K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2016

Rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với nhau, có thể xích lại gần nhau hơn. Xét về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng ít người trong số chúng ta biết được cái thứ “thuốc tiên hạnh phúc” này có những ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của bạn như thế nào. Hy vọng một vài tác hại của rượu sau đây sẽ giúp ích cho bạn nhiều.

Việc lạm dụng kéo dài bia rượu có thể gây ra những tổn hại lâu dài đến sức khỏe của bạn. Những tác động này rất khó hồi phục và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Một số chứng bệnh do bia rượu gây ra: Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh về dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dạ dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng ruột trên, các bệnh về gan, loạn nhịp tim, giảm glucozo, liệt dương, loãng xương, tác hại đến bào thai, viêm loét dạ dày…

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Tim là cơ quan rất dễ bị tác động của bia rượu. Những người nghiện rượu luôn có huyết áp cao hơn người bình thường và dễ có nguy cơ đối mặt với các bệnh tim mạch. Một tác động thường thấy khác là, bia rượu làm giảm lượng máu cung cấp đến tay và chân. Bên cạnh đó, dùng bia rượu kéo dài còn có thể dẫn đến đột quỵ và tổn thương não. Nghiện rượu kinh niên là một trong hai nguyên nhân dẫn đầu gây ra tổn thương não. Nó làm cho não người co rút lại. Điều này làm cho các tế bào não chết dần đi, tác động đến trí nhớ, thính giác, khứu giác, thị giác, hoóc môn.

Phụ nữ mang thai nên cảnh giác với tác động của bia rượu đối với thai nhi. Thai phụ uống bia rượu có thể tác động xấu đến bào thai. Bào thai có thể sẽ không nhận được oxi và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thai nhi còn có thể bị dị dạng do tác hại của bia rượu, chẳng hạn dị dạng ở mặt, các cơ quan khác, hoặc chậm phát triển trí tuệ.

Các độc chất trong bia rượu tác động vào các vi khuẩn trong đường ruột, làm giảm sút khả năng hấp thụ chất béo, calcbon hydrat, protein, axit folic và vitamin B12. Ngoài ra, bia rượu còn làm tăng nguy cơ dị ứng với thức ăn cũng như làm giảm khả năng đề kháng.

Uống nhiều rượu và uống thường xuyên rất có hại cho sức khỏe, trước mắt là mắc các chứng bệnh về gan nặng như gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan. Khi đó, mô gan không còn mịn như bình thường mà gồm toàn những mô xơ và không có chức năng thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và khả năng đột quỵ cao. Rượu cũng làm rối loạn tiêu hóa và tăng các bệnh thuộc hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm tụy, loét dạ dày, ung thư miệng, lưỡi, hầu, thực quản, ruột. Người uống rượu thường không ăn uống điều độ và rối loạn tiêu hóa nặng.

Uống bia rượu nhiều còn nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội. Rượu là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội, bạo lực, gia đình tan vỡ, con cái hư hỏng. Rượu gây tai nạn giao thông và rất nhiều tệ nạn xă hội khác xuất phát từ rượu. Biết bao vụ án thương tâm xảy ra chỉ vì “con ma men” ấy.

Phải coi rượu cũng là một loại thuốc độc hại gây nghiện, cần giáo dục thanh thiếu niên và nguy hại của rượu. Trước tiên bạn hãy tự trách cho mình và người thân, bạn bè để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.

16 tháng 8 2016

xin loi ban, ban co the lam lai bai duoc ko? de bai la dung phia duoi la sai minh sua lai la: giao duc cong dan 6 , bai tu cham soc, ren luyen than the.

22 tháng 10 2017

kham khảo ở đây nè

de-bai-binh-luan-tinh-than-tuong-than-tuong-ai.2976/

22 tháng 10 2016

Xuân, xuân là gì nhỉ? Xuân là gì để đem đến cho lòng người cái rạo rực mơn man của tuổi trẻ? xuân là gì mà thắm hồng đôi môi người thiếu nữ? Có lẽ, xuân là một phút âu yếm của lòng ta với thiên nhiên, đất trời, với con người, vạn vật. Mùa xuân, những búp lá trên cành xoè từng cánh mỏng tang, ngắm bầu trời qua đôi mắt màu lục nhạt, trảng cỏ đẫm sương còn ngai ngái mùi bùn, một nụ đào bất chợt hé nở, một tiếng chim non bất chợt ú ớ cơn mê dưới những tán bàng mướt xanh...Ôi, xuân, xuân, ta KHÔNG CHỈ yêu MÀ CÒN say người mất! Ta THƯƠNG MẾN sao, YÊU QUÝ làm sao cái lạnh mơ hồ của những đợt mưa xuân như chiếc voan mỏng trùm lên vạn vật, một hơi khói bếp ấm áp lòng người, thoảng mùi bánh chưng thơm như tay bà, tay mẹ, một giọng em thơ, một ánh mắt cười... Đông LẠNH, hè NÓNG, chỉ có mùa xuân là vẫn dịu dàng nhất, âu yếm nhất! Mùa của yêu thương, của gia đình sum họp, của cái tết đông vui, của hội hè đình đám, mùa tôi đón chào bằng cả trái tim mình.

