Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đời sống vật chất
đi lại: thuyền
nơi ở : nhà sàn
thức ăn: cơm nếp, cơm tẻ, thịt , cá
- Ăn: có cơm, rau, thịt, cá ...
- Ở: nhà sàn, qui tụ ở các làng bãi ven sông, suối
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền
dân ta bị ép buộc như cầm thú phải chật vật lên rừng xuống biển làm để cống nộp cho bọn viên quan đô hộ những người việt vẫn phản đối cách người Hán đối sự tàn bạo với họ vì vậy nhiều cuộc khởi nghĩa liên tục nổi lên để phản kháng
mình chỉ biết vậy thôi chúc bạn học tốt nhé !
* Vì :
- Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.
- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.
- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.
- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...
- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Câu 1: lý do dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói tổ tiên vì:
-Nhân dân ta biết tiếp nhận và "Việt hóa" những yếu tố tích cực của nhà Hán.
-Bộ máy cai quả của nhà Hán chỉ đến cấp quận, còn huyện vẫn do người Việt cai quản.
-Đa số nhân dân thời đó nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
Câu 2:
-Trong quá trình đấu tranh, ông cha ta thể hiện lòng yêu nước, lòng đoàn kết đánh giặc, khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta
Câu 1:
- Cuộc sống vật chất: + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt. + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống. + Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.
Câu 2:
a,Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động và vũ khí chống lại kẻ thù ).
b,Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
-Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế nặng nề: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,..
- Chính sách thâm hiểm nhất là: đồng hóa dân tộc ta.
a,Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.
b,-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
c,-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
a, Vì trong suốt thời kỳ từ trước năm 179 TCN đến thế kỉ thứ X, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ và thống trị nên sử cũ mới gọi là "thời kỳ Bắc thuộc"
b, Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
c, Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
– Tổ chức bộ máy cai trị:
+ Thời Bắc thuộc, các triều đại từ Triệu, Hán, Ngô, Tán, Tống, Tề, Lương đến Tùy, Đường đã thực hiện nhiều chính sách cai trị nhằm sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.
+ Nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận sáp nhập vào quốc gia Nam Việt
+ Nhà Hán chia làm ba quận, sáp nhập vào bộ Giao Ch1 cùng với một số quận trên đất Trung Qucíc.
+ Nhà Tùy, nhà Đường chia làm nhiều châu.
+ Sau khi lật đổ được chính quyền của Hai Bở Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
– Về kinh tế:
+ Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, công nạp nặng nề; cướp ruộng đất, cưởng bức nhân dân ta cởy cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.
+ Chính quyền đồ hộ đưa người Hán (dân nghèo, tội nhân,…) vào Âu Lạc, cho ở lẫn với người Việt; xâm chiếm, khai phá ruộng đất để lập đồn điền do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lí, biến một bộ phận người Việt trở thành nông nô của họ.
+ Quan lại đô hộ ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
– Về văn hóa, xã hội:
+ Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.
+ Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên và mở lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
+ Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.
b) Nhận xét
– Về chính sách đô hộ: nhằm sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới.
– Về kinh tế: chúng ra sức khai thác, bóc lột nhân dân ta một cách triệt để, làm cho nước ta nghèo nàn, lạc hậu, không có khả năng chống lại chúng.
– Về văn hóa: nhằm đồng hóa người Việt, xóa bỏ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
– Về xã hội: làm cho nhân dân ta không dám đứng lên đấu tranh, nhằm duy trì vĩnh viễn sự thống trị trên đất nước ta.
Chúc bạn học tốt .