K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

Bài làm

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến này mãi, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

29 tháng 2 2016

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la nh­ biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...."Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

29 tháng 2 2016

mẹ là một người tuyệt nhất thế gian,chỉ cần hô một tiếng là quỷ ma chạy hết.Gọi tắt là 

Nhìn thấy giang hồ phi đao

Ko = mẹ tao phi dép!!hiuhiu

8 tháng 8 2016

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.

 
8 tháng 8 2016

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

 

18 tháng 2 2016

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.


Ngày xuân ý là đầu năm à nha!!!

15 tháng 5 2016
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi là một chứng nhân lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà là của chung cả nước.
 
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một bài báo mang    nhiều yếu tố hồi kí, ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe cùng với những cảm nghĩ của tác giả. Lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ sự hiểu biết phong phú cùng với những kỉ niệm về cây cầu Long Biên nổi tiếng cùng với phép nhân hóa đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
 

Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.

 
Sau khi giới thiệu tóm tắt về hoàn cảnh ra đời của cầu Long Biên, tác giả hồi tưởng về những kỉ niệm có liên quan đến nó. Từ thuở học trò, cầu Long Biên đã đi vào bài thơ mà thầy giáo bắt học thuộc lòng. Nhớ lúc dạo chơi trên cầu, ngắm dòng nước sông Hồng cuồn cuộn phù sa, ngắm cảnh mênh mông, bát ngát của ruộng lúa, bãi ngô dưới chân cầu. Nhớ lại hình ảnh dũng mãnh của trung đoàn Thủ đô năm xưa bí mật rời Thủ đô ra đi kháng chiến. Hình ảnh hào hùng ấy đã được nhà thơ Chính Hữu và nhạc sĩ tài hoa Lương Ngọc Trác ghi lại rất thành công trong ca khúc Ngày về.
 

Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.

cau long bien chung nhan lich su

Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.

 
 
 
Mở đầu bài văn, tác giả giới thiệu lai lịch của cầu Long Biên: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế. Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng…
 
Trong đoạn văn này, sự vật được trình bày một cách khách quan. Tác giả chủ yếu dùng phương thức thuyết minh để nói lên những hiểu biết có căn cứ khoa học chứ không đơn thuần là những cảm nghĩ về cầu Long Biên.
 
Giờ đây, bắc ngang sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hiện đại hơn. Cầu Long Biên trong thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Thủ đô Hà Nội.
 
Đối với người Hà Nội nói riêng và đối với nhân dân Việt Nam nói chung, cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, chứng kiến những giai đoạn đau thương và oanh liệt của dân tộc chống ngoại xâm.
 
Ở đoạn tiếp theo, những đặc điểm của cây cầu Long Biên đã được tác giả trình bày trong mối tương quan với những vấn đề lịch sử – xã hội khác, như cầu khi mới khánh thành mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me… cầu là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cầu được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt… Cầu được hoàn thành là do công sức lao động và mạng sống của hàng nghìn người Việt Nam trong quá trình xây dựng.
 
Chiếc cầu từng chứng kiến cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam, cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp… Trong các chi tiết tường thuật và miêu tả đều biểu hiện tình cảm và sự đánh giá đúng đắn của tác giả về cầu Long Biên.
 
Mục đích của thực dân Pháp là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tốt đế tiến hành triệt để việc khai thác thuộc địa. Nhưng khi dựng xong cầu Long Biên, với cách nghĩ và cách cảm của người dân Việt Nam, chiếc cầu được coi là của Việt Nam vì nó được làm trên đất Việt Nam, bằng mồ hôi và máu của hàng nghìn người dân Việt Nam. Cầu Long Biên đã trở thành niềm tự hào của người dân Thủ đô:
 
Hà Nội có cầu Long Biên 
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng.
Tàu xe đi lại thong dong 
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…
 
Tình cảm của tác giả đối với cầu Long Biên bộc lộ trong bài và thật rõ ràng, tha thiết:
 
Những năm tháng hòa bình trước đây, cầu Long Biên từng được đưa vào sách giáo khoa. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc tặng. Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi…
 
Cây cầu Long Biên đã cùng vui buồn, sống chết với nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước trong những tháng năm mưa bom bão đạn. Giờ đây, được thanh thản ngắm trời thu xanh biếc, tác giả vẫn bồi hồi, đau xót khi nhớ lại cảnh cầu Long Biên bao lần bị quân thù bắn phá, tưởng chừng như không thể nào đứng vững.
 
Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì. Trong đợt đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. Đợt thứ hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước. Chúng ta hàn. Bom Mĩ lại cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de. Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ đầu cầu đã ngăn không cho tôi lên. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột.
Vào thời gian ấy, thiên tai đồng hành với địch họa:
 
Rồi những ngày nước lên cao, gần mấp mé thân cầu. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi cảm nhận thấy chiếc cầu như chiếc vòng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
 
Dường như có một phép lạ nào đó, cây cầu Long Biên vẫn tồn tại lẫm liệt đường hoàng. Ngày ngày, vẫn đưa đón dòng người ngược xuôi muôn ngả.
Cầu Long Biên được nhân hóa, mang hồn người và được coi là chứng nhân lịch sử. Phép nhân hóa đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc.
 
Giọng điệu trữ tình được nâng cao, mở rộng ở phần cuối của bài văn: Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững. Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng. Nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên. Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ỏ nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
 
Lịch sử và hình ảnh quen thuộc, thân thương của cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho khách du lịch nước ngoài trầm ngâm suy nghĩ. Giữa ta và họ ít nhiều vẫn còn khoảng cách nhưng chính cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng đã góp phần rút ngắn khoảng cách ấy. Từ một chiếc cầu bằng sắt nối đôi bờ sông Hồng, tác giả đã gợi cho ta nghĩ đến một “nhịp cầu vô hình” nối những trái tim nhân loại.
ok
15 tháng 5 2016

Cầu Long Biên- chứng nhăn lịch sử là một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử.

Lần theo các dòng bút là pha nhiều chất hồi kí của Thuý Lan, chúng ta gặp lại chiếc cầu Long Biên như gặp lại một chứng nhân lịch sử.

Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui… như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người.

Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam. Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong một thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.

Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến những đêm

cầu Long Biên,văn cảm nghĩ lớp 6, miêu tả về cầu long biên, văn miêu tả

Hà Nội “đất trời bốc lửa” kiên cường chống Pháp. Những thời khắc lịch sử hào hùng ấy được tác giả gợi lại bằng nỗi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình bí mật ra đi – những ngày vừa bi thương vừa hùng tráng:

Những đèm ra đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…

21 tháng 2 2016

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của 

21 tháng 2 2016

Thế à ? Mình có bài này nè, bạn tham khảo nha :
Như mọi người đã biết,Bác Hồ -vị cha già kính yêu của dân tộc,Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Trong tâm trí Bác luôn thường trực những nỗi lo,những suy nghĩ về dân,về nước :“Hôm nay ,đồng bào miền Nam ngoài ấy như thế nào?” “Các chiến sĩ dân công đang ở trên rừng có rét lắm không?”… “Bác Hồ”,một cái tên mà hễ nhắc đến là mỗi người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn ,dù đồng bằng ha y miền núi ,dù trong nước hay đang ở nước ngoài đều biết đến và dành riêng cho người một tình cảm sâu đậm nhất. Giống như một nhà thơ đã từng viết: 
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn !
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.Trong số đó ,có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ.Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt .Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha,Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc,Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận,cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động “Đêm nay Bác không ngủ”đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá.Bác lo cho việc nước, việc quân, Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc .Bác trầm ngâm,đăm chiêu lặng lẽ…trong khi mọi người đang ngủ ngon.Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.Trong bài,nhà thơ đã viết:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm 
Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người, từng người một
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu.Điệp ngữ “từng người”đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ.Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả.Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt.trong bài,Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
Ngoài trời mưa lâm thâm 
Mái lều tranh xơ xác
Chỉ qua hai câu thơ,tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc.Giữa làn mưa phùn dai dẳng,mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm.Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các chiến sĩ lại được.Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn,Bác yêu thương ,chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình.người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
Anh đội viên thức dậy 
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi 
Đêm nay Bác không ngủ
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của bác đối với dân tộc,với đất nước.Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm,với bao tình thương.Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách.Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm,đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng “không!”Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người.Sự “trầm ngâm trên nét mặt”, “lặng yên bên bếp lửa”đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu.Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ,Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông,với mọi người:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm
Càng nhìn Bác,anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc.Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác.Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt.Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng,tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá.Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công.Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng,anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên to lớn,vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”,ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh 
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác,đối với người cha của dân tộc.Cho dù nghe lời khuyên của Bác,anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc.anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó.Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
-Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi 
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp cụm từ: “Mời Bác ngủ,Bác ơi”diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :
Chú cứ việc ngủ ngon 
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác 
Bác ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị , mộc mạc,Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,Bác thức để lo cho non sông, đất nước,Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu.Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác.Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ,bác đã giải thích:
Bác thương đoàn dân công 
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn 
Trời thì mưa lâm thâm 
Làm sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ.hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng.Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác.Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại,một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh “Anh đội viên nhìn Bác,Bác nhìn ngọn lửa hồng”thật đẹp mà cao quý.Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành,cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam.Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :
Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản,dễ hiểu mà sâu sắc.Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ “Lẽ thường tình” hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu.Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa

 

28 tháng 2 2019

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

7 tháng 1 2017
Cho đến bây giờ em vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng khi đã giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thi hoa hậu năm nay. Họ Phong Lan đã tin tưởng giao cho em trách nhiệm đi dự hợi thi và thật đáng mừng khi em đã không phụ lòng trông đợi của mọi người. Giờ đây khi đã về tận tới vườn nhà, em vẫn còn nhớ như in những giây phút tuyệt vời trong hội thi ngày hôm ấy!

Hội thi hoa hậu các loài hoa năm nay được tổ chức tưng bừng náo nhiệt tại Cúc Phương. Mới sáng sớm mà đã có tới ngót 100 loài hoa tưng bừng khoe sắc thắm: những chị Hồng, Phù Dung, Phăng thắm đỏ, chị Huệ, chị Hướng Dương vàng rực rỡ, các bạn Thạch thảo, Violet cánh nhỏ li ti giữa cả một rừng hoa rực rỡ đậm sắc hương, em ngượng ngùng e lệ khi là một trong những thí sinh có mặt sau cùng.

Hai ngày tranh tài vòng sơ khảo trôi qua, ban giám khảo công bố danh sách thí sinh được chọn vào vòng chung kết, Hồng nhung, hoa Nhài và Lan tím. Em sung sướng và hạnh phúc vô cùng.

Các thí sinh được nghỉ một ngày dạo khắp rừng quốc gia trước khi ba thí sinh đẹp nhất tranh tài để chọn một nàng hoa hậu.

Ngày hôm sau, phần thi thứ nhất diễn ra khá sớm, phần thi sắc đẹp. Dù hôm trước em đã cùng với mấy chị họ nghỉ cả ngày để ở nhà chuẩn bị mà sao trước khi vào thi em vẫn thấy hồi hộp vô cùng. Chị Hồng nhung là thí sinh ra trình diễn đầu tiên. Chị dạo quanh sân khấu với bộ váy màu đỏ sẫm vừa mềm mại, vừa mượt mà lại “ mát như nhung”. Những bước đi của chị uyển chuyển nhịp nhàng trong sự hò reo thán phục của bao nhiêu khán giả.

Chị Hoa Nhài bước ra kiêu hãnh và đầy vẻ tự tin trong bộ cánh màu trắng muốt. Vẻ đẹp của chị là sự mềm mại, nhỏ xinh tạo cho khán phòng một không khí rất vui mừng khi gần như được cảm nhận cái tinh khiết đến vô cùng.

Em bước ra chưa thật tự tin nhưng lại rất đặc trưng trong bộ đồ tím, những chiếc váy xòe tán rộng hợp với khuôn người cân đối, nhẹ nhàng và quyến rũ. Vẻ đẹp của em cũng được khán giả rất cảm mến, vỗ tay reo mừng không ngớt.

