K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

* Cụ thể:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.

- Gió trên Biển:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).

+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.

+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.

- Bão trên Biển Đông:

+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.

+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
2. 

Lựa chọn: trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang).

(*) Nhận xét:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm của tại Phú Quốc là 27,2°C.

+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và 5 (khoảng 29°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và 1 (khoảng 26°C).

+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ (khoảng 3°C).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, đạt 3098 mm với một mùa mưa và một mùa khô khá rõ.

+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 600 mm).

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (khoảng 10 mm).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.

15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Tên một số đảo: đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang ), đảo Phú Quý (Bình Thuận ),…

- Tên một số quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang),…
2.

 Đặc điểm

Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.

- Địa hình đảo và quần đảo:

+ Việt Nam có hàng nghìn đảo. Ba đảo lớn nhất nước ta là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ. Hệ thống đảo ven bờ tập trung chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.

+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

+ Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ:

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương (từ 70 - 100 kcal/cm2/năm).

+ Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm.

- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, khoảng 3000 - 4000 mm/ năm.

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

- Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng.

+ Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.

+ Về động vật, biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu, cá chuồn,... Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,..) và các loài nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...), hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,..) cùng nhiều loài có giá trị khác.
15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta thay đổi theo mùa:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng: đông bắc - tây nam.

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng tây nam - đông bắc.
2.

- Dòng biển: Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.

- Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ: thay đổi theo mùa:

+ Về hướng chảy: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam, còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại là tây nam đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hè.

- Sóng biển: gió mùa cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng trên Biển Đông, trong đó sóng vào mùa đông thường mạnh hơn mùa hạ.

Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.

Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%%; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.

- Chế độ thủy triều:Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:

+ Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất;

+ Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:

+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...

+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.

+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

Câu 1. Một số mỏ khoáng sản ở vùng biển Việt Nam:

- Than đá: Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,...

- Dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,...

- Bô-xít: Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,...

- A-pa-tit: Cam Đường

Câu 2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta:

Dầu mỏ và khí tự nhiên: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ mét khối khí. Các bể trầm tích lớn như: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...Muối: đường bờ biển dài, độ muối trung bình cao => Thuận lợi để sản xuất muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...)Một số tài nguyên khoáng sản khác: 

- Quặng titan: Có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.

- Cát thủy tinh: phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,...

- Ngoài ra vùng biển Việt Nam còn có phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm,...