Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn.
Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.
- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.
Sự thành lập nhà Hồ:
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
- Hồ Quý Ly dần thao túng triều đình nhà Trần.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.
Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ:
- Chuyển giao triều đại cũ sang triều đại mới, nhà Hồ thành lập.
- Nhà Hồ không đủ năng lực cai trị đất nước, dời đô về nơi hiểm yếu, dễ phòng thủ để chống lại các cuộc nổi dậy.
Tham khảo:
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.
Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa.
Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..
Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...
Tình hình kinh tế thời Lê sơ và rút ra nhận xét:
Nông nghiệp | Thủ công nghiệp | Thương nghiệp |
- Chính sách “quân điền” - Đặt một số chức quan: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. - Khai hoang, đắp đê, khơi thông sông ngòi,.. - Diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập | - Nhiều làng thủ công nổi tiếng: làng Huê Cầu (nhuộm vải), Chu Đậu (làm gốm), Bát Tràng (làm gốm)… - Nhà nước có Cục Bách tác. | - Buôn bán trong nhà nước và nước ngoài đều phát triển. - Thuyền buôn và thương nhân các nước láng giềng buôn bán. - Sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng: đồ sứ, vải, lụa, lâm sản quý. |
Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.
- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng.
Tham khảo:
Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.
- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng
- Về đặc điểm kinh tế:
+ Đóng vai trò chủ đạo ngành kinh tế là nông nghiệp. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, …
+ Tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là đặc điểm củakinh tế trong lãnh địa.
+ Nông nô ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu mua muối, sắt.
- Về đặc điểm xã hội:
+ Gia đình lãnh chúa và nông nô là những cư dân chủ yếu trong lãnh địa chủ.
+ Không phải lao động, lãnh chúa vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự.
+ Tuy nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nhưng họ có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô chính là quan hệ xã hội trong lãnh địa.
* Tác động của cải cách do Hồ Quý Ly thực hiện đối với xã hội thời nhà Hồ.
Tích cực | Tiêu cực |
- Quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố. - Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội giảm bớt | - Gây bất mãn cho một bộ phận xã hội - Ảnh hưởng đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ |
- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:
+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.
- Ý nghĩa:
+ Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương.
+ Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu.