K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: xác định vị trí Địa lí và lãnh thổ khu vực Mỹ Latinh

- Vị trí Địa lí:

+ Mỹ Latinh là bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác.

+ Phía bắc giáp với Hoa Kỳ; phía phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm: Mê-hi-cô, các quốc đảo vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.

+ Khu vực Mỹ Latinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33o32’B đến vĩ độ 53o53’N.

* Yêu cầu số 2: Phân tích ảnh hưởng

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

 

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…

20 tháng 7 2023

Tham khảo:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Toàn cầu hóa thúc đẩy huyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

- Toàn cầu hóa làm gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.

- Toàn cầu hóa làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

- Toàn cầu hóa cũng làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế,...

6 tháng 11 2023

Tham khảo:
- Phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh: dài từ khoảng vĩ độ 33oB đến khoảng vĩ độ 54oN; có diện tích 20 triệu km2; bao gồm Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong biển ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như đảo Co-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...
- Đặc điểm của vị trí địa lí: Tiếp giáp với Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới; với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn. Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma Vùng biển phía Tây của khu vực nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương"
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh:
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển
Đa dạng các hoạt động sản xuất
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài
Khó khăn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Vị trí địa lí:

Nằm ở phía đông nam châu Á.
Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

Kéo dài từ 10oN đến 28oB và 92oĐông đến 142oĐông.

Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
Diện tích: 4,5 triệu km2

 

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa – chính trị quan trọng.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.

- Phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtray-li-a và Ấn Độ Dương.

- Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.

Phạm vi lãnh thổ:

- Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.

- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp

- Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Thuận lợi:

- Có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

- Có vị trí địa - chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.

Khó khăn: 

- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

- Sự đa dạng về văn hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Liên hợp quốc ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020 có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở UN đặt tại Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).

- Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.

- Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

- Hoạt động chính:

+ Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.

+ Bảo vệ người tị nạn.

+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…

Bởi vì nó tạo ra những ý nghĩa to lớn, góp phần tránh những xung đột, giúp phát triển kinh tế, tạo ra khối thịnh vượng chung, và đó là điều kiện tốt nhất cho đời sống của mỗi con người.