K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2016

làm ơn viết dấu chấm , phẩy hộ đi , mk ko hỉu mô tê chi cả oho

21 tháng 5 2016

Có 3 lí do sau:

+không có kinh nghiệm thực tế

+Không có chỗ chống lưng(người giúp đỡ)

+Không có tiền xin việc

+Quan hệ kém

+Lười xin việc

+Không định hướng trước tương lai

+Chuyên môn không có

 

21 tháng 5 2016

câu trả lời quan trọng nhất là kém khả năng giao tiếp và đặc biệt là không biết một tí nào về ngoại ngữ . có những người có bằng đại học trong tay nhưng chẳng biết ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng việt cho nên còn lâu mới xin được việcbanh

20 tháng 10 2016

Trong thơ ca, ánh trăng luôn là một đề tài được rất nhiều người sử dụng để làm nơi trút đầy những tâm tư, tình cảm của những thi nhân. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau và đưa cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Và với Lý Bạch- người được coi là Thi tiên của Trung Quốc thì ánh trăng đối với ông lại là nguồn chỉ dẫn làm cho ông nhớ về quê hương của mình- nơi mình đã sinh ra và gắn bó trong suốt thời ấu thơ. Điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua tác phẩm “ tĩnh dạ tứ”. Bài thơ có một tiêu đề rất đẹp –“ tĩnh dạ tứ. tĩnh dạ tứ có nghĩa là đêm trăng tĩnh lặng. Hình ảnh của một buổi đêm với ánh trăng sáng soi rọi toàn bộ cảnh vật hiện lên trong mắt người đọc. Ánh trăng như dát bạc dát vàng, chiếu xuống khắp mọi nơi và làm cho con người cảm thấy như có sự ấm áp. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Lí Bạch cũng đã được ánh trăng soi rọi.

20 tháng 10 2016

Chỉ với câu thơ đầu tiên chúng ta đã cảm nhận được trong ánh trăng của Nguyễn Du có gì đó rất thánh thiện và cũng rực sáng như thế tâm trạng con người giúp cho chính ánh trăng cũng đẹp như vậy. Còn với Lí Bạch thì lại khác, ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình. Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại  mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.

10 tháng 8 2017

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Bài văn cảm nghĩ của em về người bạn thân

Bài văn cảm nghĩ của em về người bạn thân - Ảnh minh họa

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

Tham khảo nha pạn

10 tháng 8 2017

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em

~ Chúc bn học tốt!~

19 tháng 9 2017

Mình cũng học nè!!!Nhưng mik chưa làm xong ???khocroikhocroi

2 tháng 10 2017

minh

12 tháng 10 2017

Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tư tuổi. Bà là kế toán đã về hưu. Bà có dáng người dong dỏng cao, mái tóc bà dài nhưng đã bạc. Làn da của bà trắng nhưng đã lốm đốm đồi mồi rồi. Bà có nụ cười hiền từ và rất nhân hậu. Tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe của bà rất tốt. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Bà nấu cơm rất ngon và khéo. Em rất thích ăn cơm của bà nấu. Những lúc rảnh, bà lại đeo kính và đọc truyện cổ tích cho em nghe. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi mãi.

12 tháng 10 2017

Đã bao hôm tôi đi qua ngôi nhà cổ đó nhưng dạo này tôi thấy nó tự nhiên đẹp đến lạ , chắc do tôi không để ý .Ngôi nhà ấy phủ lên màu vàng mốc của thời gian , bao quanh là những tấm kính đã ngả màu. Hằng ngày, những hàng cây xanh mướt nhộn nhịp trong tiếng chim lí lo huyền ảo .Ôi , ngôi nhà ấy cũ nhất , mang đậm chất cổ xưa nằm giữa cả một dãy nhà hiện đại .Người ta có vẻ quên đi nó , quên mất những thứ kì bí ẩn sau bức kính đầy rêu.Ngẫm nghĩ , nhìn qua nó tôi thấy có một sự buồn thăm thẳm , ỉu xìu dựa trên sắc vàng .Thấy lại lớp học cũ trầm bổng vang lên tiếng học bài của lũ học trò nhỏ ngày ấy .Tuy đã qua nhiều năm nhưng cái kỉ ức , cảnh vật còn lưu lại , luyến tiếc của bây giờ tôi sẽ không nào quên nổi .

