Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình làm dàn ý còn bạn làm thành bài hoàn chỉnh nhé !
1.Mở bài:
_ Bài Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947. Tại chiến khu Việt Bắc.
_ Giữa hoàn cảnh kháng chiến gay go, gian khổ. Bác vẫn gữ vững phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với mình.
2.Thân bài:
* Cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng:
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
_Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng lúc gần lúc xa.
_nhịp thơ 2 / 1 / 4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
_Sự so sánh. liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
_Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh sinộng: Trang lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng , bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa. lung linh, huyền ào,...
_nghệ thuật miêu tả rất phong phú, có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm tr từng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
*Tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
_Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi và xúc động thốt lên: Cảnh khuya như vẽ (đẹp như tranh).
_Người chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hấp dẫn như vậy nhưng không làm cho Bác vơi di nỗi lo về trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
_Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
3.Kết bài:
_Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
_Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
1/ - Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh – cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.
- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” – Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối – tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực – vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Cách so sánh thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ: tiếng suối như tiếng hát - > tiếng suối trở nên gần gũi thân quen với con người, mang sức sống trẻ trung hơn.
- “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” - > trăng, cổ thụ, hoa ba vật thể cách nhau nghìn trùng cao, thấp, lớn bé, cũng rất khác nhau vậy mà vẫn “lồng” vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra hay chính do tài năng và cảm nhận tinh tế của tác giả Hồ Chí Minh tạo dựng?... Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để tạo dựng thành một bức tranh lung linh sống động.
2/ Tác giả là người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng, cảm nhận được những vẻ đẹp của nó trông đêm.
3/ a) - Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn.
+ Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp chứa cùng tri âm tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được - > tâm hồn nghệ sĩ.
+ Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước - > tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.
b) - Tác dụng sự lặp lại của từ chưa ngủ.
+ Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.
Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm.
4/ Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:
- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Gợi ý:
)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.
2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.
*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức
*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.
3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.
4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.
Đề 1: Trong những khoảnh khắc giao mùa, có lẽ xao xuyến nhất là cơn gió đông đón chiếc lá vàng cuối cùng của mùa thu để thả xuống mặt hồ sương ảo.Những cơn gió khẽ lay động, từng con sóng nước trên những mặt hồ đang buồn ảm đạm.Sao hôm nay phố vắng đến lạ lùng, mỗi bước chân ta bỗng dưng chậm lại... Có phải mùa đông đang về trên từng góc phố? Có phải mùa đông đang sang với những đổi thay của đất trời, với những tiếng chạm khẽ làm rung động mỗi con tim?
Mùa đông, bầu trời như thấp xuống. Mây ở đâu kéo về che kín cả khoảng trời xanh. Cả mùa đông, bầu trời toàn mây là mây. Hiếm lắm mới có những ngày trời xanh, nắng ấm. Mây có màu xám tro. Cả bầu trời bao la một màu mây xám khiến cho vạn vật cũng có màu xám như mây. Hôm nay, cả ngày mưa không có ánh nắng mặt trời, không khí trầm buồn bao phủ khắp nơi nơi và ai cũng cảm thấy se se lạnh. Lòng tự nhủ: thế là mùa đông đã về.
Mùa đông về gõ cửa, những cơn gió như tà áo thướt tha khẽ gieo mình vào khoảng không vô tận. Con phố nhỏ nằm im lìm, núp bóng dưới những cây bàng già cỗi…
Mùa đông có gió heo may, giá rét. Những cơn gió mùa đông bắc thổi về làm cho trời đất đã xám rồi lại càng xám hơn. Cây trụi lá, cành nhánh khẳng khiu trơ trọi giữa trời. Màu xanh hầu như biến mất. Màu vàng cũng không. Màu xám lên ngôi. Nhìn toàn cảnh đâu đâu cũng thấy gam màu lạnh - gam màu chủ đạo của mùa đông. Đến nước da con người cũng xạm lại. Cái se lạnh, rét mướt, không gian trầm lắng cùng với màu xam xám của mùa đông khiến cho nhu cầu sưởi ấm lòng nhau, tựa vào nhau cần có hơn bao giờ hết.
Mùa này, tôi nhớ nhiều những gốc rạ khô mục trên những con đường nứt nẻ ở quê. Ngày đó tôi còn nhỏ, chân cũng nứt nẻ như cánh đồng khô, cũng dầm sương gió, cũng ngô khoai sắn...cho nên nhớ. Nỗi nhớ nhiều, ăn sâu đến và nhiều nhất về những người chỉ biết có ruộng đồng, cúi mặt trên các luống cày, những người làm ra hạt gạo nuôi sống nhân loại mà cuộc sống lại chất đầy những lo toan, may rủi.
