K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

a, Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.

    - Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.

    b, Dùng cách nói phủ định của phủ định " không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.

    - Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

    c, Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.

    - Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

14 tháng 3 2018

a, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

  b, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

  c, Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

  d, Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc (ngao ngán)

    Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:

    - Không đẹp gì cả!

    - Không có chuyện đó đâu!

    - Bài thơ chẳng không hay.

    - Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.

5 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Nguồn: Hoidap247

“Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”

+ Không phải là câu phủ định, đó là câu trần thuật 

+ Lí Công Uẩn viết như vậy với mục địch: bộc lộ cảm xúc của mình về việc dời đô. Chắc chắn phải dời đổi.

 Trẫm rất đau xót về việc đó, chắc chắn dời đổi 

Cách viết ở cách thứ 2 không đem lại giá trị biểu đạt cao như cách thứ nhất, không nhằm nhấn mạnh vào vấn đề như cách 1.

6 tháng 3 2022

e cảm ơn ạ

 

ĐỀ 2:” Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận...
Đọc tiếp

ĐỀ 2:” Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, nó như đôi cánh nâng bạn bay cao lên khỏi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời…”
                                                (Trích Tôi là Bêtô - Nguyễn Nhật Ánh)
 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.?
 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản trên? 
Câu 3. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất với  em? Vì sao?
 Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến “Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, nó như đôi cánh nâng bạn bay cao lên khỏi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời”.

Giúp mình nha,cần gấp hôm nay

0
Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
15 tháng 10 2017

- Câu ghép:

Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.

Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

   + Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.

b, Câu ghép:

Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.

Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

   + vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.

- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Trích sgk Ngữ văn 8 - Tập Một/ trang 42)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu ngắn gọn. (0,5 điểm)

c. Xác định 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh trong đoạn văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành phần trợ từ, thán từ, được dùng trong đoạn văn và cho biết ý nghĩa sử dụng.(1,5 điểm)

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để làm gì? (1,5 điểm)

“Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0