Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:
- Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trường nhanh.
- Khoa học công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới (như dịch vụ tài chính bưu chính,…); thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.
- Vốn đầu tư: ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông
Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
- Tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển và phân bố du lịch, là nhân tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Thị trường khách du lịch ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển du lịch, tới cơ cấu các sản phẩm du lịch và doanh thu của ngành du lịch. Thị trường khách du lịch nội địa hay quốc tế có nhu cầu du lịch khác nhau, mức chi tiêu khác nhau.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ,...) ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, tới khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Các nhân tố khác: các nhân tố kinh tế - xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố du lịch.
Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.
- Khả năng tiếp cận thị trường.
Ví dụ:
TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu.
Sự phát triển và phân bố của ngành thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, cụ thể là vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Những nơi có vị trí thuận lợi sẽ hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.
Ví dụ:
- Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.
- Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.
Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:
- Đối với hoạt động sản xuất:
+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.
+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đối với đời sống xã hội:
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.
Lời giải chi tiết:
Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.
Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- Khoa học – công nghệ:
+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
- Trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.
Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy ngành thương mại phát triển.
- Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong phú tập quán, thói quen tiêu dùng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.
Ví dụ: những khu vực tập trung dân cư đông đúc nhu cầu tiêu dùng, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khác với khu vực thưa dân.