Màn thi “ mùi hương quyến rũ” đến với em suôn sẻ và tự tin hơn. Trong khi chị Hồng nhung và chị hoa Nhài có mùi hương đậm đà quyến rũ và lan tỏa thì em lại tự tin với mùi hương thoang thoảng bền lâu.

Nhưng quan trọng nhất là màn thi ứng xử. Câu hỏi năm nay được ban giám khảo đưa ra vô cùng hóc búa. Cả ba thí sinh đều phải cho biết “ quan niệm của mình về sắc đẹp”.

Chị hoa Nhài trả lời lưu loát, vẻ đẹp của loài hoa là sự quyến rũ hoa nào quyến rũ được con người tốt nhất, loài hoa ấy là đẹp nhất. Nghe có vẻ cũng có lý, nhưng chị Hồng Nhung lại có một quan niệm khác: loài hoa đẹp không chỉ về hình thức mà còn đẹp trong phẩm chất tâm hồn. Ở đó hương và sắc hòa quyện vào nhau rất khó phai.

Em lo lắng nhưng rồi cũng mạnh dạn trả lời: Loài hoa chúng ta có một sứ mệnh cao cả đó là làm đẹp cho đời. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở hương và sắc. Điều quan trọng nữa là lúc nào cũng phải giữ được vẻ tinh khiết bền lâu. Ví như loài Lan chúng tôi, tuy mỗi năm chỉ nở một lần nhưng lại trang hoàng cho đời tới tận vài tháng.

Cả phần thi đã xong xuôi, chúng tôi hồi hộp chờ đợi ban giám khảo công bố kết quả hội thi. Điều mong chờ đã đến với em khi từng lời ban giám khảo là những lời ý nghĩa, vẻ đẹp hương sắc của ba thí sinh đều tuyệt mỹ nhưng quan niệm về cái đẹp của hoa Lan tím được ban giám khảo đánh giá là hoàn thiện nhất. Cái đẹp trước hết phải có ích. Lan tím sẽ là chủ nhân của vương miện năm nay.

Em xúc động bước lên sân khấu trong tiếng cổ vũ động viên của khán giả, của bạn bè và gia đình. Nhận từ tay chị Huệ danh hiệu cao nhất của cuộc thi, em thầm cảm ơn tất cả mọi người, những người đã luôn ở bên em, động viên, chăm sóc, dạy dỗ cho em suốt những ngày qua. Em xin gửi niềm vinh dự đến tất cả mọi người, những người biết yêu thương và quý trọng những sắc hoa.
7 tháng 1 2017

Có lẽ chẳng bao giờ tôi có thể tưởng tượng ra rằng mình lại là người đạt ngôi vị hoa hậu năm nay. Tôi bước đi trên con đường nhỏ quen thuộc mà lòng bồi hồi, sung sướng. Thế rồi, bỗng từ đâu vang lên những tiếng "Dô! Dô!", tôi được nâng bổng lên lừ lúc nào không biết. Tưởng ai xa lạ, hóa ra là họ hàng hồng nhung nhà tôi đến đây chia vui. Tôi được mọi người đặt lên ghế và hỏi:

- Bé Nhung à! Bé kể lại cho cả nhà mình nghe xem vì sao mình lại được giải nhất nào. Chắc hẳn cuộc thi đó có rất nhiều ngựời xinh đẹp phải không hả bé?

- Dạ, đúng đấy ạ! Tôi cất tiếng nói - Ban đầu, bước vào phòng thi, con cũng rất run vì ở đây trông ai cũng lộng lẫy và đáng yêu hơn con cả. Lúc đó con đã rất muốn quay về nhà nhưng lại nhớ đến những lời động viên, an ủi, những tình cảm thắm thiết, những hy vọng mà mọi người đã đặt ở nơi con nên con lại thôi. Con nghĩ con sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng của mọi người.

