Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vai trò của ngành trồng trọt:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đặc điểm của ngành trồng trọt:
+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
+ Có tính mùa vụ.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vai trò
- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.
- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.
- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.
- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác dụng toàn động toàn diện đến sản xuất và đời sống xã hội. Cụ thể:
- Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư.
- Công nghiệp góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.
- Vai trò kinh tế:
+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.
Ví dụ: ngành thương mại đóng vai trò quan trọng trong phân phối sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông qua thương mại, nhà sản xuất xác định được thị hiếu của người tiêu dùng, thích/dùng nhiều sản phẩm nào hay không thích sản phẩm nào. Từ đó thông tin lại để các ngành sản xuất điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất phù hợp nhu cầu, tránh thừa hay thiếu.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ví dụ: Dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng, vì vậy tạo ra khối lượng việc làm lớn – đa dạng từ những ngành đơn giản (phục vụ, buôn bán nhỏ lẻ,…) đến những ngành phức tạp (marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng,….) điều này giúp thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập cá nhân trong xã hội.
Ví dụ: Dịch tạo ra khối lượng việc làm lớn và đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc thuộc ngành dịch vụ, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
- Các vai trò khác:
+ Về mặt xã hội: giúp các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt cộng đồng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống nhân dân:
Ví dụ: Dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại nhân dân, tiếp cận với các hình thức vui chơi, giải trí nhằm giảm bớt các căng thẳng của cuộc sống.
+ Về mặt môi trường: góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm hiện nay thường gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường môi trường hay dịch vụ vệ sinh môi trường giúp cho đô thị trở nên sạch, đẹp hơn.
+ Tăng cường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Internet giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, giao lưu kinh tế - văn hóa cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Các loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quốc tế như đường biển, đường hàng không ngày càng phát triển giúp việc đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).
+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.
+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
- Vai trò của ngành thủy sản:
+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.
+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Đặc điểm của ngành thủy sản:
+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.
+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
* Vai trò
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.
+ Hiện đại hóa, thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với các lĩnh vực khác:
+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
+ Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.
+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.
* Đặc điểm
- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm 2 nhóm: bưu chính và viễn thông.
- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,… từ nơi gửi đến nơi nhận.
- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ.
- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện, như số lượng thư đã chuyển (kg), thời gian đàm thoại (phút),..
- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Vai trò của ngành bưu chính viễn thông
- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông
- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).
- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Vai trò của ngành bưu chính viễn thông
- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông
- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).
- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
* Vai trò của ngành thương mại
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
* Đặc điểm của ngành thương mại
- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:
+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.
+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
Vai trò của ngành trồng trọt:
- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho 1 bộ phận lớn cư dân nông thôn.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; cơ sở phát triển chăn nuôi; mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.