Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Độ cao (m) | Vành đai thực vật | Đất |
0-500 | Rừng sồi | Đất đỏ cận nhiệt đới |
500-1200 | Rừng dẻ | Đất nâu |
1200-1600 | Rừng lãnh sanh | Đất pốt dôn núi |
1600-2000 | Đồng cỏ núi | Đất đồng cỏ núi |
2000-2800 | Địa y và cây bụi | Đất sơ đăng xen lẫn đá |
Trên 2800 | Hầu như ko có thực vật sinh sống | Bị băng tuyết bao phủ |
- Vành đai thực vật: Rừng sồi, rừng dẻ, rừng lãnh sam, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.
- Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pốt dôn núi, đất đồng cỏ núi, đất sơ đẳng xen lẫn đá, băng tuyết.
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.
+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.
+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới
- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…
Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới
- Vành đai động đất: phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Vành đai núi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-si-a, phía tây Thái Bình Dương.
- Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất đều tuân theo quy luật địa đới.
- Tên kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh, đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, xa van, cây bụi, rừng nhiệt đới, xích đạo.
- Tên nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao, đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất xám hoang mạc, bán hoang mạc, đất đỏ, nâu đỏ xavan, đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
+ Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo:
-Hoang mạc lạnh;
-Đài nguyên;
-Rừng lá kim;
-Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới;
-Rừng cận nhiệt ẩm;
-Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt;
-Hoang mạc, bán hoang mạc;
-Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao;
-Xa van, cây bụi;
-Rừng nhiệt đới, xích đạo.
+ Các nhóm đất từ cực về Xích đạo:
-Băng tuyết, đất đài nguyên;
-Đất pốt dôn;
-Đất nâu;
-Xám rừng lá rộng ôn đới;
-Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao;
-Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng;
-Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm;
-Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc;
-Đất đỏ, nâu đỏ xavan;
-Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:
Độ cao (m) | Vành đai thực vật | Vành đai đất |
0-500 | Rừng lá cứng | Đất đỏ nâu |
500-1200 | Rừng hỗn hợp | Đất nâu |
1200-1600 | Rừng lá kim | Đất pốt dôn |
1600-2000 | Đồng cỏ núi | Đất đồng cỏ |
2000-2800 | Địa y và cây bụi | Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 | Băng tuyết | Băng tuyết |
Dân cư trên thế giới phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian.
- Con người phân bố không đều trong 1 lục địa, 1 khu vực, 1 quốc gia, thậm chí trong 1 vùng lãnh thổ của từng quốc gia.
Ví dụ: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới là Mô-na-cô có mật độ dân số lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len chưa đến 1 người/km2.
- Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian, đạt trên 7,7 tỉ người (2020).
Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm với những đặc điểm sau:
- Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
- Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao.
- Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.
- Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.
- Công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu - nhập khẩu (triệu USD hoặc tỉ USD).
* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.
* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:
Độ cao (m)
Vành đai thực vật
Vành đai đất
0-500
Rừng lá rộng cận nhiệt
Đất đỏ cận nhiệt
500-1200
Rừng hỗn hợp
Đất nâu
1200-1600
Rừng lá kim
Đất pốt dôn
1600-2000
Đồng cỏ núi
Đất đồng cỏ núi
2000-2800
Địa y và cây bụi
Đất sơ đẳng xen lẫn đá
Trên 2800
Băng tuyết
Băng tuyết
Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.
* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét
Độ cao (m)
Vành đai thực vật
Sườn tây
Sườn đông
0-1000
Thực vật nửa hoang mạc
Rừng nhiệt đới
1000-2000
Cây bụi xương rồng
Rừng lá rộng, rừng lá kim
2000-3000
Đồng cỏ cây bụi
Rừng lá kim
3000-4000
Đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ
4000-5000
Đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ núi cao
Trên 5000
Băng tuyết
Băng tuyết
Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).