Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các điểm dao động với biên độ cực đại là bụng sóng.
- Các điểm không dao động (đứng yên) là nút sóng.
Tham khảo:
- Cách xác định bước sóng do hai nguồn phát ra:
+ Đo khoảng cách giữa hai nguồn.
+ Đếm số khoảng cách giữa đỉnh hai gợn lồi liên tiếp hoặc số khoảng cách giữa đỉnh hai gợn lõm liên tiếp do hai nguồn tạo ra.
+ Dựa vào khái niệm bước sóng là khoảng cách gần nhau nhất giữa hai gợn lồi hoặc hai gợn lõm.
- Áp dụng:
+ Giả sử đối với hình 3.6 ở trên ta đo được khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = a
+ Khoảng giữa hai nguồn có 4 gợn lồi (không tính 2 nguồn) bằng 3.
Khi đó hoàn toàn tính được bước sóng \(\lambda=\dfrac{a}{3}\)
Tham khảo:
Hai nguồn dao động cùng pha nên những điểm thuộc đường trung trực của đoạn nối hai nguồn là những điểm có biên độ cực đại.
Gọi điểm M là điểm cách hai nguồn các khoảng lần lượt là 20 cm và 12 cm, sóng có biên độ cực đại: \(d_2-d_1=20-12=8k\lambda\)
Do giữa điểm M và đường trung trực của hai nguồn có 4 dãy gồm những điểm dao động với biên độ cực đại nên M thuộc dãy cực đại bậc 5.
\(\Rightarrow k=5\Rightarrow\lambda=\dfrac{8}{5}1,6\left(cm\right)\Rightarrow f=\dfrac{v}{\lambda}=\dfrac{40}{1,6}=25Hz\)
Tần số sóng trên dây càng lớn, số bụng sóng càng nhiều. Số bụng sóng tỉ lệ với tần số sóng.
Nối các điểm giao nhau giữa các gợn lồi hoặc của các gợn lõm của hai nguồn sóng với mỗi nguồn, đo khoảng cách \(x_1,x_2\). Tính \(\dfrac{x_1-x_2}{\lambda}\) với \(\lambda\) được xác định trong câu hỏi trước. Nếu thương số nhận được là một số nguyên thì kết quả đúng với công thức.