Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/
a. Ý nghĩa câu mở đầu
- Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
- Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào mời nửa phiền trách ấy cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
- Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Nắng ở đây là nắng mới, thứ nắng ban mai, tinh khiết đầu tiên trong ngày trên những thân cau còn ướt đẫm sương đêm.
- Điệp từ nắng cùng cụm hình ảnh tiểu đối: nắng hàng cau - nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như đang đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian động
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
- 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết.
- Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
- Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.
2/ Làm văn:
Đề 1:
Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.
Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong. Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định không phải của Hoàng Cúc, không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể là của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác nhận một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có thể trở lại thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bẫng xót xa để gọi về những kỉ niệm thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc duy nhất vút lên cuối câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía những nỗi niềm tiếc nuối vọng lên da diết khôn nguôi. Từ niêm nhớ thương được khơi nguồn như thế, hình ảnh thôn Vĩ chợt sống dậy trong lòng nhà thơ:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Chỉ ba câu thơ Hàn Mặc Tử đã khắc họa được những nét đực trưng của thiên nhiên xứ Huế. Mỗi câu thơ là một nét vẽ, mỗi chi tiết sống động tạo thành sự khắc họa sống động đẹp đẽ của thôn Vĩ trong hoài niệm.Trước tiên là vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi của buổi sớm mai: nắng hàng cau nắng mới lên không phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái nắng trong trẻo tin khôi của một ngày. Chỉ miêu tả nắng thôi mà đã gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng đẹp. Những cây cau mảnh dẻ vút cao vươn mình đón lấy tia nắng ban mai trong lành ấm áp. Khung cảnh quen thuộc ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ góc sân khoảng trời nào từ miền quê đất Việt thân yêu. Phép luyến láy: nắng hàng cau nắng mới lên làm cho cái nắng như lan tỏa hơn bừng sáng hơn. Điệp từ “nắng” đã vẽ ra một bức tranh ánh nắng trong không gian nắng lan đến đâu vạn vật bừng sáng đến đó từ trên cao tràn xuống thấp và tràn đầy cả khu vườn, thôn Vĩ như được khoác lên một chiếc áo mới thanh tân, tươi tắn.
Đến câu thơ thứ ba là cảnh vườn tược được tắm đẫm trong nắng mai ngời sáng lên như một viên ngọc xang diệu kì: “ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.” Câu thơ như một tiếng reo đầy ngỡ ngàng thích thú, không phải xanh non xanh biếc mà là xanh như ngọc. Còn gì trong sáng và cao quý hơn ngọc. Cảnh giản dị mà thanh khiết cao sang vô cùng. Phải chăng sương đêm đã gột rửa hết những bụi bặm để khoác lên cây lá tấm áo choàng trong suốt lấp lánh khi nắng lên. Chữ “mướt” tác động mạnh mẽ vào giác quan người đọc ấn tượng vẻ mượt mà loáng mướt của khu vườn. Nhưng cái thần của câu thơ lại dồn cả vào chữ “ai” chỉ một chữ mà khiến cho cảnh đang gần gũi bỗng bọ đẩy ra xa, hư thực khó nắm bắt. Âm hưởng nhẹ bẫng của tiếng này khiến hơi thơ như thoáng xuôi về một cõi hư ảo mơ hồ.Với Hàn Mặc Tử lúc này, đó là thế giới ở ngoài kia, của sự sống ngoài kia chứ không phải thế giới của bệnh tật. Và rất tự nhiên theo mạch cảm xúc, nhắc đến “ai” lập tức nhà thơ nhớ đến hình bóng con người:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Câu thơ kết đoạn là nét cách điệu hóa rất tài tình của Hàn Mặc Tử nhằm ghi lấy hồn Vĩ Dạ. Có lẽ hình ảnh cành trúc đã trở nên quen thuộc khi nhắc đến con người nơi đây, mảnh đất cố đô văn hiến. Con người như hòa vào, như ẩn vào thiên nhiên một vẻ đẹp kín đáo tao nhã. Đó là vẻ đẹp riêng trong mảnh đất cố đô nhưng ngay trong dòng cảm xúc miên man ấy ta đã thấy nỗi buồn man mác xa nỗi thấm vào lòng người. Nhưng cũng có một điều đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử là vừa có ảnh hưởng thơ ca dân gian vừa có sản phẩm của lối thơ sáng tạo hay vẽ khuôn mặt sau hàng liễu được viết lên bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài cuộc vui.
Cảm nhận khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Qua đó có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu quê, yêu người tha thiết, và cũng vời vợi nỗi nhớ mong của thi sĩ hướng về cảnh và người thôn Vĩ.
Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.
Đề 2:
Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.
Mở đầu bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Ta thấy thi sĩ tuy phải sống cuộc đời đầy bi kịch nhưng vẫn khát khao được sống và yêu đời tha thiết.
Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ. Cảnh sông nước đêm trăng được gợi ra:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông Hương-linh hồn của Huế. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế. Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu, buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “nhân hóa”, dòng sông đã trở thành một sinh thể, có tâm trạng, có hồn, mang nỗi niềm của con người. Cảnh vật như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa. Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào nỗi buồn muôn thủa của con người.
Hai câu thơ sau, ta nhận ra được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn. Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lí giải được khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ ảo, người tri kỉ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Từ “kịp” thể hiện một tâm trang lo âu của nhà thơ, tâm trạng đợi chờ, khao khát. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Với một người bình thường nếu không trở về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn.
Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trên bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.
Đề 3:
Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo.
Từ giọng khắc khoải da diết ở khổ 2 thì sang khổ 3 đã chuyển thành giọng gấp gáp, khấn khoản, niềm khao khát được gắn liền với hình bóng cụ thể:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra.”
Hình bóng cụ thể lúc đầu là khách đường xa, lúc sau là em với tà áo trắng tinh khôi. Hình tượng giai nhân từ khách đường xa mà dần dần thành em với giấc mộng dài say đắm. Khách đã xa vời mà giờ đây khách đường xa lại càng xa xôi diệu vời mà gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ dài. Hàn Mặc Tử với mong muốn gặp được khách, gặp được giai nhân nhưng mong muốn ấy của ông sẽ không trở thành hiện thực bởi chỉ trong mơ ông mới dám mơ ước về điều ấy.
Ở câu thơ thứ hai thì “áo em trắng quá”. Từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu. Sắc trắng hiện ra không ít hai lần: trong văn học trung đại thì đó là cái trắng tang tóc, cái màu trắng đau thương, buồn dường như nói về sự ra đi, chia tay. Còn trong văn học hiện đại thì đó là một sắc trắng mới, tràn đầy màu sắc và tươi trẻ hơn. Đó là cái trắng tinh khôi, tinh khiết. Quả thực Hàn Mặc Tử đã có một quan niệm mới mẻ, một quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại.
Đó là sắc màu tinh khiết thánh thiện. Nó gắn với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết “nhìn không ra” cực tả sắc áo vừa gợi vẻ đẹp xa vời khó nắm bắt như thực mà lại như mơ nghĩa là có một nét vè đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột dần khỏi tầm tay. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng, lung linh nhất thì lại tuyệt vọng nhất. Nhà thơ mượn giấc mơ nhưng lại nói về cái thực đang diễn ra trong tâm hồn con người.
Nhưng đến hai câu thơ cuối:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.”
Chủ thể trữ tình trở về với thế giới thực của mình từ thế giới ngoài kia đầy xót xa với thực tại đau thương, đầy chia lìa với sự ám ảnh của cái chết:
“Tôi đang còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu.”
Bạn tham khảo nhé !
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với nghề trồng rau truyền thống, với những hàng cau thẳng tắp xanh mướt. Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng” được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ. Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng bừng những cảm xúc trong trẻo, chân thành.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mỹ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc khu vườn ấy.
Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt:
“Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”
Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đây chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.
- Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả.
Khổ 1:Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
Câu 1: Câu hỏi tu từ mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mới, lời trách nhẹ nhàng.
Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông
Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.
Khổ 2:Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hinh ảnh gió , mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.
Hai câu sau tả dòng Hương Giang trong đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng
Tâm trạng đau đớn khắc khoải và khát khao cháy bỏng của nhà thơ
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn của nhà thơ
câu 1:
Dàn ý nha, - Giải thích: Con người có văn hoá là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình. - Bình luận: (có dẫn chứng cụ thể) + Tu dưỡng là quá trình rèn luyện bản thân, là con đường hình thành những phẩm chất đạo đức ở mỗi cá nhân. Tạo cho con người khả năng tự tu dưỡng đây là một yêu cầu giáo dục đạo đức trong xã hội. + Muốn hình thành chất văn hoá trong phong cách sống, con người còn phụ thuộc vào trường đời, đây là nơi thử thách lớn nhất của con người và khi ta bước qua những trở ngại, thách thức đó thì mới thực sự trưởng thành về nhận thức và hành động + Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá, nhờ có gia đình, mỗi người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dỗ về tình thương, cách ứng xử trong quan hệ. + Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của mỗi người. + Phê phán những người tuy có trình độ học vấn nhưng văn hoá thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp… -Liên hệ bản thân
câu 2:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
+ Câu hỏi tu từ mở đầu mang nhiều sắc thái: là một lời tự vấn, lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
+ Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông: cảnh vật tinh khôi, trong trẻo, mướt xanh trong nắng sớm mai; con người kín đáo, phúc hậu. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.
a. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình, biểu cảm.
c. Điệp, so sánh.
