Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.
B. Kể lạidiễn biến sự việc.
C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.
D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.
2. Chủ đề của một văn bản là Gì?
A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.
B. Là tư tưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dung chủ yếu của văn bản mà người đọc có thể cảm nhận được
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.
3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.
A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)
B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)
Chúc bạn học tốt!
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc
+ Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước
+ Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.
⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm
b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.
- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:
+ “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”
+ “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”
c, Nhan đề thích hợp
- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh
- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:
+ Thầy Tuệ Tĩnh
+ Hết lòng vì người bệnh
+ Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu
d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh
- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ
+ Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn
+ Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh
Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc
+ Chủ đề : Ca ngợi người ông hiền từ, có tâm hồn tinh tế và giàu lòng yêu thương. Điều đó thể hiện qua toàn bộ diễn biến sự việc trong bài.
+ Ngôi kể : ngôi ba
+ Nhân vật chính : người ông
- Văn bản Nụ cười của mẹ :
+ Chủ đề : Tinh thần tận tụy và tấm lòng yêu thương học trò của mẹ tôi, một cô giáo lớp 1. Điều đó thể hiện rõ nhất qua biểu tượng nụ cười của mẹ.
+ Ngôi kể : ngôi ba
+ Nhân vật chính : người mẹ
- Văn bản Bàn tay yêu thương :
+ Chủ đề : Bàn tây cô giáo là biểu tượng của yêu thương vì bàn tay ấy trìu mến, cần mẫn nâng đỡ em học sinh khuyết tật, không chỉ dắt em đi mà còn xóa đi những mặc cảm trong em. Chủ đề đề được thể hiển rất cảm động trong bức tranh vẽ bàn tay của em học sinh tật nguyền.
+ Ngôi kể : ngôi ba
+ Nhân vật chính : người cô giáo
- Các sự việc trong văn bản Ông tôi được sắp xếp theo đường thẳng, phát triển theo mục trình bày từng nét tính cách, của nhân vật người ông :
+ Những sự việc nói lên tình yêu hoa.
+ Những sự việc nói lên tình yêu cháu.
- Các sự việc trong văn bản Nụ cười của mẹ được sắp xếp theo đường xoáy ốc tròn : từ những sự việc xa, ý nghĩa còn mờ đến sự việc gần với chủ đề càng ngày càng rõ ý nghĩa chủ đề, cuối cùng dẫn đến điểm đỉnh là nụ cười mãn nguyện, yêu thương. Rồi hai chi tiết cuối cùng tiếp tục tôn cao biểu tượng chủ đề.
- Các sự việc trong văn bản bàn tay yêu thương cũng được sắp xếp theo đường tròn xoáy trôn ốc mà điểm đỉnh là bàn tay yêu thương của cô giáo. Nhưng sự phát triển của sự việc không theo kiểu tăng tiến như văn bản nụ cười của mẹ, mà dường như nó cứ xuất hiện trái ngược với những suy nghĩ của mọi người, gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, đến cuối cùng mọi người mới vỡ nhẽ : Bàn tay mà cô bé học trò vẽ là bàn tay cô giáo vì cô luôn dắt em ra sân chơi. Và tới đây chủ đề đã rõ.
\(\Rightarrow\) Từ đó có thể thấy cách kể chuyện đời thường thật phong phú. Qua ba văn bản trên, ít nhất ta học được 2 kiểu :
- Kiểu 1 : Chọn vài tính cách nổi bật ở nhân vật, rồi chọn các sự việc tiêu biểu nhằm làm rõ từng tính cách, sắp xếp sự việc theo tính cách mà người kể định làm rõ.
- Kiểu 2 : Chọn một nét tiêu biểu ở nhân vật, tìm một hình ảnh làm biểu tượng trung tâm, sau đó xây dựng sự việc nhằm dẫn dắt, thuyết minh, lí giải tới sự việc trung tâm.