K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2024

Hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói  là không nên có vì khi đánh giá, xem xét sự vật, hiện tượng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác, không nên đánh giá chủ quan, phiến diện.Tuy nhiên, có những trường hợp chúng ta phải bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình đến cùng khi quan điểm của mình là đúng có cơ sở.

 

17 tháng 3 2024

chuẩn ko đó bạn

 

Hành động xô xát đánh nhau của năm ông thầy bói thể hiện sự tự tin thái quá đến mức cực đoan thay vì giải thích để làm rõ vấn đề với nhau

7 tháng 11 2017

Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:

- Cách nói của thầy bói nước đôi, hiển nhiên, chẳng có gì mới

+ Bố cô đàn ông, mẹ cô đàn bà

+ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

+ Sinh con chẳng gái thì trai

- Lời phán của thầy bói trở nên vô nghĩa, cổ hủ, nực cười

→ Tác giả dân gian lật tẩy bản chất bịp bợm của tên thầy bói rởm đời

 

- Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác

- Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội

27 tháng 9 2021

– Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.

– Trong bài ca dao, thầy bói đã đánh trúng tâm lí của người đi xem bói, thầy phán toàn nhừng chuyện mà người đi xem bói rất quan tâm, đó là những vâ’n đề hệ trọng trong cuộc sông như: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Thế nhưng cách phán của thầy lại là kiểu nói dựa, nói nước đôi và những điều thầy nói đều là những sự thật hiến nhiên mà ai cũng biết. Kết quả là nhừng lời phán của thầy đã trở thành vô nghĩa, nực cười. Bằng nghệ thuật phóng đại, bài ca dao đã lật tẩy bản chất của những tên thầy bói chuyên đi lừa bịp.

– Với nội dung trên, bài ca dao có ý nghĩa châm biếm sâu cay đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết. 

Những bài ca dao có nội dung tương tự:

+ Thầy bói ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

+ Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

+ Thầy đi xcm bói bao người

Số thầy thì dể cho ruồi nó bâu.

1. Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng. Luận cứ:Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ độngKhi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.
25 tháng 2 2021

Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng. 

Luận cứ:

Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động

Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.

Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.

13 tháng 9 2016

Qua những bài ca dao e đã học, em thấy người nông dân là những người gần gũi với thiên nhiên, là nhữq con người đã gắn mình vào những công việc, cuộc sống hằng ngày. Vậy nên từng câu ca dao họ nói và cũng như là dạy bảo chúq ta rất đúng. Họ là những người có kinh nghiệm nhiều trong cs đời thường

13 tháng 9 2016

m​ỗi câu ca dao đều chứa đựng nhữg hàm ý lời khuyên dạy dỗ chúng ta

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:

+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp.

+ Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân.

26 tháng 2 2023

C

26 tháng 2 2023

 Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?

A. Sờ toàn bộ con voi

B. Tìm hiểu hoạt động của con voi

C. Sờ vào một bộ phận của con voi

D. Góp tiền biếu và hỏi người quản voi

21 tháng 9 2016

 Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam

Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.

7 tháng 9 2016

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tnh                                                                                                   Chúc bạn học tốt       thanghoa

28 tháng 4 2017

- Liệt kê hành động của Sùng bà:

* Dúi đầu Thị Kính ngã xuống.

* Bắt thị Kính ngửa mặt lên.

* Không cho Thị Kính phân bua.

* Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống.

Đó là những hành động thô bạo và tàn nhẫn, hoàn toàn không có một chút tình cảm giữa mẹ chồng - con dâu.

- Liệt kê ngôn ngữ của Sùng bà:

Về phía mình, bà nói:

* Giống nhà bà đây giống phượng giống công.

* Nhà bà đây cao môn lệch tộc.

* Trứng rồng lại nở ra rồng, về phía Thị Kính, bà nói:

* Tuồng bay mèo mả gà đồng.

* Mày là con nhà cua ốc.

* Liu diu lại nở ra dòng liu điu

* Đồng nát thì về Cầu Nôm.

Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra.

30 tháng 4 2017

- Hành động Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính khụy xuống”.

- Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần hỏi rõ sự tình, không cần biết phải trái. Mụ muôn đuổi Thị Kính vì lí do khác hơn lí do giết chồng. Cụ thể:

+ Giông nhà bà đây giống phượng giống công - Tuồng bay mèo mủ gà đồng.

+ Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày lad con nhà cua Ốc.

+ Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu đìu lại nở ra dòng liu điu.

-> Lời lẽ là vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “thấp - cao” của mụ thật giàu có. Lúc này không phải là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nữa mà là quan hệ giai cấp. Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp, nói lệch, múa hát sắp chợt càng bộc lộ thái độ trấn áp tàn nhẫn phũ phàng, giọng khinh thị người nghèo. Mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề hôn nhân phong kiến rất sâu sắc.

Sùng bà là một trò trong một lớp nhưng rất tiêu biểu cho một loạt vai trong chèo cổ: Vai mụ ác (hợm của, khoe dòng giống...) Mụ là kẻ tạo ra “luật” và “lệ” trong gia đình.

8 tháng 9 2016

bn học vnen hay chương trình cũ z

11 tháng 9 2016

vnen là gì vậy bạn, mình học chương trình mới á hihi