Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Diện tích : khoàng 19 000 000 km2.
- Dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo. Nguyên nhân: do sự kết hợp giữa ba dòng văn hóa Âu, Phi và Anh-điêng. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở ven biển, nơi có khí hậu mát mẻ; thưa dân ở những vùng nằm sâu trong nội địa.
- Địa hình Nam Mĩ được chia làm 3 khu vực: Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía Tây: Là dãy núi cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, độ cao trung bình từ 3000-5000m. Xen giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng(cao nguyên Trung An-đét). Thiên nhiên phân hóa phức tạp. Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn:là một đồng bằng từ bắc xuống nam(lớn nhất thế giới là đồng bằng Amazon). Phía đông là các sơn nguyên rộng lớn: Sơn nguyên Bra-xin, sơn nguyên Guy-a-na.
- Đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mỹ: Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất: khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu núi cao. Nguyên nhân: do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến, từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía Tây.
Chương trình Địa lí lớp 12 bao gồm 3 phần: Địa lí Tự nhiên Việt Nam, địa lí Dân cư Việt Nam và địa lí Kinh tế Việt Nam. Theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2011, chương trình Địa lí 12 cơ bản đã giảm đi một số phần gọn gàng hơn. Nội dung thi tốt nghiệp THPT bao gồm cả phần kiến thức (sách giáo khoa 12) và kĩ năng (tính toán, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, đọc Atlat). Sau đây là một số gợi ý khái quát hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT:
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Phần này rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học vì cho rằng đây là kiến thức phải học thuộc lòng. Thực chất, không hoàn toàn như vậy. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác. Vì vậy, để ôn tập phần tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ hoặc các bảng thống kê. Các kiến thức địa lí nên học theo phương pháp diễn dịch (đi từ đặc điểm tổng quan đến cụ thể). Ví dụ:
1. Nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
• Vị trí địa lí:
• Phạm vi lãnh thổ: gồm ba vùng: vùng đất, vùng trời và vùng biển (SGK)
2. Nội dung: Đặc điểm chung của tự nhiên
a/ Đất nước nhiều đồi núi
• Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.
• Khu vực đồi núi:
- Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…
• Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
• Ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. (phần này SGK viết rất ngắn gọn, nên hệ thống lại thành bảng theo mẫu dưới đây để hiểu nhanh hơn và dễ so sánh hơn)
b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
• Khái quát về biển Đông: SGK
• Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa
• Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.
- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ
- Sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt
+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.
• Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:
c/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng
• Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:
- Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.
- Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam (SGK)
• Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây
- Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
- Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. (SGK)
• Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:
- Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao
- Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.
• Các miền địa lí tự nhiên: dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 miền theo gợi ý sau:
3. Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Đối với mỗi loại tài nguyên, học sinh cần tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ theo các nội dung sau:
b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
• Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường. (Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)
• Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:
(Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)
• Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. (nội dung các nhiệm vụ của chiến lược:SGK)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI
Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu 3: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 4: So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.
Câu 5: Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?
Câu 6: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?
Câu 7: Biển Đông đã mang lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong đời sống và sản xuất?
Câu 8: Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu 9: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Câu 10: Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?
Câu 11: Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?
Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.
Câu 13: Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão.
GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ BÀI TẬP
I/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
1. Bài tập 2/SGK trang 44
- Yêu cầu bài: Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam và giải thích nguyên nhân.
- Cách làm: Nên nhận xét theo từng cột dọc của bảng số liệu và kết hợp giải thích nguyên nhân ngay sau mỗi ý nhận xét
Không nên: Nhận xét hết các cột rồi mới giải thích nguyên nhân. Nếu làm như vậy, khi giải thích sẽ phải nhắc lại các ý đã nhận xét và rất có thể bị thiếu ý.
- Cụ thể: nhận xét và giải thích về cột Nhiệt độ trung bình năm trước, sau đó lần lượt đến cột Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII:
+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 200C và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.
+ Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi). Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc)
+Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, trên 270C, từ Bắc vào Nam có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:
Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra). Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.
Đến Đà Nẵng, nhiệt độ thấp hơn Huế do Huế bị chặn bởi một bên là dãy Trường Sơn Bắc, một bên là dãy Bạch Mã nên ảnh hưởng hiệu ứng phơn sâu sắc của gió Tây Nam.
Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước (29,70C), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,10C. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng 7 là mùa khô, nóng hơn.
2. Bài tập 3/SGK trang 44
- Yêu cầu: So sánh, nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.
- Cách làm: tương tự như bài 2 ở trên.
- Cụ thể:
- Lượng mưa: Chỉ ra nơi nào mưa nhiều nhất, nơi nào mưa ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?
- Lượng bốc hơi: Chỉ ra nơi nào bốc hơi nhiều nhất, nơi nào bốc hơi ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?
- Cân bằng ẩm (hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi): Kết hợp từ hai ý nhận xét trên để rút ra nhận xét về cân bằng ẩm của mỗi địa điểm.
