Bên sông...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giúp em làm thành bài văn tả dòng sông nhé :a. Mở bàiGiới thiệu bao quát:- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông .......... .- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.b. Thân bài- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy...
Đọc tiếp

giúp em làm thành bài văn tả dòng sông nhé :

a. Mở bài

Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông .......... .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

b. Thân bài

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

* Buổi sớm
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

* Buổi trưa
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

* Buổi chiều
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

c. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

2
18 tháng 10 2020

Chị nói thật là dàn ý này đủ chi tiết để em tự làm được. Em nên tự viết văn đi chứ lên lớp cao hơn chép trên mạng còn bị thiếu ý chứ nữa là. Văn học vẫn nên được viết bằng ngôn từ của chính mình thì mới khá lên được.

18 tháng 10 2020

Đối với những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương thì sẽ không thể nào không có những kí ức tuyệt đẹp gắn liền với dòng sông. Tôi cũng là một trong số những đứa trẻ như thế. Có lẽ tôi có kỉ niệm với dòng sông nhất đó là cảnh buổi chiều trên sông.

Những buổi chiều hè trên dòng sông quê tôi là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghỉ học rủ nhau ra bờ sông chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven sông, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. Những ngày sông cạn lũ chúng tôi rủ nhau đi bắt trai về nấu. Mò dưới những viên đá lớn là những con trai to bự. Chúng tôi còn kháo nhau chọn ra con nào to nhất con nào sẽ có ngọc.

Rồi có cả những ngày chiều chúng tôi đứa nào đứa đấy rủ nhau ra sông tắm. Lúc ấy dòng sông lại ôm chúng tôi vào lòng hiền hòa che chở như một người mẹ ôm ấp con vào lòng. Nước sông mát rượi trong veo như đã được lọc qua một cái bể lớn nào đó. Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên sông cùng lũ bạn là Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống, những đám mây xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này dòng sông được nhuốm một màu đỏ cam. Chúng tôi thường kháo nhau lúc ấy là dòng sông máu.

Thế rồi chúng tôi cũng chả ai bảo ai chọn cho mình một chỗ để ngồi ngắm dòng sông. Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi làm dòng sông lăn tăn gợn sóng trông thật tuyệt. Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc ca nô đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những chiếc thuyền làm cho dòng sông gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như dòng sông giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc ca nô ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng là lúc những người dân đi mò trai mò ốc mới trở về.

Tiếng mọi người cười nói vui vẻ hỏi han nhau xem hôm nay có thu hoạch được nhiều không khiến cho khung cảnh yên tĩnh bỗng sôi động hẳn lên. Tiếng người nói sôi động một lúc rồi cũng tắt dần vọng ở phía xa kia rồi tắt dần trong im lặng. Những đàn cá lúc này vội vã trở về nhà bơi thật nhanh làm xao động cả một mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp nhất là những đêm trăng sáng. Trăng sáng ngồi tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được những ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc lấp lánh. Gió thổi lồng lộng mát mẻ vô cùng.

Đối với tôi dòng sông là một người bạn dễ thương dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho tôi. Dù có đi đâu xa tôi cũng không thể nào quên được nơi gắn liền với tuổi thơ tôi.

22. Bài văn tả dòng sông quê hương số 21

Quê tôi nằm ngay bên cạnh sông Thương. Con sông hiền hòa đúng như cái tên của nó. Làng quê tôi nghèo và lam lũ nhưng hàng ngàn đời nay nó vẫn yên bình và đặc biệt rất nên thơ. Tôi nhớ, tôi đã từng say sưa suốt cả ngày trên cánh đồng rợp màu xanh của ngô, của lúa. Nhưng có lẽ, đọng lại da diết nhất trong trái tim của tuổi thơ tôi là vẻ đẹp dòng Thương.

Sông Thương không ồn ã như những con sông khác. Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời cùng chú trống choai gõ cửa mọi nhà, tôi lại có thói quen chạy lên bờ đê để ngắm dòng sông đang uốn mình trôi mềm mại. Những gợn nước nhỏ li ti cứ thế đuổi nhau liên tiếp chẳng biết đang đuổi theo những cơn gió nhẹ hay theo những tia nắng mặt trời. Gió từ dưới sông lúc ấy thổi lên mát rượi làm tung mấy lọn tóc mềm nhưng vàng hoe trên cái trán nhỏ xíu của tôi. Cái cảm giác nhỏ ti nhưng ngây ngất ấy, sau này đi xa chỉ cần tưởng tượng lại là tôi đã thấy bồi hồi và xao xuyến lắm rồi!

Dòng sông bừng sáng hẳn khi ông mặt trời rực rỡ lên cao. Lúc ấy dòng sông như được dát một thảm thủy tinh lên bề mặt. Khi còn nhỏ, tôi thường hỏi mẹ về những đóa hoa thủy tinh lung linh nhiều màu sắc ấy. Mẹ nói: "Đó là những bông hoa nắng, trời làm duyên cho non nước xứ mình”. Sau này tôi mới hiểu đó không chỉ là vẻ đẹp của dòng sông quê tôi. Nhưng dù sao đó cũng vẫn là một kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc lắm!

