Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Biện pháp để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên và ý nghĩa của mỗi biện pháp:
Biện pháp | Ý nghĩa |
Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy. | Giúp vị thành niên chủ động, có quyết định và hành vi đúng về sức khỏe sinh sản. |
Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí. | Giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. |
Không nên quan hệ tình dục. | Tránh mang thai ngoài ý muốn, phá thai, mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật. |
Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp. | Tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. |
Có hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. | Giúp giữ tình bạn trong sáng; giảm nguy cơ bị xâm hại. |
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM HỌNG
TẠI TRƯỜNG HỌC
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp | Tổng số người trong lớp | Số người mắc bệnh viêm họng |
1 | Lớp 8A | 36 | 3 |
2 | Lớp 8B | 35 | 2 |
3 | Lớp 9B | 33 | 4 |
4 | Lớp 7A | 34 | 2 |
5 | Lớp 6C | 32 | 3 |
Tổng | 170 | 14 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh viêm họng
- Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp là: 14/170 = 8,2%.
- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh viêm họng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh viêm họng khá cao, có 14 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh viêm họng
- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.
- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH BỊ TẬT KHÚC XẠ TẠI TRƯỜNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người bị tật khúc xạ |
1 | Lớp 8A | 36 | 15 |
2 | Lớp 8B | 35 | 10 |
3 | Lớp 9B | 33 | 5 |
4 | Lớp 7A | 34 | 13 |
5 | Lớp 6C | 32 | 8 |
Tổng | 170 | 51 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ là: 51/170 = 30%.
- Nhận xét về tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ: Tỉ lệ học sinh trong trường bị tật khúc xạ khá cao, có tới 51 học sinh bị tật trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Trong đó phổ biến nhất là tật cận thị, chiếm tới 70 - 80% số người mắc.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số cách phòng tránh tật khúc xạ:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ vitamin A.
- Thực hiện ngủ nghỉ phù hợp.
- Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục.
- Vệ sinh mắt thường xuyên.
- Nếu đã mắc tật khúc xạ cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì.
Tham khảo!
Gợi ý thông tin điều tra ở địa phương: Điều tra tổng số 100 người.
Tên bệnh | Số lượng người mắc | Biện pháp phòng chống |
Viêm họng | 13/100 | - Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp. - Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm. - Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày. - Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng. - Vệ sinh môi trường sống thường xuyên. - Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng. |
Viêm mũi | 9/100 | - Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,… |
Viêm phổi | 6/100 | - Tiêm phòng. - Tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn,… - Không hút thuốc lá. - Giữ ấm cơ thể vào thời tiết lạnh, giao mùa. - Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;… |
Lao phổi | 2/100 | - Tiêm phòng bệnh lao phổi. - Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao. - Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc đông người;… - Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng. - Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lí, ngủ đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá,… |
Tham khảo!
Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:
- Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.
- Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại.
- Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.
- Tham khảo một số biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân:
+ Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.
+ Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp.
+ Có hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Không nên quan hệ tình dục ở độ tuổi học sinh.
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Tham khảo
1. Học sinh in phiếu điều tra và tiến hành điều tra thực tế để thu thập số liệu.
* Gợi ý kết quả điều tra trong trường học về hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Điều tra tổng số 100 bạn.
2. Dựa trên kết quả điều tra, chọn ra nội dung còn nhiều bạn chưa biết để xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".
• Nguyên nhân gây bệnh AIDS:
- Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
- HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:
+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).
+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.
• Triệu chứng bệnh AIDS:
• Biện pháp phòng chống AIDS:
- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…
- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…
- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.