K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2017

- Chủ nhân đầu tiên của nước lào là người Lào hong.

- Từ thế kỉ XIII người

Thái di cư đến gọi là Lào Lùm.

- Năm 1353: nước Lạn xạng được thành lập.

- Thế kỉ XV-TK XVII

thời kì phát triển thịnh vượng.

- Thế kỉ XVIII nước lạn xạng suy yếu.

- Cuối TK XIX trở thành thuộc địa của Pháp

31 tháng 10 2017

Vương quốc Lan Xang

- Có nghĩa là "đất nước triệu voi" (Lan: triệu, Xang: voi)

- Là quốc gia đầu tiên của người Lào, được vua Phà Ngừm khai sáng năm 1354.

- Phà Ngừm giỏi việc binh nên bình định được các chao muang địa phương năm 1354, thống nhất xứ Lào, xưng quốc hiệu là Lan Xang

- Kinh đô đặt ở Xieng Dong Xieng Thong ở xứ Muang Sua cũ.

- Biên cương nước Lan Xang rộng lớn nhất nhì Đông Nam Á lúc bấy giờ.

- Năm 1373, dân Lan Xang không phục nên Phà Ngừm phải bỏ ngai vàng.

- Lan Xang dưới các triều vua Vixun (1501–20), Phothisarat (1520–47) và Setthathirath (1548–71) hưởng thời kỳ vàng son, thịnh trị. Ba vị vua này giữ nguyên phép cai trị cũ trong khi nâng cao Phật giáo của các tiền triều.

- Sau cái chết của vua Setthathirath năm 1571, Lan Xang một lần nữa rơi vào cảnh tranh giành ngôi báu. Taungoo đã nhân cơ hội này can thiệp vào Lan Xang, chính thức đưa Lan Xang thành chư hầu của mình suốt 30 năm.

- Mãi đến năm 1638, khi vua Surinyavongsa lên cai trị, khủng hoảng chính trị mới chấm dứt. Nhưng đến khi vị vua này qua đời vào năm 1695, Lan Xang lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ, và kết quả là nó đã chính thức chấm dứt khi bị phân chia thành ba vương quốc nhỏ là Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm và Vương quốc Champasak ở phía nam vào năm 1707.

19 tháng 10 2021

Giải giùm 2 câu này vs s k có lời giải z ạ

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[2][3]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnhKhammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[4]. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2[1]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[5][6]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Namvà Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m, và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak,Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác [7].

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á[8].

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực[5]. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á[5]. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chíđịa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015

1 tháng 4 2017

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Hình ảnh :

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các quốc lộ 7, 8, 9 chạy theo hướng đông tây, sang Lào từ Vinh (Quôc lộ 7), Vũng Áng (Quốc lộ 8), Cửa Việt (Quốc lộ 9).

- Các Quốc lộ này nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển Đông của Lào, Đông Bắc Thái Lan.

5 tháng 6 2017

Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.

+ Giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ:

- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông.

- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

+ Ý nghĩa vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:

- Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thồn huyết mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất…).

- Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công (Lào, thái Lan, Mianma) ra Biển Đông và ngược lại.

- Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển…)

- Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.

-> Có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có thế mạnh về kinh tế biển, nhưng cũng có nhiều khó khăn do thiên tai (bão, lũ lụt, khô hạn, nạn cát bay…)

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- Bắc Trung Bộ hẹp ngang, kéo dài. Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Bắc Trung Bộ là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam; là cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đôi với trong nước và các nước trong khu vực.

5 tháng 6 2017

* Xác định

- Trên vùng đồi núi phía tây: trồng rừng + trồng cây công nghiệp lâu lăm+chăn nuôi trâu bò.

-Vùng ven biển phía đông: trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát + nuôi trồng thủy sản.

*Ý nghĩa của việc trồng rừng:

- Phòng chống lũ quét.

- Hạn chế bão, lũ lụt.

- Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

- Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

Ý nghĩa của việc trồng rừng:

- Phòng chông lũ quét.

- Hạn chế bão, lũ lụt.

- Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.

- Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.

12 tháng 11 2019

Phong Nha Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị đặc biệt và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, cùng lịch sử hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng, cùng các chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích sụt lún, từ đó hình thành nên sự đa dạng về địa chất, địa mạo cho nơi đây.

- Về hang động : Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới... và vẫn chưa được khám phá hết.

- Về sông ngầm : Do đặc trưng núi đá vôi và lượng mưa lớn của khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia, lúc chảy ngầm, lúc trồi lên mặt đất rồi nhập lại thành 3 dòng sông chính là sông Chày, sông Son và sông Troóc, sau đó đều chảy vào sông Gianh, rồi đổ ra biển Đông.

- Hệ thực vật : Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như cây họ dầu, nghiến, chò đãi, chò nước, sao... trong dó có 38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.

- Hệ động vật : Phong Nha Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm như voọc, sao la, mang... cùng nhiều loài cá, nhiều loài rắn, tắc kè, thằn lằn, bọ cạp...

Với giá trị đặc sắc từ địa hình cho đến hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng còn hấp dẫn bước chân du khách bởi nhiều hành trình khám phá thiên nhiên đậm chất hoang dã.

Bài giới thiệu về thành phố Huế.

Vị trí địa lý

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.

Lịch sử

Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.

Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Giá trị văn hóa

Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...

Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

3 tháng 11 2018

Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.

Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.

+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

6 tháng 6 2017

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra. - Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,... - Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định). - Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.