Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi yêu biết bao quê hương xinh đẹp của mình. Những buổi sáng, bầy sẻ nâu nhún nhảy kiếm mồi trên vườn chuối, lúc nào cũng ríu ra, ríu rít. Chiều chiều, nhìn ra cánh đồng lúa, từng cánh cò trắng, bay lả rập rờn đẹp như 1 bức tranh. Những đêm trăng, dưới ánh sáng như dát vàng khắp nơi, bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương tôi đẹp quá.
Cần thêm các trạng ngữ đó vì : Chúng biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Cần Thơ có bến ninh kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.
Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều. (Ké ca dao về ăn uống ở miền tây của tớ luôn nè)
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em
Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ
Anh thương em lững đững lờ đờ
Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên.
Cần Thơ, Vàm Sáng, Ba Láng, Phong Điền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời
A
Ai lên làng Quỷnh hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.
Ai ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền(Thành)
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Anh ngồi quạt quán Bến Thành
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Anh ngồi quạt quán Bà Hom
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà,
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.
Bao phen quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Bóng đèn là bóng đèn hoa,
Ai về vùng Bưởi với ta thì về.
Vùng Bưởi có lịch có lề,
Có sông tắm mát có nghề seo can.
Biển Ba Động nước xanh cát trắng,
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,
Xin mời du khách về đây,
Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên.
Bốn mùa em chẳng phải lo,
Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời.
Biên Hòa có bưởi thanh thanh,
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.
Anh đây lên thác xuống ghềnh,
Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.
Biên Hòa bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Bến tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
Bến Tre biển rộng sông dài
Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.
C
Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Cà Mau hãy đến mà coi,
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.
Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
D[sửa]
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
.
Đ
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô ...
Đường lên Mường Lễ bao xa?
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.
Đường lên xứ Lạng bao la?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi, đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…
Đường về Kiếp Bạc bao xa?
Đường về Kiếp Bạc có cây (đa)Bồ Đề.
Có yêu anh cắp nón ra về,
Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.
Đất ta bể bạc, non vàng,
Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.
Đức Thọ gạo trắng nước trong,
Ai về Đức Thọ thong dong con người.
Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát
Giếng Đại Từ nước mát nước trong
Dòng Tô uốn khúc lượn quanh
Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.
Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.
Đống Đa ghi để lại đây,
Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.
Đồng Nai có bốn rồng vàng,
Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên mất lời em dặn dò.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ Nhu
Chín trăng em đợi mười thu em chờ.
Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,
Muốn ăn bông súng mắm kho,
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ thật là cao
Vì thương anh em vàng võ má đào
Em tìm khắp chốn nhưng nào thấy anh.
Con chó dại cắn phải cái chân
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới nắng hồng ban mai.
Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi
G
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa,
Con trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua.
Gái Thới Bình lòng ngay dạ thẳng,
Trai bạc tình một cẳng về quê.
- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn xương
Nhịp chày Yên Bái mặt gương tây Hồ
H
Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
I am
Một bên đèn sách văn chương
Một bên Hủi cụt nàng thương bên nào
Chạm phải con đường xưa tim anh rũ rụng
Chạm phải con đường mòn tim anh nóng bừng
Đem trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Ong như lúa vãi
Ong giống rũ nằm cho đông
leo lên tận ổ Ktưng
Lấy cho hết mật rừng, mật cây”
Vừa thả lưới, vừa bơi
cá mắc vào lưới
Trắng như bã mía rơi
Chim Rling đẻ trứng thì hạn
Chim Rlang đẻ trứng thì trời âm u
Gà rừng đẻ trứng thì rẫy đốt không cháy
Chim Rlang đẻ trứng thì lúa bị lép
Ước váy em treo cành cây Tang
Ước áo anh treo cành cây Tung
Ước người ta cùng sưởi
Bên lửa hồng
Xuống suối cùng em bắt cá
Lên rừng cùng anh hái rau
Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ họchết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu. Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên: - Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.Bố gật đầu. mỉm cười:- Con đường này làm từ năm ngoái con ạ. Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, cónhững đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đãlấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ conđường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở. Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủađủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủsa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bong phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất chonên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn vàlúa phơi ở sân đất rất khó khô. Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ. Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánhcò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá. Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài catxets, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng rong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố. Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậymà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy đểđi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựngxe ở trên bờ. Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy… Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạorực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.
Tham khảo
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”
(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Còn đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín… Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hy sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương… Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh… Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.
Những câu tục ngữ thì thường dc lưu truyền bằng miệng, ngắn gọn và xúc tích. Nên sẽ dễ lưu truyền dc cho những thế hệ con cháu sau này. Thay vì ta ghi chép nó vào những trang giấy, tuy nó giúp ta hiểu và thấm lâu hơn, nhưng không thể hiện được sự dễ dàng và thực tế.