- Điệp từ "nắng": gợi nhiều liên tưởng. "Nắng hàng cau, nắng mới lên" là cái nắng tinh khôi, trong trẻo, không gay gắt => càng đặc tả tả xanh mát của khu vườn.
- So sánh khu vườn xanh mướt như ngọc. Nhấn mạnh vẻ đẹp tuyệt bích của khu vườn. Màu cây xanh như một chất ngọc quý giá, tràn trề sức sống.
d. Khổ thơ thể hiện nỗi lòng riêng của người thi sĩ, như một lời trách móc nhẹ nhàng người cố nhân không trở về thăm vườn Vĩ Dạ....
Sau một cuộc sống ngắn ngùi và không mấy may mắn, Hàn Mặc Tử để lại cho thơ Việt Nam một số lượng tác phẩm không nhỏ, trong đó có những bài thơ, người này say mê thì người kia không thích. Tuy vậy, cũng có không ít bài thơ, chẳng hạn như bài Đây thôn Vĩ Dạ, được hầu hết mọi người đọc, trải qua nhiều thế hệ, thừa nhận là tuyệt hay, góp phần tạo nên bức chân dung tuyệt đẹp của nhà thơ trong văn học sử nước nhà, ngay từ khổ đầu, Đây thôn Vĩ Dạ đã làm người đọc xúc động đến nao lòng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nghe nói Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ Hàn Mặc Tử viết đế đáp lại lời thư thăm hỏi của một cô gái xứ Huế khi nhà thơ đang vắng mặt ở Huế để về nhà chữa bệnh (năm 1938). Cũng nghe nói, cô gái Huê ấy tên là Hoàng Cúc, một người đẹp đang được Hàn Mặc Tử có nhiều cảm tình. Lúc ấy, nhà cô Hoàng Cúc ở thôn Vĩ Dạ, một vùng đất rất đẹp ở hữu ngạn sông Hương, hơi chếch phía trước kinh thành. Như người ta vẫn nói. “yêu nhau yêu cả lối đi", từ có Hoàng Cúc, cái thôn Vĩ Dạ ấy bỗng chốc trở nên tuyệt vời đối với nhà thơ. Cho nên, nghĩ đến cô Hoàng Cúc, tự nhiên là phải nghĩ đến thôn Vĩ Dạ. Cái tên gọi ấy đã bật dậy ngay trong nỗi nhớ để hiện hình thành câu thơ đầu tiên:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu thơ là một câu hỏi. Vì sao mà đạt câu hỏi? Với người đọc thơ, câu hỏi này có giá trị như một lời mời gọi thiết tha, lời mời đến thôn Vì, “về chơi thôn Vĩ". Hẳn khi đọc được lời thơ thăm hỏi của cô gái thôn Vĩ Dạ. Màn Mặc Tử đã cảm nhận nó như một lời nhắc nhở. trách móc, một lôi mời gọi thân ái bạn bè. Trong câu thơ, nhà thơ không dùng từ “đến", “đến thăm”, mà dùng ệ,rề‘‘ và “về chơi". Những tiếng ấy đọc lên nghe đậm đà tình bạn. Huống chi, đối với nhà thơ thì thôn Vĩ là một nơi quen thuộc, đã đến. từng đến nhiều lần, lại đến trong tư cách một người bạn. Nhưng về chơi thôn Vĩ để làm gi? Câu thơ tiếp theo giống như một câu trả lời, là khá bất ngờ:
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Hóa ra về chơi thôn Vĩ không cốt đê thăm ai, mà chỉ để nhìn, nhìn... nắng. Cách nói quanh co đến ỡm ờ! Có điều gì khó nói, có điều gì cố nén lại trong tình cảm ở đây. Tuy nhiên, chính cái chỗ ỡm ờ có nên ấy đã tạo cho người đọc một khoảng thú vị, một hình ảnh tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ. Cái nét gây ấn tượng đầu tiên của thôn Vĩ khi khách từ xa đến, ấy là những hàng cau cao vút lên trời. Trong câu thơ, lần lượt trải ra từng từ cũng lần lượt trải ra từng chi tiết: nắng hàng cau - nắng mới lên Nhớ về thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc đi trong tưởng tượng đề ngắm thôn Vĩ từ xa đến gần. Xa, để nhìn thấy nắng hàng cau; đến gần để nhìn thấy một khu vườn:
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
“Vườn ai" thật phiếm chỉ, nhưng cũng thật là rõ ràng: Vườn ai? Còn vườn của ai vào đây nửa. Nếu không là cái vườn ấy, cái vườn của ngôi nhà đáng yêu ấy, có con người đáng yêu ấy? (Trong các khổ thơ sau, Hàn Mặc Tử còn phát cái từ “ai " ra đến mấy lần nữa: vườn ai, rồi thuyền ai, ai biết tình ai. Mối tình vừa thiết tha vừa kín đáo, vừa nồng nàn vừa cố nén, chứa đầy trong những từ “ai” đó). Những từ tiếp theo "vườn ai”, dành cho “vườn ai”, đều đạt độ cao nhất của tình yêu đằm thắm. Vườn, đã “mướt quá”, lại còn “xanh như ngọc”. "Mượt’’ là một từ không phổ biên lắm nhưng đầy sắc thái hơn từ “mượt”. ' Mượt” là bóng, nhẵn; nhưng '‘mướt” thì còn như loáng nước lên, lấp lánh lên. Chỉ trong tình yêu, nhờ tình yêu, thì nắng hàng cau mới có cái tươi tắn đến thế, lá cây vườn mới có cái màu xanh như thế.