15 tháng 11 2017

Con đường làng phủ rợp màu xanh cây rau muống, góc sân, vườn nhà cũng ngập tràn trong sắc màu xanh thẫm dịu hiền của cây rau muống thân thương. Và dường như cái tuổi thơ ngọt ngào của tôi cùng được tắm trong màu xanh kì diệu tới quen thuộc của người bạn rau muống mến yêu. Rau muống sống một cuộc đời giản dị tới nỗi mà nhiều khi bị người ta coi rẽ, khinh thường. Bất cứ ở đâu, bất kì ở chỗ nào, chi cần một khoảng đất trống là cây rau muống có thể mọc lên, cho dù đất đai cằn cỗi, sỏi đá, cây vẫn xanh tốt một cách rắn rỏi và kiên cường tới kì lạ. Cây rau muống mọc thành hàng, thành lối thành xóm, thành làng trong vườn nhà tỏi. Chúng sống quây quần, đầm ấm bên nhau, sẻ chia cho nhau từng giọt nước, hạt phân, che chở, bảo vệ nhau khi bão tố. Chúng vươn những cánh tay xanh thẫm lên bầu trời, đón lấy từng giọt nắng vàng tươi như mật ngọt, từng cơn gió ông trời ban tặng. Cả rừng tay ấy vô tình tạo nên một tấm thảm xanh mượt mà, óng ả như thảm nhung đắt tiền. Cứ như là bàn tay tạo hóa sắp đặt: màu xanh tươi mát cúa rau muống làm dịu đi cái nắng chói chang, oi ả của ngày hè, cái rực đỏ của những chùm hoa phượng đang bùng cháy như những ngọn lửa hồng tươi. Cứ mỗi khi nàng tiên mùa xuân về thì muôn hoa thi nhau sắc thắm, vạn vật nảy nở sinh sôi. Thế nhưng chắng hiếu tại sao, lòng tôi cứ cảm thấy thiếu vắng một thứ gì đó. Cái vị đậm đà của thịt cá, của bánh chưng, của giò chả làm tôi thấy ngán. Tôi thèm có bát canh rau muống luộc dầm sấu, từng giọt nước canh trôi vào cổ họng, thấm vào da thịt cái mát mẻ, sảng khoái lạ lùng. Tôi thèm được nếm lại cái vị khi đưa cọng rau muống lên miệng và nghe nó tan dần trên lưỡi. Oi! Những món ăn thật dân dã và bình dị mà sao tôi thấy ngon thế quý thế! Hơn cả nhừng món thịt, cá, giò, chả, cao lương mĩ vị kia! Rồi cô tiên mùa hạ cũng mang giỏ năng lượng đầy ắp tới. Tôi nghe lòng mình rạo rực niềm vui khi tràn ngập trên đường tiếng ve râm ran trong những nắng vàng tươi xuống mặt đất, khi ngồi ngắm dải sông Ngân ngoài hè và cảm nhận từng cơn gió hè thổi tới. Một chiều đi học về, lòng tôi bỗng bừng một niềm vui khôn xiết khó tả khi nhìn thấy khu vườn bên cạnh nhà tôi xanh rờn chòm rau muống. Tôi vội và chạy về nhà thì thấy bố mẹ tôi đang chăm bón rau muống. Tôi khẽ mĩm cười, một nụ cười sung sướng mãn nguyện. Tối đó, tôi ngồi trên hè, mắt đau đáu nhìn ra vườn, nơi gia đình rau muống đang được “phục sinh”. Tôi nở niềm vui, lung linh như những vì sao trên nền trời đen thẫm, rồi chẳng bao lâu, vườn nhà tôi lại ngập tràn một màu xanh yêu thương của cây rau muống. Từng bàn tay xanh thẫm lại vươn lên trời cao, rung rinh trước gió như vẫy chào mọi người. Hình như rau muống rất vui, chúng cứ chao nghiêng và uốn lượn theo gió như đang hát một bài ca mùa hè, như những cánh chim trời đang bay lượn, thả mình vào làn gió quê êm đềm, thả hồn mình vào đất trời quê hương. Cây rau muống thích nhất trời mưa. Những hạt mưa rơi xuống tắm mát cho chúng, đùa vui với chúng như những người bạn thân thiết. Sau cơn mưa, rau muống xanh mỡ màng, thật thích mắt biết bao!

