Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc phạm tội. Họ phải làm các công việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân công xã. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Ở họ tồn tại cả "cái cũ" (những tàn dư của xã hội nguyên thủy : cùng làm ruộng chung của công xã, cùng trị thủy), vừa tồn tại "cái mới" (đã là thành viên của xã hội có giai cấp : sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư hữu...), họ đượ gọi là nông dân công xã. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc, ngoài ra hộ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng công trình.
- Là thành phần sản xuất chính trong xã hội.
- Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế.
- Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.
- Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
- Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:
+ Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
+ Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.
+ Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.
+ Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.
* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông
Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:
- Giai cấp thống trị:
+ Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.
+ Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
+ Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.
Xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất cùa một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua.
Để cai trị nông dân công xã và nô lệ, vua đã dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế mà người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên tử (con Trời)...
Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như thế, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
Giai cấp thống trị : - Vua
- Quý tộc, quan lại,...
Giai cấp bị trị : - Nông dân công xã
- Nô lệ
Giải thích : Do nền kinh tế các nước phương Đông chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp
a) Sự phân hóa của xã hội cổ đại phương Đông
- Giai cấp thống trị:
+ Vua nắm mọi quyền hành
+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã : Là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.
+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhặc hầu hạ quý tộc.
b) Giải thích
Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp.
Vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại từ Trung ương xuống địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng ( ở nhà rộng và xây lăng mộ lớn) dựa trên sự bóc lột nông dân : họ thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của Nhà nước cũng do thu thuế của nông dân.