Thật ra, nói đến nắng, đến hàng cau, đến vườn xanh, chú ý của Hàn Mác Tứ không để tả vườn, tả cây hay tả nắng. Cái điều muốn nói ra nhất, cái điều phải nén lại từ đầu khổ thơ, đến bây giờ nhà thơ mới có thể nói ra:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Bây giờ, người đọc đã hiếu ra rằng, tất cả những gì nhà thơ đă nói trên đây chỉ là để tạo bối cảnh cho một sự xuất hiện tuyệt đẹp: Một khuôn mặt chữ điền. Mặt chữ điền, theo cách cảm nhận của người xứ Huế ngày xưa, là ước lệ của một khuôn mặt đẹp; đẹp mà cao quý, phúc hậu, kín đáo, một vẻ đẹp có sức hấp dẫn từ bên trong. Trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, mặt chữ điền được xuất hiện trong một khung cảnh khiến cho nó trở nên thấp thoáng, như ẩn như hiện. Thật ra, trong thực tế, có cái lá trúc nào mà lại che ngang! Hiểu theo nghĩa duy lí, câu thơ có thể có nghĩa là: Có một hàng rào trúc được xén ngang tầm khuôn mặt của cô gái đứng trong vườn, che ngang hết một phần khuôn mặt ấy. Tuy nhiên, với người đọc thơ người ta văn muốn hiểu câu thơ theo một nghĩa có vẻ phi lí, rằng những chiếc lá trúc trong vườn, như một sự cố ý, đă che ngang khuôn mặt chữ điền, để tôn nó lên. khiến cho nó thêm kín đáo, thêm duyên.
Người đọc thơ ngày nay, hẳn phải biết ơn Hàn Mặc Tử vì bốn câu thơ đầu cua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nhờ ông, nhớ tình yêu đắm say của ông người đọc có được một bức tranh thiên nhiên đẹp, phải nói là tuyệt đẹp, về một miền đất nước. Hàn Mặc Tử, chỉ bằng một khổ thơ, đã làm cho một tên gọi bình thướng của một thôn nhỏ đã đi vào bất tử trong thơ.
Bạn tham khảo nhé !
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu thơ mở đầu là câu hỏi tu từ với nhiều sắc thái. Vừa là câu hỏi nhưng lại gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. Song đây cũng là lời nhà thơ tự trách mình, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa mong được về lại thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng chứa bảy thanh bằng đi liền nhau làm cho âm điệu trách móc cứ dịu nhẹ đi, lời trách nhẹ nhàng mà tha thiết và bâng khuâng. Thôn Vĩ có cái gì đặc biệt và hấp dẫn mà lời mời lại tha thiết đến vậy? Câu hỏi thấm thía một nỗi niềm nuối tiếc, day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ khi giờ đây dù thôn Vĩ có thơ mộng đến đâu thì thi sĩ cũng chỉ có thể trở về trong tâm tưởng. Thơ Hàn Mặc Tử là thơ hướng nội. Câu hỏi "Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?" có thể là câu tự văn của chính bản thân ông. "Anh" ở đây là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ngôi thứ hai. Một câu hỏi mang tính chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc. Dòng thơ đượm buồn, có pha chút hối hận. Cả bài Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là để trả lời câu hỏi đã đạt ra ở câu đầu tiên của bài thơ
Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…
- Tác dụng :
+ Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .
+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.