Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.
Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.
Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.
Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.
Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.
Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam…
Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:
Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.”
Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.
Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.
Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.
Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé.
Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.
Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.
Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…
Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.
Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.
Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.
Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là lối sống lanh mạnh và cần phải phát huy.
Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội.
Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.
Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bải tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. CHúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?
Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.
Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.
Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Tại sao vậy? Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng như vậy. Là vì họ không có trách nhiệm với những gì mà mình làm ra, họ chối bỏ trách nhiệm bằng cách tàn nhẫn như thế này. Hỏi rằng vết thương đó còn hằn sâu đến bao giờ.
Như vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm. Nó sẽ giúp cho chúng ta ngày càng sống tốt đẹp, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
mih xin lỗi nhưng hình như bài làm sai đề rùi..là một câu chuyện viết về việc đảm nhận trách nhiệm
Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người , là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Mỗi tác giả thể hiện đạo lí nhân nghĩa tình yêu người với người bằng những tác phẩm chân thật nhất về cuộc sống của nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, tác giả đã vẽ lên được cả bầu trời u tối trong cuộc đời của mỗi nhân vật và lòng cảm thương, đau xót và phẫn nộ của tác giả dưới mỗi cuộc đời bất hạnh thể hiện rất rõ qua mỗi dòng thơ dòng chữ. Như bài ' Tức nước vỡ bờ' và ' Lão Hạc ' đây là hai tác phẩm thệ hiện rất rõ đạo lí làm người và tình nghĩa gia đình. Đối với Lão Hạc có lẽ làm tròn đạo lí của một con người là cái quan trọng nhất vì từ lúc sống đến lúc chết ông vẫn giữ được lòng tự trọng mặc dù cái nghèo khổ đàn áp ông tới lúc ông chết ông vẫn không bao giờ làm trái với tâm mình. Còn chị Dậu trong tác phẩm ' Tức nước vỡ bờ' đã cho ta thấy tình yêu thương chồng con của chị nhờ tình yêu cao cả ấy chị đã dũng cảm đứng lên tên cai lệ và người nhà lí trưởng để chống lại chế độ phong kiến khắt khe thời ấy. Qua hai tác phẩm đã cho ta thấy đạo lí , tình nghĩa của con người Việt Nam thật cao cả và quý báu, đây là đức tính mà ta cần học tập và noi theo
Mùa hè là mùa của những cái nắng chói chang và những cơn mưa rào đến bất ngờ, những hình ảnh của những thi vị cuộc sống cũng mang những màu sắc rất ấm áp và để lại nhiều cảm xúc cho con người, hình ảnh những hàng phượng vĩ và những tiếng ve kêu là những dấu hiệu về mùa hè đã đến.
Trong mỗi ngôi trường hình ảnh những cành phượng vĩ càng hiện rõ nét và nó có nhiều ấn tượng đặc biệt rất sâu sắc cho con người, mỗi người chúng ta càng phải hiểu hơn về những vật này, bởi nó đem lại rất nhiều sắc màu có giá trị trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, bởi thiên nhiên của đất trời đem lại những vật dụng, những hình ảnh có giá trị và ý nghĩa nhất, những hình ảnh đó để lại cho mỗi người những cảm giác riêng biệt và rất ý nghĩa lạ lùng, những cảm xúc đan xen vào đó là những nỗi nhớ da diết, những hoài niệm mới mẻ về không gian và thời gian của mỗi con người.
Hình ảnh những cánh phượng vĩ đỏ rực trên cái nắng của mùa hè để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc và đặc biệt hình ảnh của những cánh phượng vĩ rơi bay phấp phới trong không gian của cuộc sống cũng là những biểu tượng đặc trưng cho cái đẹp cho những hình ảnh đặc trưng cho mùa hè, những hình ảnh thể hiện mạnh mẽ được điều đó làm cho mỗi chúng ta thêm yêu thương cuộc sống này nhiều hơn, nó thực sự có giá trị to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đến cuộc sống của mỗi con người.
Cây phượng vĩ to tỏa bóng mát cho mỗi lứa học trò được vui chơi và nói chuyện dưới nó, đây là một không gian thoáng mát và rất hữu ích dành cho mỗi con người, những ý nghĩa to lớn mà nó để lại cũng thể hiện được tình cảm của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể nhận ra được điều đó qua những cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa nhất, cuộc sống là những trải nghiệm và nó làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa và giá trị hơn, niềm tin yêu và hạnh phúc của con người đều do thiên nhiên và tạo hóa ban tặng nhưng để hiểu và thấu hiểu được giá trị của nó chúng ta cần phải có những cảm nhận rất sâu sắc về sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta, những giá trị to lớn và thực sự có giá trị nhất dành cho cuộc đời của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và có ý nghĩa to lớn để vô ngần.