15 tháng 11 2019

I. GTVĐ
Sách Trung Dung đã dạy khi học thì phải: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người”. Vì thế mà câu ngạn ngữ có câu rằng: “Học mà không suy nghĩ thì luôn luôn u tối. Suy nghĩ mà không học thì luôn luôn nghi ngờ”. Quả thật, việc học rất cần có sự suy nghĩ cho thấu đáo, nếu học mà không suy nghĩ thì không hiểu được điều mình học, nhưng có suy nghĩ rồi thì lại phải học hơn nữa như thế mới tránh khỏi nghi ngờ về điều mình học.
II. GQVĐ.
1. Giải thích.
- “Học mà không suy nghĩ thì luôn luôn u tối”: có nghĩa là, khi học chúng ta phải suy nghĩ về điều mình học, phải tìm hiểu cho kỹ, cho cẩn thận thì mới tránh được sự uu tối trong nhận thức. Nếu ta học mà không suy nghĩ thì sẽ luôn luôn u tối trong nhận thức, trong hiểu biết. Đó là một yêu cầu cần thiết của việc học!
- “Suy nghĩ mà không học thì luôn luôn nghi ngờ”: có nghĩa là, khi có sự suy nghĩ về việc học mà không học thì lại dẫn đến sự nghi ngờ, nghi vấn về mọi sự vật hiện tượng. Đây là một yêu càu quan trọng trong quá trình nhận thức của con người.
Vậy khi ta học về một vấn đề nào đó thì phải suy nghĩ cho kỹ, cho cẩn thận về điều mà ta học được, từ suy nghĩ ấy ta lại phải tiếp tục học để cho việc học trở nên thấu đáo, sâu sắc, toàn vẹn, đầy đủ,... nhưng nếu từ suy nghĩ ấy mà ta không tiếp tục học thì sẽ dẫn đến sự nghi ngờ trong nhận thức về mọi sự vật hiện tượng. Điều ấy cũng có nghĩa là khi chúng ta học thì phải học đến nới đến chốn, cho trọn vẹn, đầy đủ,... không được bỏ dở giữa đường, nếu không sẽ dẫn đến những nghi ngờ không tốt về mọi vấn đề ta học.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Trong quá trình học bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội thì cũng có những yêu cầu nhất định của nó. Có hai yêu cầu được đặt ra cho người học qua câu ngạn ngữ trên là: khi học phải suy nghĩ để tránh u tối; khi đã có suy nghĩ rồi thì phải học tiếp, học nữa nếu không sẽ dẫn đén sự nghi ngờ, nghi vấn, hoài nghi về việc học, sự học.
+ D/c: Trong học tập các bộ môn ở nhà trường: nếu ta học môn văn, sử, địa, toán, lí, hoá, triết học,... mà không có sự suy nghĩ về những vấn đề đó thì sẽ không hiểu được bài học, không áp dụng trong khi học và trong cuộc sống được.
+ Nhưng khi ta đã học, đã có suy nghĩ về việc học mà ta chỉ dừng lại ở suy nghĩ đó mà không học tiếp thì việc học hành bị gián đoạn, sẽ dẫn tới nghi ngờ không biết điều ta học có đúng hay sai, sự bắt đầu và kết thúc đến đâu, quá trình nhận thức sẽ không hoàn thành.
b. Chứng minh.
Trong học tập của bản thân và những người xung quanh ta.
c. Bình luận.
+ Trong thực tế có nhiều người học mà không suy nghĩ cho nên đã dẫn tới không hiểu bài, không làm được bài tập, kết quả học tập không tốt. Và cũng có nhiều người học chỉ suy nghĩ mà không thực hành việc học cho nên không có tiến bộ trong học tập. Vì vậy chúng ta phải học tập và suy nghĩ về việc học thì sẽ tránh khỏi sự u mê, tăm tối trong nhận thức. Khi ta đã suy nghĩ thì phải tiếp tục học để tránh nghi ngờ về sự học.
+ Cần kết hợp giữa việc học – suy nghĩ – học để hoàn thiện quá trình học. Rồi sau đó đem những kiến thức đã học ra để thực hành trong cuộc sống. Đúng như một câu nói khác là: “Học không phải để biết mà để thực hành” hay “Học đi đôi với hành”. Và phải xác định việc học tập là việc của cả cuộc đời, đúng như lời phát biểu nổi tiếng của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
+ Cũng là để thực hiện bài học trở thành người, học cách làm người: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người” (sách Trung Dung).
3. Mở rộng.
III. KTVĐ
- Khẳng định ý nghĩa giáo dục, tầm quan trọng, vai trò và tác động của câu ngạn ngữ.
- Bài học của bản thân.

17 tháng 11 2019

úi úi , cop ít thôi