Những hôm trời trong và ánh dương rực vàng như thế, tôi có thể quan sát dọc hai bên bờ của dòng sông. Ở đó, những bờ cỏ um tùm xen lẫn những đám rành rành với những cánh hoa trắng muốt đang khoe mình trên mặt nước trong veo. Cảnh dòng sông lúc ấy khiến tôi và lũ bạn thích thú vô cùng. Sông Thương đã đẹp và quyến rũ nhưng tôi và cả người dân quê tôi nữa còn phải mang ơn dòng sông nhiều lắm. Sông cho tôm, cho cá nuôi bao thế hệ làng tôi khôn lớn rồi đi xa. Sông lại mang phù sa cho cây cối, cho những cánh đồng, những mùa vụ bội thu.

Mỗi mùa nước lũ dâng lên rồi nước rút, dòng Thương lại trải những thảm phù sa trắng đục lên cả cánh đồng rộng lớn ngoài làng. Dòng sông cứ thế âm thầm bồi đắp những ngày mùa no ấm cho cả làng tôi. Với tôi và cả lũ trẻ con trong xóm, dòng sông còn là dấu ấn khó quên của những buổi trưa hè oi ả ngụp lặn mát lạnh trong dòng nước trong veo, hay những đêm trăng cùng nhau hò hét vui đùa với bao trò chơi thú vị. Những hình ảnh đẹp của dòng sông đã làm nên một phần trong trẻo của tuổi thơ tôi.

Dòng sông đã là bạn của bao người, nay lại thủy chung son sắt với tuổi thơ tôi. Vì thế mà chẳng có gì lạ khi nó trở thành một "mảnh hồn làng" trong trái tim của những người dân quê tha thiết như tôi.

Các bộ phận song song là:

  

 


 

mờ ảo đang// lắng dần rồi chìm vào đất=>> vị ngữ

mở rộng cánh//rung rinh dưới nước=> vị ngữ

Buổi sáng//nói đồi//thung lòng// làng bản => chủ ngữ

Bài tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Tiếng việt lớp 5Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:CâuQuan hệ từMối quan hệ được biểu thị1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được.........................................................2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm...
Đọc tiếp

Bài tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Tiếng việt lớp 5

Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:

Câu

Quan hệ từ

Mối quan hệ được biểu thị

1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được.

............................

............................

2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại.

............................

............................

3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ.

............................

............................

4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm.

............................

............................

5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện.

............................

............................

Bài 2. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên.

Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?

a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.

c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.

d. Mây tan và mưa lại tạnh .

đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. .

Bài 4. Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu

a, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

b, Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước.

c, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm:

a) ............nó hát hay ...........nó còn vẽ giỏi .

b) Hoa cúc ...........đẹp ............nó còn là một vị thuốc đông y .

c) Bọn thực dân Pháp ................. không đáp ứng ........... chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước.

d) ......... nhà An nghèo quá ..... nó phải bỏ học.

e) ........... nhà An nghèo ........ nó vẫn cố gắng học giỏi.

g) An bị ốm .... nó rãi nắng cả ngày hôm qua.

h) .......... An không rãi nắng..... nó đã không bị ốm.

Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau vào vở luyện Tiếng Việt rồi phân tích những câu đó:

Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê.

Bài 7. Đặt 2 câu ghép:

a) Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.

b) Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả)

c) Có mối quan hệ tương phản.

d) Có mối quan hệ tăng tiến.

Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 6.

Bài 9. Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi.

Bài 10. Em kể lại một việc làm tốt em đã làm hoặc chứng kiến làm về tình bạn .

2
22 tháng 2 2020

olm.vn/hoi-dap/van-tieng-viet/

5 tháng 4 2020

uyojrorfkforjror

21 tháng 8 2019

nha em co mot hang 

7 tháng 6 2018

bạn ơi, chỗ nào in đậm vậy bạn?

Xin lỗi để mình sửa nội dung

1. a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /Bóng / cha / dài / lênh khênh /Bóng / con / tròn / chắc nịch. /a)    Tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân...
Đọc tiếp

1. a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.

Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /

Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /

Bóng / cha / dài / lênh khênh /

Bóng / con / tròn / chắc nịch. /

a)    Tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân loại.

Từ

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

a) Từ trong khổ thơ

 

 

 

b) Từ tìm thêm

 

 

 

2. Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào ? (Đó là những từ đồng nghĩa, đồng âm hay là một từ nhiều nghĩa ?). Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây :

Ví dụ

Từ đồng nghĩa

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

a) đánh cờ

đánh giặc

đánh trống

 

 

 

b) trong veo

trong vắt

trong xanh

 

 

 

c) thi đậu

xôi đậu

chim đậu trên cành

 

 

 

3. Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) trong bài Cây rơm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 167):

Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.

4. Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau :

a) Có mới nới ..............

b) Xấu gỗ............... nước sơn.

c) Mạnh dùng sức................ dùng mưu.

2
26 tháng 12 2018

1. Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo.