Hình ảnh những cành phượng vĩ đang nở hoa và tỏa ra ngát hương cũng làm cho mỗi chúng ta có cái nhìn sâu sắc và có ý nghĩa hơn về nó, đây là những hình ảnh thể hiện những tình cảm chân thành và da diết nhất đối với cuộc sống của mỗi người, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc đem lại những ý nghĩa nhất định về việc tỏe bóng mát cho con người, mà đây là đặc trưng của mùa hè với những cánh phượng. Hình ảnh cánh phượng biểu tượng cho lứa tuổi hoa học trò, những nhành hoa đang tỏa hương dưới ánh nắng của trời đất bao la, của những cái nhìn rất lớn và sâu sắc nhất dành lại cho mỗi con người, mỗi chúng ta đều yêu quý và có tình cảm chân thành đối với chính nó.
Hình ảnh những cánh phượng hồng đang khoe sắc trong nắng mai, và hình ảnh những tiếng ve dâm dan trên những vòm trời vô tận, hai biểu tượng đặc trưng cho mùa hè, những cảm nhận mới mẻ và đem lại những điều có ý nghĩa và giá trị nhất dành cho mỗi con người, những hình ảnh của quê hương của dân tộc đất nước, nó cùng hòa cùng với màu sắc và hương vị của đất trời, của thiên nhiên gần gũi và gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta, nó thể hiện những điều tốt đẹp và có giá trị nhất đối với mỗi con người hôm nay và mai sau.
Hình ảnh những cánh phượng vĩ đang khoe sắc trong thiên nhiên đã để lại cho người xem cái nhìn mới mẻ về quê hương đất nước nó để lại những nỗi nhớ mong và tình yêu đối với thiên nhiên đất trời, những hình ảnh đó để lại cho mỗi chúng ta những tình cảm da diết và có ý nghĩa nhất. Trong lứa tuổi học sinh, hình ảnh những cành phượng vĩ là hình ảnh ai ai cũng biết và nó thực sự rất sâu sắc và có ý nghĩa trong tâm hồn của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm xúc những ý nghĩa lớn lao, để lại cho mỗi chúng ta rất nhiều cảm xúc đặc biệt và có giá trị dành cho con người, niềm tin, giá trị và sức sống căng tràn trong đó là những cái nhìn ý nghĩa và sâu sắc nhất.
Em rất yêu quý những cánh phượng vĩ trong tiết trời màu hè hòa vào đó là những tiếng ve dâm dan đang hát trên những vòm trời cao, và hình ảnh thiên nhiên của đất trời để lại cho em nhiều những cảm nhận sâu sắc và có ý nghĩa nhất.
Lập dàn bài chi tiết
1. Mở bài:
- Trưa hè thăm lại trường xưa
- Bồi hồi đi
- Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve
2. Thân bài:
Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm.
-Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ vào một ngày hè qua các hình ảnh:
-Tả hàng phượng đỏ:
+ Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát khao.
+ Màu sắc của hoa.
+ Hình dáng của canh hoa, nhụy hoa, lá phượng.
- Miêu tả âm thanh râm ran, rộn rã của tiếng ve.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
- Những suy tư, cảm xúc, gợi nhớ kỉ niệm học trò.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.
Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.
Nhân ngày khai trường, ông em sửa cái túi xách của mẹ em thành cái cặp hai ngăn có quai đeo cho em đi học. Ông em bảo chiếc cặp này vừa gọn, vừa bền, không như những chiếc cặp làm băng vải mủ trông bề ngoài rất đẹp nhưng chỉ vài tháng sau đã rách nát, rơi cả sách bút ra ngoài nên không dùng lâu được.
Ghiếc cặp của em bằng vải da giả, màu tím, nắp màu đen. Ông em đã đo cắt để đựng vừa chiếc bảng con, sách vở, thước bút cần mang đến lớp hàng ngày. Ngoài ra, ông còn làm một ngăn phụ dùng để đựng những giấy tờ rời làm bài kiểm tra và các loại giấy màu và kéo, keo làm thủ công. Để cho chắc và đẹp, xung quanh các mép cặp, ông viền thêm nẹp bằng vải nhựa màu hồng, chỗ gần sát cái cặp có thêm nẹp bằng vải nỉ màu xanh rêu. Góc phải phía dưới được may đính vào một chiếc thuyền buồm màu đỏ trông rất xinh.
Chiếc cặp của em có nhiều điểm khác so với những chiếc cặp bán ở các cửa hàng. Ông em hồi trẻ là một thợ may giỏi nên ông đă làm ra chiếc cặp đặc biệt cho em. Tuy là chiếc cặp cũ được sửa lại nhưng nó gọn và bền. Em hứa với ông sẽ học thật tốt như lời ông dặn khi trao chiếc cặp cho em.
Mình trả lời ở trên rồi đó, nhớ tick mình nha