K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2022

rong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

11 tháng 9 2019

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

#Châu's ngốc

what,bài này ở học 24h cũng có mà

26 tháng 11 2016

Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.


Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.

Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:


– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".

 

 

20 tháng 11 2017

Bãi biển Sầm Sơn những ngày này thật tuyệt! Sau một ngày nô giỡn với sóng biển, điều tuyệt vời nhất là được nằm trên bờ cát nghe sóng rì rầm và ngắm những ánh sao lung linh. Tôi đang được thưởng thức những giây phút diệu kì ấy. Ngắm biển đêm xa xăm mờ ảo, tôi như thấy mình là người con gái của biến cả và mơ màng nghĩ về nàng tiên cá trong câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen...

Từ trong làn sóng, thấp thoáng một dáng người, mờ nhạt, ẩn hiện., và bước ra. Một người con gái, hay đúng hơn một nàng tiên. Nàng tiên cùa biển cả với dáng vẻ thật lạ lùng, đôi chân ấy lướt đi trên cát, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến bên tôi trước đôi mắt ngạc nhiên xoe tròn của tôi.

Chị là... Tôi ngơ ngác hỏi

Chị là con của biển cả bao la, là người mà người ta gọi là nàng tiên cá.

Thật hay mơ, ảo tưởng hay hiện thực? Đầu óc tôi chợt bối rối, phân vân rồi tôi cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Nàng tiên cá mà tôi hay gặp trong giấc mơ, người trong câu chuyện đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng ấu thơ giờ đây đang ở trước mặt tôi, thật gần và đẹp quá. Mái tóc vàng óng như một dòng suối mềm mại ấy tôi mới chỉ tưởng tượng mà chưa thật nhìn thấy, cá đến vuốt nhẹ cũng ngoài sức tưởng tượng của tôi, ôi êm dịu mát lạnh và thân thương đến lạ.

Chỉ tay về phía biển cả mênh mông, chị nói:

Cuộc sống của chị trước đây cùng bà, cha và các chị dưới thuỷ cung vui lắm. Chị là em út trong nhà nên được cưng chiều và yêu mến. Thế rồi các chị của chị, từng người một, bước sang tuổi mười lăm và được lên mặt biển. Chi đã háo hức biết nhường nào, đã vui sướng và hồi hộp chờ nghe những câu chuyện của các chị về cuộc sống và con người trên mặt đất. Và chị đã đơi năm năm, năm năm trong niềm mong chờ để đến ngày tròn mười lăm tuối. Trong đêm đầu tiên được bước vào cuộc khám phá ấy, chị đã gặp chàng tử của cuộc đời mình, dưới làn nước biển đêm lạnh, chị đã ôm người ấy, đã cứu và đưa người ấy vào bờ...

Chị đột nhiên dừng lại, tôi mơ hồ tưởng tượng ra cái viễn cảnh đẹp đẽ ấy, trong giờ phút gần kề với cái chết, tôi cảm nhận được chàng hoàng tử ấy chắc sợ hãi và lạnh lắm nhỉ. Chàng thật hạnh phúc và thật may khi găp nàng tiên cá đáng yêu.

Chị còn bên cạnh vẫn hướng đôi mắt buồn xa xăm vào khoảng không dường như trong ánh mắt ấy chứa đựng cả tình yêu và nỗi nhớ thương ...

Chị đã để chàng ở lại trên bờ, và đã có một người con gái khác đưa chàng vào lâu đài nguy nga ấy. Chị đã rung động, đã yêu chàng thật nhiều và hy sinh, đánh đổi cả giọng hát mê đắm lòng người cho mụ phù thuỷ đế được có đôi chân này đây! Nhưng tất cả đều không như chị muốn, chị không

thế nói, không thể bày tỏ tình yêu với chàng, mà chỉ lặng lẽ bên cạnh chàng. Đó là những gì chị mong đợi ư?

Tôi có thể hiểu chị đã phải lựa chọn cuộc sống giữa người thân, giữa biển cả rộng lớn với cuộc sống thầm lặng bên người mình yêu. Chị đã lựa chọn và đi theo tiếng gọi của trái tim. Cũng như tôi, vì tôi quá yêu bố, quá chờ mong, nên ngày nào cũng đợi nơi bãi biển này. Rồi một ngày nào đó, bố sẽ về trên chiếc thuyền đầy ắp cá, chắc chắn bố sẽ rất vui, và tôi cũng vậy.

Chị,đang khóc bên tôi, những giọt nước mắt của chị lăn trên làn da trắng mịn như những hạt ngọc xanh của biển, đẹp mà sao buồn thế.

