K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2023

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

- Khoáng vật

+ Là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất. + Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,...

+ Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...

- Đá

+ Là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm là đá mácma, đá trầm tích và đá biến chất.

3 tháng 2 2023

Các vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất:

- Khoáng vật;

- Đá: macma, trầm tích và biến chất.

10 tháng 1 2023

- Cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.

 

- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Đặc điểm

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Phân bố

Ở lục địa.

Ở các nền đại dương.

Độ dày trung bình

70 km.

5 km.

Cấu tạo

Trầm tích, granit và badan.

Trầm tích và badan.

15 tháng 12 2022

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.

3 tháng 2 2023

Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):

- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…

3 tháng 2 2023

- Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng...

- Để thể hiện các đối tượng địa lí bằng phương pháp này, người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu chính là kí hiệu hình học, chữ và tượng hình. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí. Ví dụ: thể hiện các sân bay nội địa và quốc tế, các trung tâm công nghiệp (thể hiện quy mô, cơ cấu các ngành,…).

3 tháng 2 2023

* Giới hạn

- Vỏ địa lí ở lục địa: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng granit.

- Vỏ địa lí ở đại dương: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng trầm tích ở đại dương.

* So sánh vỏ Trái Đất và vỏ địa lí

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km.

Giới hạn

Từ phía dưới của vỏ phong hóa đến phía trên của lớp man-ti.

Giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa.

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

3 tháng 2 2023

- Đặc điểm vỏ Trái Đất:

+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;

+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).

+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.

+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.

- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Tiêu chí

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Độ dày

70 km

5 km

Đá cấu tạo chủ yếu

Granit

Badan

7 tháng 11 2023

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm.

+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới

- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…

- Công nghiệp khai thác dầu khí: 

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…

3 tháng 2 2023

Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.

Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).

- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).

Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).

- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.