K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản: Trả lời các câu hỏi: Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân Góp với đô thành, đô thành nổi dậy Nếu trái đất là trái tim vĩ đại Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam Bạn thấy không cả nước đã lên đường Tôi yêu quả những ngả đường gặp gỡ Những đội ngǜ. Những đường lên cửa mở Những giá trị định hình trong sức gió ta...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản:

Trả lời các câu hỏi:

Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân

Góp với đô thành, đô thành nổi dậy
Nếu trái đất trái tim vĩ đại
Tim sẽ đập bước chân Việt Nam

Bạn thấy không cả nước đã lên đường

Tôi yêu quả những ngả đường gặp gỡ
Những đội ngǜ. Những đường lên cửa mở

Những giá trị định hình trong sức gió ta đi.

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giải Phóng, 1974)

Câu 1. Nêu ý hiểu của anh chị về câu thơ: “Nếu trái đất trái tim vĩ đại Tim sẽ đập bước chânViệt Nam”.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân”.

Câu 3. Nêu cảm nhận của anh/ chị về khí thế lên đường chiến đấu được truyền tải trong đoạn trích.

0
NHỚ BẮC Ai về Bắc ta đi với T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi (Huỳnh Văn Nghệ) Trời Na t ươ ớ đất T ă Long. Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ . Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ Mỗi lần ph ng phất...
Đọc tiếp

NHỚ BẮC
Ai về Bắc ta đi với

T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi

(Huỳnh Văn Nghệ)



Trời Na t ươ ớ đất T ă Long.
Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ .
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ

Mỗi lần ph ng phất ương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

C i Na say bước quá xa miền Ki đô ớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê ơ c nh tiên.


(nhandan.com.vn, 14/11/2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ, nhớ mùa vải thiều khi nào?

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trời Na t ươ đất T ă ”.

Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở?

1
30 tháng 5 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Nhân vật trữ tình tưởng tượng được nghe hát quan họ, nhớ mùa vải thiều khi hồi tưởng lại chặng đường lịch sử của dân tộc.

Câu 3. Câu thơ "Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" sử dụng biện phép nhân hóa và hoán dụ. "Trời Nam" hay "đất Thăng Long" thực chất là để chỉ những con người sống ở 2 miền của Tổ quốc. Phép nhân hóa qua từ "thương nhớ" đã cho thấy tình cảm đẹp của nhân dân 2 miền.

Câu 4. Tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở: đó là nỗi niềm xa xứ, nỗi niềm của người con đất Việt đang hoài niệm về cả chặng đường lịch sử của dân tộc. Đó là thứ tình cảm gần gũi, sâu sắc, thật đáng trân trọng.

30 tháng 5 2019

thanks you

20 tháng 2 2020

Giúp mk nhanh nha!Mk cần gấp!

Đọc và trả lời câu hỏi Đất nước ở trong tim Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Cô giáo Chu Ngọc Thanh)

1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

2. Anh/chị hiểu gì về bệnh dịch Covid – 19 ?

3. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên như thế nào trong bài thơ ?

4. Anh/ chị sẽ vẽ gì về hình ảnh Tổ quốc trong trái tim mình ?

“Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”

Giúp mik ik mn!!!

1
4.Vẽ những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, không còn nạn dịch. - Vẽ về hoài bão tuổi trẻ được học tập, làm việc và cống hiến để đất nước ta ngày một giàu đẹp, vững mạnh.
Ở giữa cánh đồng của mẹ trong chiếc nôi màu thiên thanh Mơ mơ cánh đồng thơ ấu không không không cả bóng người không bước chân ngày ngây dại cậu bé bây giờ về nơi? Em đây, em cười, thôn nữ chào ta như thể quen rồi chốn này đâu là ta nữa cánh đồng cậu bé ấy thôi! Kia đôi mắt nhân tình gần khuất kia chiếc cầu cong thảnh thơi kia những hàng cây thân trắng kia tòa nhà...
Đọc tiếp

Ở giữa cánh đồng của mẹ

trong chiếc nôi màu thiên thanh

Mơ mơ cánh đồng thơ ấu

không không không cả bóng người

không bước chân ngày ngây dại

cậu bé bây giờ về nơi?

Em đây, em cười, thôn nữ

chào ta như thể quen rồi

chốn này đâu là ta nữa

cánh đồng cậu bé ấy thôi!

Kia đôi mắt nhân tình gần khuất

kia chiếc cầu cong thảnh thơi

kia những hàng cây thân trắng

kia tòa nhà cổ im lời…

(Cánh đồng thơ ấu, Dương Kiều Minh

Theo Thơ Dương Kiều Minh – NXB Hội nhà văn, 2011)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ từ câu Ở giữa cánh đồng của mẹ đến cậu bé bây giờ về nơi?

Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4: Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy nêu nhận xét của mình về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với nỗi con người.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

(Trần Nhuận Minh)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên ?
2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
3. Tìm và phân tích phép điệp trong bài thơ?

4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
“ Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”
5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?
6. Sau khi đọc bài thơ này, e liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Em thích nhất lời dặn của cha, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) bàn về ý nghãi của lời dặn đó.

0
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương. (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006) Câu 1 : Xác định...
Đọc tiếp

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?

Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ?

Phần II - Làm văn (7.0 điểm) Cảm nhận của em về 8 câu đầu đoạn trích: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm) ,từ đó trình bày suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ thời xưa.

2
8 tháng 4 2020

(4 câu đầu)

- Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước: hành động đi đi lại lại -> bước chân chậm chạp, trĩu nặng nỗi niềm chán ngán, chán trường của chinh phụ.

Bước chân này rất khác bước chân hăm hở Thúy Kiều:

- Săm săm đè nẻo Lam Kiều lần sang

- Săm săm băng lối vườn khuya một mình

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

- “Ngồi rèm thưa””: Hết đứng lên lại ngồi xuống. -> Sự thấp thỏm và bất an, bồn chồn.

- “Rủ thác đòi phen”: hết buông ràm xuống lại cuốn rèm lên -> bồn chồn, hành động lặp đi lặp lại trong vô thức.

- “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”: Hết ngóng ra ngoài bức rèm để mong chờ tin tức tốt lành rồi lại: “Trong đèn dường đã có đèn biết chăng” thẫn thờ quay vào đối diện với ngọn đèn đơn độc. Chỉ có ngọn đèn là người bạn đồng hành duy nhất với người chinh phụ.

-> Những hành động này lặp đi lặp lại trong vô thức buồn chán, tẻ nhạt.

-> Trông mong đến khắc khoải, triền miên trong vô vọng.

-> Lo lắng, bất an, bồn chồn, mỏi mệt.

2. Thể hiện qua cách cảm nhận ngoại cảnh (8 câu tiếp theo)

* Ngọn đèn:

- Ngọn đèn được sử dụng nhiều để nói về nỗi nhớ mong, thao thức. Đây là hình ảnh quen thuộc, không còn xa lạ gì với văn học mỗi khi nhân vật cần bộc lộ tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm:

+ Ca dao: Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

=> Nỗi nhớ người yêu.

+ Chuyện người con gái Nam Xương: người vợ nhớ chồng nên chỉ bóng người trên tường, nói với con mình đó là bố nó. Bóng người trên tường là sự phản chiếu của ngọn đèn. -> Ngọn đèn diễn tả nỗi nhớ thương.

-> Ngọn đèn xuất hiện tự nhiên, không phải là hình ảnh mới mẻ. Nhớ thương không ngủ được nên thắp đèn -> thức cùng ngọn đèn

-> Ngọn đèn vô tri vô giác nhưng là người bạn duy nhất để người chinh phụ chia sẻ nỗi lòng “bi thiết” và “buồn rầu” của mình.

-> Vì vô tri vô giác nên chinh phụ rất đau khổ nhận ra rằng “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”. Vô tri vô giác nên không thể nào vỗ về, an ủi.

=> Càng thấm thía nỗi cô đơn cùng cực của chinh phụ.

=> Ngọn đèn song hành, đồng hành nhưng không thể chia sẻ được nên vẫn là hai thực thể tách rời. Không thể nào đồng cảm và sẻ chia tâm tư tình cảm với chinh phụ được.

- Nhắc đến hình ảnh “hoa đèn kia với bóng người khá thương”: hoa đèn soi bóng người cô đơn, tội nghiệp.

Hoa đèn: đầu bấc đèn dầu đã cháy thành than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông như hoa. -> tàn kết lại đầu sợi bấc đèn cháy đỏ như cái hoa đèn

-> Trong số hàng trăm nghìn loài hoa đều khoe hương sắc thì có một loài hoa rất tội nghiệp. Đó là hoa đèn. Hoa đèn là dấu hiệu của dầu hao, bấc hỏng. Hoa đèn cho thấy ngọn bấc đã sử dụng nhiều, đến hao mòn.

-> chinh phụ đã thao thức rất lâu, từ đêm này sang đêm khác, triền miên và khắc khoải.

8 tháng 4 2020

1. Thể thơ song thất lục bát.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

2. Hành động, việc làm: cuốn rèm lên, kéo rèm xuống, dạo từng bước, đối diện với ngọn đèn.

-> Tâm trạng bất an, lo lắng, rối bời.

3. Yếu tố ngoại cảnh: rèm, chim thước, ngọn đèn.

-> Tâm trạng người chinh phụ

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi sau: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi sau:

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

( Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ 2 của đoạn thơ trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4: Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm xúc về người mẹ.


0