Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng...
- Để thể hiện các đối tượng địa lí bằng phương pháp này, người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu chính là kí hiệu hình học, chữ và tượng hình. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí. Ví dụ: thể hiện các sân bay nội địa và quốc tế, các trung tâm công nghiệp (thể hiện quy mô, cơ cấu các ngành,…).
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…
Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới
- Vành đai động đất: phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Vành đai núi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-si-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất do:
+ Trái Đất hình cầu => luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm).
+ Trái Đất tự quay quanh trục => Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì mọi nơi trên Trái Đất sẽ có 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm.
=> Do trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng Xích đạo và không đổi hướng khi chuyển động.
- Chuyển động của các dòng biển trong đại dương:
+ Dòng biển nóng: xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
- Một số dòng biển trong các đại dương:
Đại dương | Dòng biển nóng | Dòng biển lạnh |
Thái Bình Dương | - Cư-rô-si-ô - Bắc Xích đạo - Ngược Xích đạo - Nam Xích đạo - Đông Ô-xtrây-li-a - A-la-xca | - Ca-li-phoóc-ni-a - Pê-ru - Bê-rinh - Theo gió Tây |
Đại Tây Dương | - Bắc Đại Tây Dương - Gơn-xtơ-rim - Bắc Xích đạo - Guy-a-na - Nam Xích đạo - Bra-xin - Ghi-nê | - Ca-na-ri - Ben-ghê-la - Phôn-len |
Ấn Độ Dương | - Theo gió mùa (tháng 1) - Mũi kim - Mô-dăm-bích - Ngược Xích đạo (tháng 1) - Nam Xích đạo | - Tây Ô-xtrây-li-a - Xô-ma-li - Theo gió Tây |
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.
+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.
+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới
- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…
- Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.
- Các ngày đặc biệt
+ Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía gần Mặt Trời, nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, vì vậy có ngày dài hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì ngày kéo dài 24 giờ (gọi là ngày địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.
+ Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên có diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn, vì vậy có ngày ngắn hơn đêm. Càng đi về phía cực Bắc thì ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ (gọi là đêm địa cực). Ở bán cầu Nam, hiện tượng này diễn ra ngược lại.
+ Ngày 21-3 và 23-9, tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, cả hai bán cầu hướng về phía Mặt Trời với khoảng cách bằng nhau nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau, vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn Trái Đất.
- Giải thích: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
* Vai trò
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất.
* Đặc điểm
- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.
- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.
- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.
Sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học
Các loại phong hóa | Nguyên nhân | Kết quả |
Phong hóa lí học | Tác nhân chủ yếu của phong hóa lí học là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,... Ngoài ra, tác động và đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người cũng làm phá huỷ đá. | Làm khối đá bị tách vỡ, tạo ra các dạng địa hình khác. |
Phong hóa hóa học | Do tác động của nước và các chất khí dễ hòa tan trong nước như CO2, O2... thường xảy ra ở vùng khí hậu nóng ẩm có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,... dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí cacbonic. | Tạo nên những dạng địa hình cacxtơ trên mặt và cacxtơ ngầm rất độc đáo. |
Phong hóa sinh học | Trong quá trình sinh trưởng sinh vật đã làm phá huỷ đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học. | Rễ cây phát triển làm nứt vỡ đá; các loại nấm, vi khuẩn tiết ra các chất hữu cơ làm biến đổi tính chất của đá. |
Trên Trái Đất có ngày và đêm diễn ra luân phiên là do
- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
Do trái đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục của nó