Chị thật sai lầm khi đã quá yêu chàng, em có biết không, thật sự chị đã không thể giữ nổi con dao ấy, không thể ra tay ghim váo trái tim chàng nổi đau đớn. Chị không thể quên khuôn mặt hạnh phúc của chàng bên nàng công chúa đó, chị không thể quên...

Lại một lần nữa chị phải lựa chọn, quay về với biển cả hay tan thành bọt sóng, không còn gì cả, không còn tình yêu. Người con trai đó, chang hoàng tử mang đến cho chị tình yêu và cũng là người mang chị rời thật xa khỏi cuộc sống...

Chị không hối hận về những gì mình làm chứ ạ? Chị có oán trách có giận hờn người ấy không chị?

Oán trách ư! Hối hận ư! Với chị đó đơn thuần chỉ vì tình yêu, bởi nó quá mãnh liệt, quá yêu để rồi phải rời xa. Chị chấp nhận và không oán trách.

Con người có thể làm được những điều đó ư? Hay thần tiên mới có thế làm được như thế? Chị dũng cảm quá, chị cao thượng và hy sinh nhiều quá tôi muốn an ủi, muốn làm điều gì đó cho chị, nhưng làm gì đây, tôi có thế làm được gì ngoài việc ngăn cho những giọt nước mắt không rơi, nhưng tôi không thể, tôi oà khóc và chẳng hiểu vì sao. Tôi ôm chị và thấy tình yêu bố trỗi dậy mạnh mẽ, tôi nhớ bố...

Hai thứ tình yêu gặp nhau, chia sẻ cho nhau, tôi ôm chị thật chặt để cho chị sẽ không tan thành bọt biển, để chị mãi mãi là nàng tiên đẹp nhất, nhưng đôi tay tôi nhỏ bé quá, ý nghĩ của tôi còn non nớt quá và cũng tôi cùng chưa đủ hiểu thế nào là sự ra đi. Chị ôm tôi, thật ấm áp.

Em khóc hả! Xấu quá đi! Đừng như thế. Hai chị em mình cùng cười thật to nhé, bố em sẽ nghe thấy, và hoàng tử cũng sẽ thấy, hãy chuyến những tình yêu và nỗi nhớ của mình vào gió biển, làn gió sẽ bay thật nhanh, sẽ để cho bố và hoàng tử cảm nhận được, phải không em?

Chị vung tay và làm hiện ra trước mắt tôi hình ảnh bố đang cưỡi thuyền vượt gió, bố vẫn thế, không khác đi và tóc bố bạc hơn. Chị nói rằng sẽ găp được bố và gửi cho bố hình ảnh của tôi.

Tôi không nhớ rõ mình đã cười to đến mức nào, đến nỗi tất cả nhoà đi, nhạt mờ...

Tôi mở mắt tỉnh dậy, biển vẫn rì rầm, gió vẫn vuốt ve tôi mơn man da thịt. Và tôi lại cười.

Tôi không cảm thấy nỗi chờ đợi vô vọng của mình nữa mà thay vào đó, tôi càng cảm thấy có một niềm tin, chị đã dạy cho tôi lòng dũng cảm. Tôi sẽ cố gắng, sẽ làm được những gì mình mong muốn.

"Chỉ cần đợi phải không chị?". Tôi muốn nói như thế để chị hiểu là tôi không yếu đuối, chị có thể nghe được không nhỉ? Gió ơi gió, hãy mang đi thật xa, hãy đem đến bên chị những gì tôi muốn nói, và động viên chị hãy cố gắng lên.

Nụ cười của chị vẫn còn đó, vẫn lấp lánh trong dòng suy nghĩ của tôi. Nhìn lên bầu trời trong xanh, tôi thấy chị là một thiên thần, linh hồn của chị bất diệt, tình yêu của chị cảm thấu đất trời. Chị sẽ sống mãi phải không chị? Cảm ơn chi, cảm ơn tình yêu và lòng dũng cảm chị đã dạy cho em.



I

20 tháng 11 2017

Môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Văn vì khi học Văn, tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười thú vị. Nhắc đến truyền thuyết, tôi lại nhớ ra một kỉ niệm vô cùng đặc biệt.

Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và ngủ thiếp đi từ lúc nào. Bỗng tôi thấy mình lạc dến một xứ sở rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, mùi thơm của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình – nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi còn đang ngơ ngác thì bỗng một tráng sĩ vóc dáng cao to, vạm vỡ tiến về phía tôi. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:

- Chào cháu bé! Cháu từ đâu đến vậy?

Thì ngắm kĩ thấy vị tráng sĩ mặc áo giáp sắt rất giống trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tôi sung sướng hỏi:

- Ông có phải là ông Giống không ạ?

Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:

- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu lại biết ta?

- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ! May qua, hôm nay, cháu được gặp ông ở đây. Cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?

Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:

- Được cháu cứ hỏi đi.

- Ông ơi, vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong, ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo, không bằng xứ thần tiên này?

- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.

- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?

- Có chứ, cha mẹ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ. Những ngày tháng ta chưa biết đi, chưa biết nói, họ không hề ghét bỏ ta mà vẫn yêu thương ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về báo đáp ơn nghĩa của cha mẹ Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh ta quân xâm lược để cha mẹ ta cũng nhân dân được sống trong tự do, thanh bình.

- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi. Ông đã báo đáp công nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng việc đánh đuổi quân xâm lược.

- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ!

- Khi cháu còn nhỏ thì phải học tâp thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?

- Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm! Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn gặp cháu vào lần khác. Ta phải đi gặp Ngọc Hoàng đây.    

Trong phút chóc, ông Gióng dã biến mất sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:

- Lan! Dậy vào giường ngủ đi con!

Tôi bừng tỉnh, hóa ra cuộc gặp gỡ với Ông Gióng là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích và khiến tôi nhớ mãi.

2 tháng 11 2018

seach google

2 tháng 11 2018

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.



tích

đề 1:

"Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"

Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".

Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình.

Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.

Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.

Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?

Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.

Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.

Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài...

Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.

Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.

Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.

Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.

Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.

Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".

9 tháng 3 2019

bạn lên mạng mà tham khảo nhé !

9 tháng 3 2019

Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ. 

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.
- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….
- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).

1 tháng 12 2021

Tham khảo

Tình thương chân thành ngây thơ trong sáng ấy đã khiến Sơn nảy ra ý nghĩ và bàn với chị Lan về nhà lấy áo bông cũ của Duyên đem cho Hiên. Trong niềm vui khi mình vừa làm được việc thiện, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái trong sáng, là tình cảm “thương người như thể thương thân”. Thật khéo léo, nhà văn khắc họa tâm trạng phơi phới niềm vui cứ lan toả thấm sâu dần, nó xua đi nỗi lạnh lẽo của gió lạnh đầu mùa không biết tự lúc nào không hay.

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

Tình thương chân thành ngây thơ trong sáng ấy đã khiến Sơn nảy ra ý nghĩ và bàn với chị Lan về nhà lấy áo bông cũ của Duyên đem cho Hiên. Trong niềm vui khi mình vừa làm được việc thiện, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái trong sáng, là tình cảm “thương người như thể thương thân”. Thật khéo léo, nhà văn khắc họa tâm trạng phơi phới niềm vui cứ lan toả thấm sâu dần, nó xua đi nỗi lạnh lẽo của gió lạnh đầu mùa không biết tự lúc nào không hay.

16 tháng 8 2018

Trưa hè êm ả, gió nam lồng lộng thổi. Tiếng chim sâu ríu rít trong vòm lá ngoài vườn. Theo nhịp võng đều đều kẽo kẹt, em lơ mơ rồi chìm dần vào giấc ngủ êm đềm. Bỗng em nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ, văng vẳng đâu đây. Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà.

   Em liền rời khỏi võng, tới bên bàn và nâng cuốn sách lên, dịu dàng hỏi :

   - Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào ! Chị có thể giúp gì em chăng ?

   Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :

   - Em buồn lắm chị ơi ! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại chị ...

   Em chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ.

   Cuốn sách lại tiếp tục than thở :

   - Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Được về với chị Hiền, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Hiền mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị Hiền nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị Hiền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Hiền được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi.

   Rồi năm học mới lại bắt đầu. Em cùng các bạn về với chị - cô chủ mới. Em đã sát cánh bên chị suốt năm học vừa qua. Chị cũng học giỏi như chị Hiền. Có điều tính chị không ngăn nắp lắm. Chị hay bỏ chúng em vung vãi khắp nơi. Lúc cần lại cuống lên tìm kiếm. Sau khi thi được vài ngày, chị quẳng chúng em lên nóc tủ và em đã rơi xuống gầm tủ tối om.

   Chẳng ai để ý đến xó xỉnh ấy nên em đành cam chịu đau khổ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì!

   Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc.

   Trách là đúng lắm. Tất cả là tại em, tại cái tính không cẩn thận của em. Em đã không có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.

   Em ân hận thật sự và chân thành nói:

   - Chị thật có lỗi. Chị hứa từ nay trở đi sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận.

 Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện. 
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l 
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người. 
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi. 
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi. 
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

12 tháng 3 2018

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng

những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.
 Nhớ TK mình nha
Chúc pạn hk tốt

12 tháng 3 2018

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng

những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.