K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử".

bảo vệ di tích lịch sử

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Em đang sinh sống ở Hà Nội, có  di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với mục đích giam giữ tù nhân và những tội phạm chính trị. Nhà tù Hỏa Lò có diện tích lên đến 12.000 m², nơi đây chính là một trong những nhà tù lớn và kiên cố nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ.

Sự kiện lịch sử quan trọng đó là vào tháng 3/1945, hàng trăm chiến sỹ cộng sản đã nắm bắt và lợi dụng thời cơ,  gần trăm tù chính trị "thăng thiên" qua tường thoát ra ngoài, trên 100 tù chính trị đã vượt ngục theo đường cống ngầm. Những ngày sau đó, lính Nhật có nới lỏng hơn, cho người nhà đến thăm tù nhân khá đông, kẻ ra người vào thăm nuôi khá lộn xộn. Lợi dụng tình hình này, tổ chức đã bí mật tuồn những bộ quần áo thường, cho anh chị em tù chính trị cải trang, trà trộn với đoàn người vào thăm nuôi, trốn thoát ra ngoài bằng đường cổng chính. Sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò, các chiến sỹ cộng sản nhanh chóng trở về các địa phương, khẩn trương tổ chức chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945.

1 tháng 5 2024

di tích ăn ba tô cơm

 

20 tháng 2 2022

tk

Cổng thông tin điện tử Thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh

20 tháng 2 2022

viết bài văn tả di tích lịch sử Bùi Cầm Hổ

 

15 tháng 8 2023

Giới thiệu đền Hai Bà Trưng

- Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

- Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng uyển hồ). Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

- Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm.

- Những cột lim tròn, các dầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có.

=> Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

- Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

- Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 (ngày 26/7/1783) cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 (25/7/1924), bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

* Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Tham khảo

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

 

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

4 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

2. Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.

3.

+ Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

+ Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

1/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

          “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.

2/ Việc biên soạn như hình 2 giúp làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả.

3/ Học lịch sử giúp:

Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1: Lịch sử là gì?Lịch sử là những gì đang diễn ra.Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.Lịch sử là những gì chưa diễn ra.Lịch sử là những gì đã và đang diễn ra.Câu 2: Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng.A. Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.B. Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc , biết được...
Đọc tiếp

Câu 1: Lịch sử là gì?

Lịch sử là những gì đang diễn ra.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Lịch sử là những gì chưa diễn ra.
Lịch sử là những gì đã và đang diễn ra.
Câu 2: Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng.

A. Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.

B. Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc , biết được công lao sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.

C. Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.

D. Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua.

Câu 3: Truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật

B. Tư liệu lịch sử

C. Tư liệu chữ viết

D. Tư liệu truyền miệng

Câu 4: Tư liệu hiện vật gồm có:  (Links to an external site.)Links to an external site.

A. những câu truyện cổ.

B. các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí.

C. những công trình, di tích, đồ vật.

D. truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.

Câu 5: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc loại tư liệu nào?

A. Tư liệu lịch sử

B.  Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu chữ viết

Câu 6: Cách tính thời gian theo âm lịch là:

A. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất

B. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời

C. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất

D. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng

Câu 7: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của:

A. âm lịch

B. dương lịch

C. bát quái lịch

D. ngũ hành lịch

Câu 8: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A.Từ năm 0 Công lịch                

B. Trước năm 0 Công lịch

C. Trước năm 1 Công lịch

D. Sau năm 1 Công lịch

Câu 9: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

A. 10 năm                                    

B. 100 năm

C. 1000 năm   

 D. 10 000 năm   

Câu 10: Năm 2021 thuộc thế kỉ và thiên niên kỉ mấy?

A.Thế kỉ 20, thiên niên kỉ 2

B.Thế kỉ 22, thiên niên kỉ 3

C.Thế kỉ 21, thiên niên kỉ 2

D.Thế kỉ 21, thiên niên kỉ 3                 

Câu 11: Vượn người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm cách ngày nay.

B. Khoảng từ 5 triệu đến 4 triệu năm cách ngày nay.

3
29 tháng 10 2021

Câu 1: Lịch sử là gì?

Lịch sử là những gì đang diễn ra.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Lịch sử là những gì chưa diễn ra.
Lịch sử là những gì đã và đang diễn ra.
Câu 2: Khoanh tròn vào câu mà em cho là không đúng.

A. Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.

B. Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc , biết được công lao sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.

C. Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.

D. Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua.

Câu 3: Truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật

B. Tư liệu lịch sử

C. Tư liệu chữ viết

D. Tư liệu truyền miệng(truyền miệng hay truyền thuyết?)

Câu 4: Tư liệu hiện vật gồm có: 

A. những câu truyện cổ.

B. các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí.

C. những công trình, di tích, đồ vật.

D. truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.

Câu 5: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc loại tư liệu nào?

A. Tư liệu lịch sử

B.  Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu chữ viết

Câu 6: Cách tính thời gian theo âm lịch là:

A. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất

B. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời

C. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất

D. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng

Câu 7: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của:

A. âm lịch

B. dương lịch

C. bát quái lịch

D. ngũ hành lịch

Câu 8: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A.Từ năm 0 Công lịch                

B. Trước năm 0 Công lịch

C. Trước năm 1 Công lịch

D. Sau năm 1 Công lịch

Câu 9: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

A. 10 năm                                    

B. 100 năm

C. 1000 năm   

 D. 10 000 năm   

Câu 10: Năm 2021 thuộc thế kỉ và thiên niên kỉ mấy?

A.Thế kỉ 20, thiên niên kỉ 2

B.Thế kỉ 22, thiên niên kỉ 3

C.Thế kỉ 21, thiên niên kỉ 2

D.Thế kỉ 21, thiên niên kỉ 3                 

Câu 11: Vượn người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?(vượn người xuất hiện cách đây khoảng 3-4 triệu năm,thiếu đáp án?)

A. Khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm cách ngày nay.

B. Khoảng từ 5 triệu đến 4 triệu năm cách ngày nay.

27 tháng 10 2021

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