K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:

- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.

- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp. 

- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp. 

- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản. 

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.

Các biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản Tây Âu:

- Giới quý tộc và giới thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ đưa về châu Âu

- Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, nguồn tư liệu sản xuất của thợ thủ công,...

- Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt đi bán cho các chủ đồn điền,  hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ và trở thành nô lệ của họ.

4 tháng 2 2023

- Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã. 

+ năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã. 

- Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô. 

+ Lãnh chúa phong kiến gồm các quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực. 

+ Nông nô gồm nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị cướp ruộng đất. 

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

Những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

- Vào nửa cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-Man xâm chiếm, tiêu diệt đi đế quốc Rô-Ma.

- Thành lập ra nhiều vương quốc mới.

- Xã hội: được chia làm 2 giai cấp 

+) Lãnh chúa phong kiến

+) Nông no

`=>` Xã hội phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành.

4 tháng 2 2023

Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô. 

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

 

4 tháng 2 2023

Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô. 

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

4 tháng 2 2023

Xã hội Tây Âu sau phát kiến địa lí: quan hệ xã hội đã có sự thay đổi. Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư thay cho hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức là chủ xuất vốn, thợ xuất sức. 

Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới là giai cấp tư sản (một số thương nhân giàu có, một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có). Bên cạnh những mâu thuẫn cũ trong xã hội, xuất hiện thêm những mâu thuẫn mới: Tư sản và phong kiến, tư sản và vô sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời hậu kì. Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã hội phong kiến Tây  u hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn, mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển.

4 tháng 2 2023

Biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII-XVI:

- Từ thế kỉ XIII, thành thị càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu. 

- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị. 

Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng

Họ có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới vì họ có thế lực nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Do vậy họ ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.

12 tháng 1 2023

- Hệ quả: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.

- Vì:

+ Giai cấp tư sản chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân cư nhưng nắm trong tay hầu hết tư liệu sản xuất. Mặt khác, để thu được lợi nhuận tối đa, giai cấp tư sản thực hiện việc vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở các nước thuộc đạ và áp bức, bóc lột giai cấp vô sản trong nước.

 

+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.

13 tháng 1 2023

cop mạng thì tham khảo ( trả lời câu hỏi của giáo viên tốt nhất tự làm )

https://tailieumoi.vn/cau-hoi/doc-thong-tin-hay-cho-biet-kinh-te-xa-hoi-tay-au-thoi-hau-ki-trung-dai-bien-doi-the-nao-HQNLj-115106.html

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa. 

+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. 

+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác. 

+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài. 

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.