K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 (Trích cho đi là còn mãi, A Zim, Jaman và Harvey MeKinnon, NXB 2010)

Câu 1. (2,0 điểm)

a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nghị luận

b/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó?

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 c/ Cho biết câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào

 “Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này”.

Câu 2. (1,0 điểm) Trật tự từ trong câu in đậm sau thể hiện điều gì?

Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng từ (3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm và tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người với nhau. Nó là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Tình yêu thương còn có khả năng hàn gắn những nỗi đau và vết thương trong tâm hồn, giúp cho xã hội phát triển tốt hơn. Có nhiều ví dụ thể hiện tình yêu thương, từ những phong trào giúp đỡ đồng bào trong các vùng bị tàn phá đến những hành động giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng. Tình yêu thương không chỉ là một yếu tố quan trọng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà còn là một giá trị cần được trân trọng và nuôi dưỡng trong mỗi con người.

 


0
I. Đọc-hiểu văn bảnCâu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào...
Đọc tiếp

I. Đọc-hiểu văn bản

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

( Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)

1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tên tác giả?

1.2 Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình?

1.3 Từ đoạn trích trên, theo em, cội nguồn của tình yêu nước là gì? Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

II. Tập làm văn

Câu 1: Từ gợi ú trong đoạn trích, em hãy viết ( khoảng 5 - 7 câu) về tinh thần yêu nước của lớp trẻ hiện nay

0
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiVua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

1
12 tháng 11 2019

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

   + Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

27 tháng 12 2019

Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.

27 tháng 12 2019

Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người.

Vậy "Quê hương là gì hở mẹ – Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ – quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám…

  Cảm nhận về đoạn thơ Đất nước đẹp vô cùng.... - Tuấn Huy - H7

           Chỉ với hai khổ thơ ngắn ngủi nhưng nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện niềm quyến luyến , xót thay cho lần ra đi tìm đường này của Bác vô cùng cảm động , càng khiến cho người đọc thêm thấu nỗi lòng xa nước của Người. Tác giả  như hiểu rõ điều đó, muốn san sẻ , muốn đc đồng hành cùng Bác trong chuyến hành trình đầy gian nan hiểm trở . Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước.Những hình ảnh quen thuộc dần lu mờ, thay vào đó là những sự vật xa lạ ; và những gì lạ lẫm ấy lại phần nào như nhát dao khứa vào lòng Bác khi phải giữa từ đất nước thân yêu để chuẩn bị cho một chuyến đi xa đầy nguy hiểm.Sự khéo léo trong cách dùng từ của Chế Lan Viên chính là khi nói "xa nước" , ta hiểu ấy là một tình cảm giản dị, bình thường còn khi  ông nói" quê hương",gợi nên một nét gần gũi , thân thiết đến lạ thường."Xanh màu xứ sở"- tình cảm đối với một mảnh đất xa cách lắm rồi. Có thể nói, tình yêu quê, yêu nước càng lúc càng đc bộc rõ và mãnh liệt qua từng câu từ của nhà thơ .đọc câu thơ, ta như thấm nhuần và đồng cảm bởi tình yêu nước vô bờ bến của Bác . Một tình yêu bất diệt và không một ai có thể lung lay.

Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song hành

D. Tổng phân hợp

1
8 tháng 3 2019

Chọn đáp án: A

3 tháng 2 2022

Tham khảo:
Câu 3 : 

- Điệp từ " nhóm " 

-> Tác dụng : Nhấn mạnh và làm nổi bật về những tâm tư và vất vả của bà, đồng thời cho thấy ngọn lửa trong lòng bà luôn rực cháy, tràn đầy nhiệt huyết, qua đó cũng nhấn mạnh những công lao to lớn của bà giành cho gia đình .

- Đảo ngữ " Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - Bếp lửa " 

-> Tác dụng : Tạo sự mềm mại, trơn tru cho tác phẩm đồng thời nhấm mạnh hình ảnh bếp lửa mà bà gieo lên trong tâm hồn nhỏ bé của người cháu .

- Ẩn dụ :  " biết mấy nắng mưa " tượng trưng cho khoảng thời gian khó khăn, gian truân, vất vả dài dằng giặc mà bà phải gồng gánh trên lưng .