Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…
Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới
- Vành đai động đất: phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Vành đai núi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-si-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Chuyển động của các dòng biển trong đại dương:
+ Dòng biển nóng: xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
- Một số dòng biển trong các đại dương:
Đại dương | Dòng biển nóng | Dòng biển lạnh |
Thái Bình Dương | - Cư-rô-si-ô - Bắc Xích đạo - Ngược Xích đạo - Nam Xích đạo - Đông Ô-xtrây-li-a - A-la-xca | - Ca-li-phoóc-ni-a - Pê-ru - Bê-rinh - Theo gió Tây |
Đại Tây Dương | - Bắc Đại Tây Dương - Gơn-xtơ-rim - Bắc Xích đạo - Guy-a-na - Nam Xích đạo - Bra-xin - Ghi-nê | - Ca-na-ri - Ben-ghê-la - Phôn-len |
Ấn Độ Dương | - Theo gió mùa (tháng 1) - Mũi kim - Mô-dăm-bích - Ngược Xích đạo (tháng 1) - Nam Xích đạo | - Tây Ô-xtrây-li-a - Xô-ma-li - Theo gió Tây |
- Khai thác thủy sản:
+ Là các hoạt động đánh bắt các loại thủy sản, trong đó phần lớn là cá 85 – 90% sản lượng.
+ Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở trên biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.
+ Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và cải tiến công nghệ đánh bắt.
+ Một số quốc gia có sản lượng khai thác thủy sản lớn năm 2019 như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pê-ru,..
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Đang được chú trọng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng. Hoạt động nuôi trồng diễn ra ở cả nước mặn, nược lợ và nước ngọt.
+ Hình thức và công nghệ nuôi trồng ngày càng thay đổi và đem lại hiệu quả.
+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, trong có các quốc gia có sản lượng lớn năm 2019: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.
+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.
+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới
- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (%)
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP thế giới, đạt 67,9% (năm 2019).
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng: từ 64,1% (năm 2000) -> 67,9% (năm 2019), tăng 3,8%.
- Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng...
- Để thể hiện các đối tượng địa lí bằng phương pháp này, người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu chính là kí hiệu hình học, chữ và tượng hình. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí. Ví dụ: thể hiện các sân bay nội địa và quốc tế, các trung tâm công nghiệp (thể hiện quy mô, cơ cấu các ngành,…).
* Vai trò
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất.
* Đặc điểm
- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.
- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.
- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.
- Đối tượng: Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
- Đặc điểm: Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.
- Ý nghĩa: Biết được sự phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.
- Trồng rừng:
+ Có ý nghĩa rất quan trọng trong tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.
+ Diện tích rừng trồng trên thế giới ngày càng mở rộng, từ 17.8 triệu ha (1980) lên 293,9 triệu (2019).
+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn đồng thời có sản lượng khai thác rừng lớn như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,..
- Khai thác rừng:
Sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước:
+ Giai đoạn 1980 - 2019, sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có sự biến động: xu hướng tăng trong giai đoạn 1980 - 1990 (tăng 413 triệu m3), xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 - 2000 (giảm 58 triệu m3), sau năm 2000 có xu hướng tăng trở lại.
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác gỗ lớn như Hoa Kì (459,1 triệu m3), Ấn Độ (351,8 triệu m3), Trung Quốc (341,7 triệu m3), Bra-xin (266,3 triệu m3), Liên bang Nga (218,4 triệu m3),…