II/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Bài 1 /SGK trang 50
Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
Cách làm: nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt trước sau đó đến chế độ mưa. Chú ý: yêu cầu của bài chỉ là nhận xét và so sánh, không yêu cầu phải giải thích.
Cụ thể:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,40C trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là 25,70C. Có những thời điểm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Hà Nội xuống đến 2,70C còn TP.Hồ Chí Minh là 13,80C. Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nhau, 28,90C nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Hà Nội lên tới 42,80C, cao hơn TP.Hồ Chí Minh gần 30C. Như vậy, kết quả là, biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.
Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.
Chế độ mưa: Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ta thấy: Lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội nhưng cả 2 địa điểm đều có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
Tại Hà Nội, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, lượng mưa đạt trên dưới 300mm. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Hà Nội ít mưa, đặc biệt mưa rất thấp vào tháng 12 và tháng 1, khoảng 20 – 25mm.
Tại TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, luôn đạt trên 200mm, mưa nhiều nhất vào tháng 9, đạt khoảng 320mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô sâu sắc vào tháng1,2,3, lượng mưa đạt dưới 20mm.
Như vậy, so sánh về chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên ta thấy, Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa dài hơn và mưa lớn hơn Hà Nội còn mùa khô ở TP. Hồ Chí Minh lại khô sâu sắc hơn, mùa khô ở Hà Nội không quá ít mưa như TP. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, những tháng nóng nhất là những tháng mưa nhiều, những tháng lạnh là những tháng ít mưa. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, những tháng mưa nhiều là những tháng có nhiệt độ thấp hơn (do mưa làm dịu bớt) còn những tháng mùa khô là những tháng có nhiệt độ cao hơn một chút.
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. - Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô. - Nguyên nhân : + Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam. + Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây. Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
- Đặc điểm cấu trúc địa hình :
+ Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song,, cao trung bình 3000- 4000 m, kéo dài 9000km, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên, bồn địa, chạy đến alaska
+ Miền đồng bằng trung tâm hình lòng máng, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam, có 1 số hồ lớn
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam, cao dưới 1500 m
- Ảnh hưởng:
+ Do kéo dài trên nhiều vĩ độ, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới
+ Do địa hình và biển, khi đi từ bắc xuống nam,phân hóa theo chiều từ tây sang đông
HT
Câu 1: Khu vực Trung và Nam mĩ bao gồm eo đất Trung mĩ, các quần đảo trong biển ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam mĩ.
Vị trí: Trung và nam mĩ kéo dài từ khoảng vĩ tuyến 15°B cho tới tận vùng cực Nam.
Câu 2:
-Trung-Nam mĩ:
+Dân cư: Thành phần dân cư chủ yếu là người lai.
Câu 6: Đồng bằng Nam Bộ ( của Việt Nam thì nso là lớn nhất rồi)
Câu 1.
trình bày khái quát tự nhiên khu vực trung và nam mĩ
- S = 20,5 triệu km 2
- Trung và Nam Mĩ bao gồm:
eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri- bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
Câu 1 :
- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
Khí hậu: Phần lớn trong môi trường nhiệt đới, sự phân hóa theo chiều Đông - Tây.
Địa hình: +Eo đất Trung Mĩ: nơi cuối cùng của dãy Cóocđie.
+ Quần đảo Ăngti: vô số đảo quanh biển Caribê.
- Khu vực Nam Mĩ.
Phía Tây:
+Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
+ Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
Ở giữa:
+ Gồm nhiều đồng bằng rộng lớn
+ Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía Đông
+ Có các sơn nguyên hình thành lâu đời
+ Rừng rậm nhiệt đới ẩm.
Câu 2:
- Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
-Khí hậu :
+Có gàn đủ các kiểu phân hó trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.
+Khí hậu phân hóa theo chiều bắc, nam, đông, tây và từ thấp lên cao.
-Giải thích:
+Vì các kiểu khí hậu cảnh quan ở mỗi khu vực có mỗi đặc điểm thay đổi theo mùa và lượng mưa cân bằng từ B đến N, từ chân núi đến miền núi.
Đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mỹ:
- Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất:
+ Khí hậu xích đạo
+ Khí hậu cận xích đạo
+ Khí hậu nhiệt đới
+ Khí hậu cận nhiệt đới
+ Khí hậu ôn đới
+ Khí hậu núi cao
- Nguyên nhân: do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến, từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía Tây.
* Dân cư
Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.
Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
Câu 1: Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia.
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sử dụng trong nông nghiệp
có 2 hình thức:
– Tiểu điền trang.
– Đại điền trang.
– Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý. Nền nông nghiệp của nhiều nước còn sự lệ thuộc vào nước ngoài .
b. Các ngành nông nghiệp
– Ngành trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
+ Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
+ Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:
– Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…
– Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.
đc chx ak
tham khảo
Đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mỹ:
- Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất:
+ Khí hậu xích đạo
+ Khí hậu cận xích đạo
+ Khí hậu nhiệt đới
+ Khí hậu cận nhiệt đới
+ Khí hậu ôn đới
Đặc điểm địa hình
+ Lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến, từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam
+ Có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía Tây.