K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2016

Nhà Trần hoặc Trần triều (Hán-Nôm: 家陳 ・陳朝, nhà Trần • Trần triều) làtriều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.

Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

18 tháng 5 2016

Chiến thắng Tây Sơn. Vì thật hùng vĩ:

-Do 3 người nông dân khởi nghĩa.Nói lên tầm quan trọng của mọi tầng lớp của dân tộc.

18 tháng 5 2016

thích nhất sự kiện 

Tây Sơn bùng nổ do ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã rất anh dũng đứng lên để giành lại quyền  tự do cho nông dân

vì cuộc nổi dậy này đã giải cứu cho cả toàn dân tộc và mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn cho những dân quân đang phải chịu khó chịu khổ người thì phải cho quê hương xa gia đình vợ con đó là những điều mà những người quân dân đau khổ ấy phải chịu. nhất là khi họ hi sinh thì  người đau khổ nhất chính là gia đình của họ

15 tháng 12 2017
  • Chia ruộng đất thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
  • Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.
28 tháng 9 2016

. Bảng niên biểu tiến trình phát triển của lịch sử Vương quốc Cam-pu-chia :

Thời gian

Nội dung lịch sử

Thế kỉ VI - VIII

Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia sơ kì, còn có tên gọi là Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ớ trung lưu sông Mê Công.

Thế kỉ IX - XV

Là thời kì Ảng-co, giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia.

Thế kỉ XVI - XIX

Giai đoạn suy yếu và khủng hoảng của Cam-pu-chia.


 

28 tháng 9 2016

. Bảng niên biểu tiến trình phát triển của lịch sử Vương quốc Cam-pu-chia :

Thời gian  

Thế kỉ VI - VIII :Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia sơ kì, còn có tên gọi là Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ớ trung lưu sông Mê Công.

. Bảng niên biểu tiến trình phát triển của lịch sử Vương quốc Cam-pu-chia :

Thời gian

Nội dung lịch sử

Thế kỉ VI - VIII

Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia sơ kì, còn có tên gọi là Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ớ trung lưu sông Mê Công.

Thế kỉ IX - XV ; Là thời kì Ảng-co, giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia.

Thời gian

Nội dung lịch sử

Thế kỉ VI - VIII

Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia sơ kì, còn có tên gọi là Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ớ trung lưu sông Mê Công.

Thế kỉ IX - XV

Là thời kì Ảng-co, giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia.

Thế kỉ XVI - XIX : Giai đoạn suy yếu và khủng hoảng của Cam-pu-chia.


 

 

17 tháng 12 2016

-Thành thị trung đại ra đời khiến nhiều mặt hàng thủ công được sản xuất, thợ thủ công đưa hàng hóa đến nơi đông người để buôn bán và lập xưởng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu

Thành thị trung đại phát triển khiến các thương nhân cần nhiều nguyên liệu, vàng bạc và thị trường mới nên các cuộc phát kiến địa lý đã ra đời. Trong khi đó, chế độ phong kiến là thứ kìm hãm sự phát triển của xã hội nhưng nhờ các cuộc phát kiến địa lý, nền nông nghiệp ở châu Âu đã được phát triển, dẫn đến chế độ phong kiến bị suy vong

15 tháng 12 2016

bó tay @gmail.com ......Thật sự là mình cũng ko biết

 

25 tháng 12 2016

1. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng và xây dựng lại bộ máy nhà nước tự chủ.

Đinh Bộ Lĩnh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân

Lý Thường Kiệt có công trong việc đánh bại quân Tống xâm lược nước ta

Trần Quốc Tuấn có công trong việc 3 lần đánh đuổi quân Mông-Nguyên xâm nước ta

2.Chủ động tấn công trước để tự vệ

Xây dựng phòng tuyến bằng đất

Bí mật vượt sông ban đêm

Đọc bài thơ thần

Chủ động giảng hòa

 

25 tháng 12 2016

2.

Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa
 
3 tháng 10 2016

nè bạn đã đi nhờ người khác giùm rồi còn ko chép đc cái đề bài ra lười nghĩ rồi còn lười vận động dài quá hả ,người ta mở ra cx kinh ko kém đâu bạn cứ tự nhgix đi nhé

10 tháng 10 2016

Tán thành vui

22 tháng 9 2016

- Việc đặt niên hiệu chứng tỏ Đại Cồ Việt là một nước độc lập, không còn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Xưng đế để tỏ rõ mình ngang hàng với Tống triều.

- Nêu cao tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

vui Mình chỉ biết nhiêu đây thôi!

 

28 tháng 9 2016

Thks bn nhìu nha Sweet-Blackrose2503

20 tháng 12 2020

Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ)

20 tháng 12 2020

Trả lời

Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ :

- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trươn "vườn không nhà trống" để đánh giặc, tạm thời rút lui khỏi Thăng Long khi giặc kéo vào, kinh thành trống vắng không một bóng người và lương thực.

- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiế của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"

- Khi kẻ thù gặp khó khăn, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng Long và truy kịch quân địch khi chúng tháo chạy.