15 tháng 11 2017

Mỗi lần nhìn thấy những hàng cau chạy dài thẳng tắp tôi lại nhớ về hàng cau quê nội, Tôi lại nhớ bóng dáng nội tôi lưng còng đợi cháu. Chẳng hiểu sao tôi lại có một tình cảm đặc biệt đối với loài cây này như thể tình cảm của đứa con xa dành cho quê hương. Phải chẳng vì cau đã cho tôi nhiều kỉ niệm hay đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Cau cùng họ với dừa nhưng lại mang dáng dấp của một thiếu nữ mảnh mai. Thân cây tròn, nhỏ hơn cây dừa nhưng đổi lại cây cau được xếp vào hàng những loài cây cao nhất. Cây chẳng có cành thay vào đó là những khía tròn quanh thân để người có thể trèo lên hái trái. Tôi thích nhìn lên tận cao tít ngọn cây và tưởng tượng mình có thể chấp cánh chim trời bay lên đấy. Bao nhiêu bẹ lá tập trung hết trên ấy, những tàu lá cau xanh tốt xòe ra bốn phía như chiếc dù che mưa nắng cho thân. Đã bao lần tôi ngắm nhìn những chiếc lá vươn dài như đuôi một chú chim khổng lồ rồi trầm trồ ao ước. Giá như không có bộ rể chắc khỏe giữ cây lại, có lẽ cây đã tung bay theo những cánh chim trời. Cái giống cây này cũng lạ làm sao! Hoa cau không giống bất cứ loài hoa nào, chúng không có những cành hoa riêng lẻ mà hợp thành một buồng hoa. Buồng hoa có nhiều tua hoa vươn dài như ngón tay bút hoa của cô gái. Trên những tua hoa ấy là những nụ hoa trắng tinh khôi. Ai yêu loài cây này mới thưởng thức được vị thơm ngát của hương cau. Một buổi sáng trong lành, hương hoa cau thoang thoảng vào khung cửa, đánh thức cô bé ngủ lười. Rồi mùa cau cũng đến, những quả cau xanh xanh như quả trứng gà đã che kín cả buồng cau. Kì lạ thay! Những quả trứng này lại lơ lửng trên bầu trời xanh biếc mà chẳng bao giờ sợ rơi ra. Tôi nhớ bà tôi, người luôn đợi những mùa cau. Khi cau vừa già bà nhờ chú tôi hái xuống rồi mang đi chợ bán. Bà hái thêm mớ trầu, mua lại ít vôi để têm những miếng trầu cánh phượng. Thuở nhỏ bà đã dạy tôi têm trầu và sắp trầu cho đẹp mắt. Ngày ấy tục ăn trầu còn phổ biến nên trầu và cau còn bán được giá. Bà lại sắm sửa cho chị em tôi quần áo, sách vở mới. Tôi quên làm sao được những buồng cau tươi theo bà ra chợ sớm để nỗi mong chờ ở lại cho những đứa cháu nghèo. Mặc dù giá trị kinh tế cây cau không nhiều nhưng dân quê tôi vẫn trồng như cây kiểng trước nhà. Giá trị tinh thần mà cây mang lại còn nhiều hơn thế. Ôi! Những cây cau mang hình bóng quê nhà có nhớ chăng câu chuyện tình Tân – Lang ngợi ca về tấm lòng son sắt. Có nhớ cô Tấm thuở nào đã hái những trái thảo ngay. Loài cau nhã nhặn, thanh tao ấy còn là cổ tích, là văn hóa của dân tộc. Miếng trầu, miếng cau đi vào tâm hồn nhân dân như sự chân thành, thủy chung và sức sống dẻo dai, bền bỉ. Đối với riêng tôi, cau như hình bóng người bà tóc bạc. Cau bao nhiêu tuổi, nội tôi cũng già thêm bấy nhiêu. Có những chiều tôi bồi ngước nhìn hàng cau rồi nhìn vào vầng trán bà. Bao nhiêu vết sẹo thời gian in hằn trên vầng trán là bao nhiêu năm cau dãi dầu mưa nắng. Tôi nhớ khôn nguôi những ngày cùng bà chẻ từng trái cau lấy ruột rồi phơi khô để mùa sau. Tôi quên làm sao những trái cau khô mọc mầm bà bảo ra vườn tìm đất để gieo trồng. Những đứa trẻ thôn quê chúng tôi ai lại chưa từng chơi trò kéo mo cau. Những chiếc mo cau mang cả tuổi thơ của tôi đi đâu mất, bỏ lại một cô bé ngẩn ngơ đợi chờ dưới gốc cây rồi nhặt từng hoa cau trắng xếp tên mình. Có loài cây nào lại mang nhiểu kỉ niệm với tôi như cây cau quê nội. Dù ở nơi xa nhưng lòng tôi vẫn mong mỏi trở về thăm bà và thăm hàng cau trước nhà, ôn lại kỉ niệm tuổi thơ. Cau ơi! Chờ tôi nhé, tôi sẽ lại về bên gốc cau như một đứa trẻ và sà vào lòng bà, nũng nịu với bà. Tôi mãi gọi tên cây như tiếng lòng gọi quê mình “Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng đầu hè

15 tháng 12 2016

Câu 1:

Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là xã hội nam quyền trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một ng phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc, nên bà hiểu đc họ, hiểu được người phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu, như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì, và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

Câu 2:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương-Văn lớp 7

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

16 tháng 12 2016

Trên mạng ý! Hông phải mik làm đâu!vui

18 tháng 6 2017

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

27 tháng 10 2017

Cảnh đèo vô cùng hoang sơ, hoang vắng, heo hút. Thế giới con người là tiều phu nhưng cũng chỉ "vài chú", mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Cảnh vật chủ yếu là rừng cây rậm rạp

27 tháng 10 2017

Hoang vắng, hoang sơ, thấp thoáng có sự sống con người.