Hai / cha con / bước / đi / trên / cát,/

Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển xanh /

Bóng / cha / dài / lênh khênh /

Bóng / con / tròn / chắc nịch /.

Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ).

Trả lời:

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Từ trong khổ thơ

hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn

cha con, mặt trời, chắc nịch

rực rỡ, lênh khênh

Từ tìm thêm

nhà, cây, hoa, lá, chim, mèo, gà, vịt,…

ngôi sao, mái nhà, mặt trăng

xinh xắn, đu đủ,…

2. Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào?

- Đó là những từ đồng nghĩa.

- Đó là những từ đồng âm.

- Đó là những từ nhiều nghĩa.

a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.

b. trong veo, trong vắt, trong xanh.

c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.

Trả lời:

a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.

- Đó là từ nhiều nghĩa.

b. trong veo, trong vắt, trong xanh.

- Đó là từ đồng nghĩa.

c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành.

- Đó là từ đồng âm.

3. Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ ngữ đồng nghĩa với nó?

Cây rơm

Cây rơm đã cao và tròn móc. Trên cục trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.

Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.

Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.

Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Vì chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.

Phạm Đức

Trả lời:

Từ

Từ đồng nghĩa

tinh ranh

tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma,…

dâng

hiến, tặng, biêý, cho, nộp, cống,…

êm đềm

êm ả, êm ái, êm dịu, êm đềm

 - Không thể thay từ tinh ranh bằng tinh nghịch vì từ tinh nghịch nghiêng về nghĩa nghịch nhiều hơn, không thể hiện rõ sự khôn ranh. Ngược lại cũng không thể thay tinh ranh bằng tinh khôn hoặc khôn ngoan vì tinh khôn và khôn ngoan nghiêng về nghĩa khôn nhiều hơn, không thể hiện rõ sự nghịch ngợm. Các từ đồng nghĩa còn lại cũng không dùng được vì chúng thể hiện ý chê (khôn mà không ngoan)

- Dùng từ dâng là đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã. Không thể thay dâng bằng tặng, biếu: các từ này tuy cùng thể hiện sự trân trọng nhưng không phù hợp vì không ai dùng chính bản thân mình để tặng biếu. Các từ nộp, cho lại thiếu sự tôn trọng. Từ hiến thì lại không được thanh nhã như từ dâng

- Dùng từ êm đềm là đúng nhất vì vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người. Trong khi đó, từ êm ái, êm dịu chỉ nói về cảm giác dễ chịu của cơ thể, từ êm ả chỉ nói về sự yên tĩnh của cảnh vật, còn êm ấm (vừa êm vừa ấm) nghiêng về diễn tả sự yên ổn trong cuộc sống gia đình hay tập thể nhiều hơn.

4. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a. Có mới nới…

b. Xấu gỗ, hơn… nước sơn.

c. Mạnh dùng sức… dùng mưu

Trả lời:

a. Có mới nới cũ.

b. Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn.

c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.


 

26 tháng 12 2018

k nhé

1

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Từ ở trong khổ thơ

Hai, bước, đi, trên, cát, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn

Cha con, mặt trời, chắc nịch

Rực rỡ, lênh khênh

Từ tìm thêm

Nhà, cây, hoa, lá, chim, mèo,  gà, vịt…

Mặt trời, chó sói,  ngôi sao…

Xinh xắn, đu đủ, chuồn chuồn

2

a)   Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống

-Đó là từ nhiều nghĩa

b)Trong veo, trong vắt, trong xanh

- Đó là từ đồng nghĩa

c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành

-Đó là từ đồng âm

3.

Tinh ranh: ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma

Dâng: hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống…

Êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu

Vì những từ đó là những từ đúng nghĩa nhất trong bài văn

4

a)   Có mới nới cũ

b)   Xấu gỗ, hơn(đẹp) nước sơn

c)    Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng...
Đọc tiếp

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

1
26 tháng 12 2018

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Láy âm đầu : không khi , râm ran . 

Láy vần : thung lũng 

Láy cả âm lẫn vần : lành lạnh , phành phạch , lanh lảnh , te te .

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn : dùng tay gẩy nhẹ dây đàn .

đánh tiếng : ko biết

đánh giày : cầm cái bàn chải để quết chất đen lên đôi giày cho nó mới , sáng bóng

đánh cờ : chơi bộ bàn cờ

đánh cá : bắt con vật ở dưới biển gọi chung là cá 

đánh chén : ăn 

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng,/ dòng sông // sáng rực lên.

            Trạng ngữ       /     Chủ ngữ         //      Vị ngữ

b, Khi mẹ về, / cơm nước  // đã xong xuôi.

         Trạng ngữ /    Chủ ngữ     // Vị ngữ

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồn,/ cả nhà//ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

                              Trạng ngữ   / Chủ ngữ      //                              Vị ngữ

d, Buổi sáng, / núi đồi, thung lũng, làng bản //chìm trong biển mây mù.

             Trạng ngữ /                      chủ ngữ                           // Vị ngữ 

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân ,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

Câu cuối ko bt

Hk tốt