Mùa đông, thương nhất là những người không có nhà phải nằm ngủ ở vỉa hè hay các gầm cầu, hoặc có nhà nhưng bị dột nát và vách tưởng thủng nhiều chổ. Chịu làm sao thấu những cơn gió lùa lạnh thấu xương, những giọt mưa rớt xuống nền nhà, đồ đạc và thấm ướt cả người?
Tôi cảm giác mùa đông về qua từng cơn gió se lạnh, qua tiếng mưa rơi nặng hạt ngoài hiên, qua mùi bánh rán và ngô nướng thơm lừng lan tỏa… Dù mùa đông có giỏi che giấu đến đâu, tôi vẫn có thể cảm nhận được bước chân của nó đang dần xâm chiếm tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Bất chợt, trên tivi báo tin gió mùa Đông Bắc đang tràn về. Trong đầu tôi cứ thấp thoáng hình ảnh những em bé miền núi gầy gò, nhỏ bé với tấm áo mong manh, đôi chân trần trong sương gió…
Mùa đông lạnh cho ta hiểu sâu sắc hơn giá trị của lòng người chan hòa trao nhau tình thân ái trong sự hòa hợp nhân loại.Mùa đông lạnh cho ta thêm trân trọng những con người đang đứng ra quyên góp từng bộ quần áo cũ, đôi dép cũ, đồ dùng học tập cũ ở thành phố để mang lên trao tận tay cho đồng bào khó khăn ở vùng cao.
Cảm ơn mùa đông. Cảm ơn những tấm lòng người mang đầy hơi ấm hồng reo lửa cho bập bùng, sáng mãi, đẹp mãi. Lòng mình như thầm nhắc: hãy yêu thương chính bản thân mình và tất cả mọi người, mọi vật để cho mùa đông không lạnh, để cho tiếng lòng ngân mãi nhịp yêu thương trọn vẹn trong lòng ta, cho đời mãi đẹp thênh thang ngân vang như trong câu hát. Tôi chợt nhớ đến bài hát viết về mùa đông rất hay và nổi tiếng của nhạc sỹ Phú Quang với tên gọi “Nỗi nhớ mùa đông”:
“Dường như ai đi ngang cửa
Gió mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi”
Lời bài hát “Nỗi nhớ mùa đông” cũng da diết, trầm mặc. Giữa chiều cuối thu nắng nhạt, thẫn thờ chắp lại từng mảnh vụn thời gian của một thời chưa quá cũ. Một thời tình nhân hanh hao nắng thu, một thời đơn độc trong cái se lạnh của gió mùa đông bắc. Ru lòng mình hoang hoải để nghe mùa đông đã về, để cảm nhận ngỡ ngàng nét đẹp se lòng cô độc.
Trong ngổn ngang ký ức, một nỗi nhớ được se sẽ gọi tên. Nhớ một bàn tay đã ủ ấm bàn tay lúc gió chuyển mùa. Nhớ chiếc lá cuối cùng níu mong được ở lại với cây. Nhớ những dòng sông tuổi thơ chạy dọc hai bên cánh đồng lộng gió mùa đông bắc, lạnh đến tái tê lòng. Nhớ ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền và giọng nói ấm áp của ai đó đến nao lòng... Để rồi ao ước sẽ mãi có một mùa đông ấm áp mà không đảo lộn thói quen sinh hoạt ngàn đời. Vẫn ao ước rồi mai đây, chúng ta sẽ chế ngự được những đợt gió lạnh từ phía Bắc, chế ngự được những áp thấp, áp cao trên Biển Đông, để nhân dân Việt Nam đều được đón những mùa đông thật ấm áp ...
Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.
Đến văn học hiện đai chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...
Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.
Bạn tham khảo để nghị luận văn bản trên nhé!
