hơn, khiến tôi càng yêu quý và trân trọng ông ấy, một ông lão đánh cá hiền lành, phúc hậu.
đợi xíu