K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.

Đáp án cần chọn là: B

13 tháng 5 2019

A nha ban

15 tháng 5 2019

thanks

17 tháng 2 2019

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

- Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đầy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

- Hình ảnh mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Hình ảnh “cơm lên khói”, “mùa em thêm nếp xôi”

“Mùa em”: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nụ cười rạng rỡ, ánh mắt sóng sánh từ tình người miền Tây.

14 tháng 11 2017

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.

Đáp án cần chọn là: C

15 tháng 12 2018

Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng cho những chặng đường hành quân gian khổ.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của miền Tây: những địa danh xa lạ mà gần gũi nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) với các sự vật tiêu biểu của miền Tây: mây, mưa, thác, cọp... con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt của những người lính Tây Tiến.

- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây được mở ra trên chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến, cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày... liên tục xuất hiện trong bài thơ. Đặc biệt những hình ảnh cùng nhịp điệu, thanh điệu trong những cầu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dọc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến càng thể hiện rõ nét hơn bằng những thủ pháp nhân hoá, cường điệu: súng ngửi trời... và:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người...

Với bức tranh thiên nhiên ấy, càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên trên tất cả mọi gian khó, mọi mất mát đau thương của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên ấy càng trở nên hào hùng:

- Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội - Đó là sự chiến thắng thiên nhiên khi các anh đã “chạm” đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

- Có cái gan góc, kiên dũng của những người lính trên nền dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên:

Chiều chiều oai lình thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

- Ngay đến cái chết, sự ra đi của các anh thanh thản, đẹp tuyệt vời

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

- Có sự hài hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

19 tháng 2 2017

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khóa học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai làA. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túngB. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩaC. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túngD. một trật tự thế giới được thiết...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng

B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa

C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng

D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận

Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền

C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám

A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam

B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế

D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”

B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật

B. chậm sửa chữa những sai lầm

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí

D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?

A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.

B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.

C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.

Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)

C. Định ước Henxinki năm 1975

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ

B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.

C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới

B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng

D. công nghệ phần mềm

Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương

4. Kế hoạch Macsan ra đời

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1.2.3.4                                B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1                                D. 1,3,2,4

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

D. tạo ra công cụ sản xuất mới

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ- Đức- Nhật Bản.           B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.

C. Mĩ- Anh – Pháp.     D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.

Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước        

B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan

D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.

A. Anh.                                   B. I-ta-li-a.

C. Đức                                    D. Pháp

Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với

 
0
21 tháng 10 2016

Vẻ đẹp của người lính trong đoạn ba bài Tây Tiến


Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa. Chân dung người lính hiện lên ở khổ thơ thứ 3 có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinh anh dũng. Có thể nói cả bài thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên một nền cảnh khác thường.

Chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Các chi tiết như lấy từ đời sống hiện thực và khúc xạ qua tâm hồn thơ Quang Dũng để rồi sau đó hiện lên trên trang thơ đầy sức hấp dẫn. Dọc theo hành trình, vẻ đẹp hào hùng kiêu dũng cứ lấp lánh dần lên, đến khi ng¬ười lính Tây Tiến đối mặt với dịch bệnh, đối mặt với cái chết thì nó thật chói người, nét nào cũng sắc sảo lạ lùng và đầy lãng mạn:
 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Chữ dùng của Quang Dũng ở đây thật lạ. Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng từ “Đoàn quân” thì ở đây tác giả dùng “Đoàn binh”. Cũng đoàn quân ấy thôi nhưng khi dùng “Đoàn binh” thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xung trận át đi vẻ ốm yếu của bệnh tật. Ba chữ “không mọc tóc” là đảo thế bị động thành chủ động. Không còn đoàn quân bị sốt rét rừng lâm tiều tuỵ đi rụng hết cả tóc. Giọng điệu của câu thơ cứ y như là họ cố tình không mọc tóc vậy. Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy rõ sự bốc tếu rất lính tráng.

Các chi tiết “không mọc tóc, quân xanh màu lá” diễn tả cái gian khổ khác thường của cuộc đời người lính trên một địa bàn hoạt động đặc biệt. Di chứng của những trận sốt rét rừng triền miên là “tóc không mọc” da xanh tái. Nhưng đối lập với ngoại hình tiều tụy ấy là sức mạnh phi thường tự bên trong phát ra từ tư thế “dữ oai hùm”. Với nghệ thuật tương phản chỉ 2 dòng thơ Quang Dũng làm nổi bật vẻ khác thường của đoàn quân Tây Tiến. Họ hiện lên như hình ảnh tráng sĩ trượng phu một thuở qua hai câu tiếp:

 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

“Mắt trừng” biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêu đốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt. Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binh Tây Tiến. ở đây người lính Tây Tiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi, vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Chính từ thực trạng này mà chân dung người lính sinh động chân thực. Thế nhưng vượt lên trên khó khăn thiếu thốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Câu thơ ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ban ngày “Mắt trừng gửi mộng” giấc mộng chinh phu hướng về phía trận mạc như¬ng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lại hướng về phía sau cũng là hướng về phía trước, phía tương lai hẹn ước. Một ngày về trong chiến thắng để nối lại giấc mơ xưa. ý chí thì mãnh liệt, tình cảm thì say đắm. Hai nét đẹp hài hòa trong tính cách của những chàng trai Tây Tiến.
Quang Dũng đã dùng hình ảnh đối lập: một bên là nấm mồ, một bên là ý chí của những người chiến binh:

 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gần lên khúc độc hành.

“Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh. Những nấm mồ rải rác trên đường hành quân, nhưng không thể cản được ý chí quyết ra đi của người lính. Câu thơ sau chính là câu trả lời dứt khoát của những con người đứng cao hơn cái chết:
 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Chính tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đã giúp người lính coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thản bình yên như giấc ngủ quên. Câu thơ vang lên như một lời thề đúng là cái chết của bậc trượng phu:
 
“Áo bào thay chiếu anh về đất”

Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lí tưởng thì anh bộ đội cụ Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng. Hình ảnh “áo bào” làm tăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính. Hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ tái tạo vẻ đẹp của một tráng sĩ và nó làm mờ đi thực tại thiếu thốn gian khổ ở chiến trường. Nó cũng gợi được hào khí của chí trai “thời loạn sẵn sàng chết giữa sa trường lấy da ngựa bọc thây. Chữ “về” nói được thái độ nhẹ nhõm, ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết “Anh về đất” là hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng, người lính Tây Tiến trở về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội. Trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình. Trước những cái chết cao cả ở địa bàn xa xôi hẻo lánh sông Mã là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa.

Mở đầu bài thơ ta gặp ngay hình ảnh sông Mã, con sông ấy gắn liền với lịch sử đoàn quân Tây Tiến. Sông Mã chứng kiến mọi gian khổ, mọi chiến công và giờ đây lại chứng kiến sự hy sinh của người lính. Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi tráng của sông Mã.

 
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Dòng sông Mã là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người tráng sĩ, nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốn hoang sơ. Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ. Câu thơ đề cập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng.
Bốn câu kết:

Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.

 
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

“Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của đời các chiến sĩ.

Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đường hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm hửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
 
 
Câu 6: (5.0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,                                          Quân xanh màu lá dữ oai hùm.                                          Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều...
Đọc tiếp

Câu 6: (5.0 điểm)

 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

                                          Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

                                          Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

                                          Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

                                          Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

                                          Áo bào thay chiếu anh về đất,

                                          Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Bình luận ngắn gọn về nét độc đáo của hình tượng này.

 

0
8 tháng 2 2019

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III.

 

Đáp án cần chọn là: D