Đề 1:
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Đề 2:
Tuy tự nhận mình vốn không ham làm thơ nhưng Hồ Chí Minh lại là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam và nhân loại. Đặc biệt, trong các tác phẩm của mình, Bác đã gửi gắm nhiều bài học quý báu một cách giản dị mà thấm thía: Hòn đá to, Bài ca sợi chỉ, Nghe tiếng giã gạo.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Những câu thơ trên chẳng những là một bài học kinh nghiệm quý báu mà còn chân lí khách quan nếu lòng không bền thì chẳng làm được việc gì. Tuy nhiên, nếu đã quyết chí thì việc dù lớn lao phi thường tưởng như không làm nổi: đào núi, lấp biển cũng có thể thành công. Đúng vậy, chúng ta chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa, tấm gương lớn về sự bền chí chính là Bác Hồ – vị Lãnh tụ vĩ dại của dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, nhân dân lầm than, chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn Ba tay trắng ra đi tìm đường cứu nước. Cuộc sống tự lập với hai bàn tay trắng quả là rất khó khăn. Vậy mà, Người không chỉ dùng hai bàn tay ấy để kiếm sống mà còn đi khắp năm châu bốn bể tìm ra con đường cách mạng đúng đắn. Trải bao vất vả khó khăn, bao nguy hiểm gian nan, cuối cùng Người đã tìm ra con đường giải phóng và đã giải phóng đất nước khỏi gong cùm xiềng xích nô lệ. Nhờ có lòng kiên trì bền chí và nghị lực phi thường, Hồ Chí Minh đã được đến đáp xứng đáng.
Đất nước độc lập, nhân dân tự do là kết quà của lòng kiên trì bền bỉ của cả dân tộc Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ để đến ngày thắng lợi. Một bên là những con người yêu chuộng hòa bình, quanh quẩn bên xóm làng đồng ruộng; một bên là hai đế quốc hung hãng hiếu chiến. Trong chiến tranh, chúng huy động tất cả sự hùng mạnh và hiện đại của mình bằng vũ khí tối tân nhất, lực lượng tinh nhuệ nhất. Tưởng như Việt Nam nhỏ bé không thể làm nổi kì tích. Và cũng đã có lúc, cách mạng ỏ vào tình thế nguy nan đến không thể gượng dậy. Nhưng toàn thể nhân dân ta không hề nao lòng nản chí quyết đi theo Đảng, theo Bác đến cùng để lập nên chiến công vĩ đại, giành thắng lợi vẻ vang.
Trong cuộc sống, không hiếm trường hợp nhờ nỗ lực, bền chìm con người có thể thay đổi số phận. Ta hãy nhìn vào những người tàn tật, khuyết tật. Họ thật đáng thương, đáng thông cảm. Nhưng tại sao trong số họ, có ngươi mãi mãi chỉ sống trong nỗi buồn tủi, trong sự day dứt, mãi mãi chỉ là gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, những người thân; có người lại mang vinh quang về cho tổ quốc. Sự khác nhau chính ở ý chí và nghị lực. Nếu không có sức mạnh của ý chí, đức kiên chì bền bỉ thì việc cỏn con cũng chẳng làm nên. Song, nếu ta biết rằng có những người cụt một chân thi chạy, ngồi xe lăn mang Huy chương vàng về từ các cuộc thi thể dục thể thao khuyết tật thì ta mới hiểu đào núi, lấp biển không còn khó khăn là việc có thế làm nếu có ý chí, nghị lực và sự cố gắng. Ta cũng biết rơi vào con đường nghiện ngập thì rất ít hi vọng trở lại cuộc sống. Những con người ấy sẽ chìm đắm và dần dần giết chết bản thân trong khói thuốc và lầm lỗi. Bắt một con nghiện cai thì số con nghiện trở về con đường cũ chiếm đa số. Đó là những con người hèn kém, không có ý chí và nghị lực vươn lên, không có lòng kiên trì bền bỉ, có ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Còn số ít người nghiện đã cai nghiện thành công, trở về cuộc sống bình thường, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Nhìn ra thế giới, mọi người ai cũng khâm phục ý chí và sự bền bỉ kiên trì của hai vợ chồng nhà khoa học Pierre Curie và Marie Curie. Để tìm ra chất phóng xạ radium, họ đã kì công dòng dã bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn bã quặng – công việc đòi hòi sự bền bỉ, nhẫn nại phi thường ở những con người bình thường.
Bài học quý báu, chân lí cuộc sống được Hồ Chí Minh đúc kết trong bốn câu thơ một cách cô đọng. Bài thơ cho ta nhận thức sâu sắc sức mạnh của ý chí, lòng kiên trì bền bỉ trong công việc. Đối với người học sinh, học tập là công việc chủ yếu. Học tập cũng cần sự bền chí, kiên trì. Nếu có được những đức tính quý báu đó, chúng ta sẽ luôn luôn đạt được kết quả khả quan trong học tập và trong lao động.
Công cha như núi ngất trời ...... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Em vào đây tham khảo các ý nhé:
Nguồn: Cô Nguyễn Thị Vân
Câu hỏi của le nguyen hien anh - Ngữ Văn lớp 7 - Học trực tuyến OLM