K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2017

Đồng bào Chăm ở nước ta hình thành ba nhóm tín ngưỡng chính là: Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn, Chăm Bà ni (Hồi giáo Bà ni) và Chăm Islam (Hồi giáo Islam). Cũng có một bộ phận không nhiều không theo tôn giáo nào.

Ngày xưa, đồng bào Chăm ở nước ta chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung, từ vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 20° tức từ phía Bắc Đồng Nai cho tới vùng đèo Ngang của tỉnh Quảng Bình ngày nay). Do quá trình vận động và biến đổi của lịch sử xã hội, cộng đồng người Chăm trôi dạt dần theo hướng Nam của đất nước, rồi sống quần cư ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ; một bộ phận khác sống ở một số tỉnh thuộc vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ – tập trung huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay.

19 tháng 12 2016

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.
 

30 tháng 3 2017

-đời sống văn hóa của người Chăm-pa là:

+ có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ

+Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật

+Sáng tạo ra 1 nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...

- Đời sống tín ngưỡng có tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vào gốm rồi bỏ xuống sông và biển, ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu.

tick cho mik đc ko Phước

28 tháng 3 2017

Đồng bào Chăm ở nước ta hình thành ba nhóm tín ngưỡng chính là: Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn, Chăm Bà ni (Hồi giáo Bà ni) và Chăm Islam (Hồi giáo Islam). Cũng có một bộ phận không nhiều không theo tôn giáo nào.

Ngày xưa, đồng bào Chăm ở nước ta chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung, từ vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 20° tức từ phía Bắc Đồng Nai cho tới vùng đèo Ngang của tỉnh Quảng Bình ngày nay). Do quá trình vận động và biến đổi của lịch sử xã hội, cộng đồng người Chăm trôi dạt dần theo hướng Nam của đất nước, rồi sống quần cư ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ; một bộ phận khác sống ở một số tỉnh thuộc vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ – tập trung huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay.

15 tháng 3 2022

REFER

– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,… Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-vua (Chăm-pa, Chân Lạp,…). VD: thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia),… tục té nước vào Phật để cầu mưa vào dịp Tết ở Cam-pu-chia

– Về Phật giáo: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.

 

– Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

– Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.

– Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế kỷ sau công nguyên ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, châm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.

Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.

31 tháng 10 2019

Đáp án A

Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. Người Chăm có tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau

8 tháng 2 2022
 Hoạt động kinh tếđợi sống xã hộivăn hoá-tín ngưỡng 
cư dân chăm-pa 

nông nghiệp trồng lúa nước.

Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền thápChịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
Cư dân văn lang âu lạcSự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt: + Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển. + Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm. + Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.Nghề đúc đồng, dệt, làm gốm phát triển mạnh Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.

 

31 tháng 3 2017

Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

31 tháng 3 2017

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

14 tháng 9 2019

- Cuộc sống vật chất:

   + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt.

   + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống.

   + Trang phục: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.

   + Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

- Cuộc sống tinh thần

   + Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

   + Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sức

   + Tín ngưỡng: Thờ cúng: núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng.

21 tháng 12 2020

* Đời sống vật chất:

- Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

- Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

* Đời sống tinh thần:

- Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

- Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ

- Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…

 

28 tháng 2 2019

*Đời sống văn hoá tín ngưỡng của cư dân Cham Pa:

Đồng bào Chăm ở nước ta hình thành ba nhóm tín ngưỡng chính là: Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn, Chăm Bà ni (Hồi giáo Bà ni) và Chăm Islam (Hồi giáo Islam). Cũng có một bộ phận không nhiều không theo tôn giáo nào.

Ngày xưa, đồng bào Chăm ở nước ta chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung, từ vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 20° tức từ phía Bắc Đồng Nai cho tới vùng đèo Ngang của tỉnh Quảng Bình ngày nay). Do quá trình vận động và biến đổi của lịch sử xã hội, cộng đồng người Chăm trôi dạt dần theo hướng Nam của đất nước, rồi sống quần cư ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ; một bộ phận khác sống ở một số tỉnh thuộc vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ – tập trung huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay.

* Muốn bảo vệ những di sản văn hóa thì phải có sự kết hợp giữa người dân, chính quyền và các tổ chức quản lý di sản văn hóa đó:

- Phải trông nom, giữ gìn cẩn thận

- Thường xuyên di tu bảo dưỡng, tôn tạo và nâng cấp

- Mỗi người, mỗi tổ chức cần phải có ý thức, trách nhiệm và tôn trọng di mọi di sản văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể.

- Như vậy ta mới có thể gìn giữ những di sản văn hóa từ đời này sang đời khác và luôn giữ được vẻ đẹp cùng với sự vững bền mãi với thời gian.