Bố mẹ có biết không, hôm đó con đã may mắn được lọt vào vòng chung kết với chị hoa Hướng Dương, chị hoa Huệ và cô hoa Nhài. Phần thi đầu tiện cùa chúng con là phần thi sắc đẹp và người đầu tiên lên trình diễn chính là chị hoa Huệ. Trông chị thật lộng lẫy với bộ váy loe rộng, trắng muốt. Chị lướt nhẹ trên sân khấu, những chiếc đèn vàng chiếu vào càng làm nổi bật lên khuôn mặt trắng hồng xinh xắn. Chị đi như thế vài vòng rồi lùi vào sân khấu với những tiếng vỗ tay không ngớt từ khán đài.

Tiếp ngay sau chị hoa Huệ, là chị Hướng Dương. Không kiều diễm như chị hoa Huệ, chị Hướng Dương đẹp kiểu khác. Bộ quần áo màu vàng như những tia nắng của ông Mặt Trời làm cho khán phòng bừng sáng. Dáng người dong dỏng cao lại đi thêm cả đôi guốc cao làm chị cao ngất. Nếu cả nhà mà nhìn thấy chị Hướng Dương vào lúc ấy thì chắc chắn rằng ai cũng phải bảo chị ấy thật trẻ trung.

Rổị sau đó là đến cô hoa Nhài. Cô có một vẻ đẹp quý phái với một bộ váy chồng thành nhiều tầng trắng nuột nà.

Cuối cùng là đến con. Con là người nhỏ nhất trong mọi người nên hơi thấy e thẹn. Con đi ra sân khấu với bộ váy đỏ thắm, mượt như nhung mà mẹ đã chuẩn bị cho con. Con hé nụ cười với mọi người và nhẹ nhàng đi trước sân khấu rồi lại nhẹ nhàng đi vào trong cánh gà mà lòng hồi hộp không biết khán giả cảm thấy thế nào.

Phần thi thứ hai của chúng con là "Mùi hương của bạn". Mỗi người đều có một mùi hương riêng. Chị hoa Huệ, cô hoa Nhài thì có mùi hương thơm ngát, bay xa làm xôn xao lòng người. Còn con chỉ thoang thoảng đâu đây một mùi hương nhè nhẹ và dìu dịu. Phần thi này trôi qua khá suôn sẻ vì con đã tự tin hơn rất nhiều, cả nhà ạ!

Rồi cuối cùng cũng đến phần thi quan trọng nhất: "Hỏi đáp”. Ban giám khảo đã ra một đề chung cho cả bốn người: "Nếu em được làm hoa hậu thì em sẽ làm gì?". Chị hoa Huệ sung sướng trả lời: "Nếu như mà em được làm hoa hậu, em sẽ đi khắp nơi cho mọi người trầm trồ trước sắc đẹp của em, còn thời gian còn lại em sẽ chăm sóc sắc đẹp của mình!". Khác với chị hoa Huệ, chị hoa Hướng Dương và cô hoa Nhài rất thích ngủ.

- Còn con trả lời ra sao hả bé Nhung?

Tôi ngập ngừng nói:

- Con nói nếu như con được làm hoa hậu thì con sẽ gửi một số tiền nhỏ cho các bạn hoa nghèo sống ở các khu vườn cằn cỗi không được màu mỡ như nơi gia đình mình sống. Còn con vẫn sẽ ở nhà chăm sóc và vâng lời bố mẹ để bố mẹ được vui lòng.

Và giờ quyết định ai sẽ được làm hoa hạu cũng đã đến. Ban giám khảo nói to:

"Ngay bây giờ các hạn sẽ biết ai được làm hoa hậu năm nay. Không phải ai khác chính là bé Nhung, người có một nụ cười tươi tắn, một tâm hồn trong sáng, luôn nghĩ đến người khác!". Con lên nhận giải thưởng và đây,.con đã mang quà về cho bố mẹ đây. Tôi giơ gói quà đằng sau lưng ra và hôn vào má mẹ thì thầm nói:

Con nghĩ món quà quan trọng nhất chính là tình cảm của gia đình mình dành cho con...

9 tháng 12 2016

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.

9 tháng 12 2016

đóng vai nhân vật Thạch Sanh nữa nha . Thank các bạn nhiều

 

11 tháng 3 2016

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

 

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

 

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

10 tháng 3 2016

khó  ghê